"Đại án" Huyền Như: VietinBank hoàn toàn trong sáng
Luật sư Trần Viết Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội và Luật sư Trần Văn Đức - Giám đốc Công ty Luật Trường Sa đều nhận định trùng với quan điểm của Viện KSND, “VietinBank không phải bị hại, không thiệt hại trong vụ án này là đúng".
VietinBank giờ đây đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới |
Là người theo sát diễn biến thông tin các phiên xét xử “đại án” Huyền Như trong những ngày qua, Luật sư Trần Viết Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội và Luật sư Trần Văn Đức – Giám đốc Công ty Luật Trường Sa đều nhận định trùng với quan điểm của Viện KSND, “VietinBank không phải bị hại, không thiệt hại trong vụ án này là đúng, 15 đơn vị và cá nhân bị thiệt hại trong vụ án này là do hành vi trái pháp luật của bị cáo Huyền Như gây ra chứ không phải do sự lỏng lẻo thiếu thanh tra, kiểm soát của VietinBank”, điều này cho thấy Vietinbank hoàn toàn trong sáng.
Chuyện lạ: Bị cá nhân Huyền Như lừa đảo lại đi tìm VietinBank đòi nợ !
Ông Lê Ngọc Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư&Tư vấn 5A nhận định, nếu các quan tòa xét xử không công minh, không nhìn nhận khách quan thì có lẽ các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ “khiếp sợ” không dám làm ăn kinh doanh. Bởi qua theo dõi diễn biến vụ án, Luật sư Nguyễn Thị Bắc, người bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã khẳng định rất rõ “Vì muốn có tiền bằng mọi cách để trả nợ những khoản vay lãi suất cao mà cá nhân Huyền Như đã đánh vào lòng tham của các ngân hàng, công ty và các cá nhân để đưa họ vào cái bẫy "siêu lãi suất" nhằm chiếm đoạt tiền của những đơn vị này. Bị cáo Huyền Như đã giả danh, lợi dụng danh nghĩa của Vietinbank và dùng các thủ đoạn gian dối làm con dấu, chữ ký giả cũng như những sơ hở, sai phạm của các tổ chức, cá nhân này để lừa số tiền khổng lồ. Từ đó, vị luật sư cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đúng người đúng tội. Các tổ chức, cá nhân bị Như lừa có quyền đòi bị cáo phải bồi thường”, chính vì vậy, theo Ông Dũng không có chuyện các đơn vị, cá nhân vì cả tin cá nhân Huyền Như nên đã bị lừa, bây giờ không bấu víu được vào đâu lại định đổ tội bắt VietinBank trả nợ thì đúng là chuyện không tưởng, số tiền hơn 4000 tỷ đồng chứ đâu phải là giấy, Ông Dũng bình luận.
Sáng 20.1 vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM giữ quyền công tố tại tòa cho rằng: “VietinBank không phải bị hại, không thiệt hại trong vụ án này là đúng”. Viện KSND cho rằng 15 đơn vị và cá nhân bị thiệt hại trong vụ án này là do hành vi trái pháp luật của bị cáo Huyền Như gây ra chứ không phải do sự lỏng lẻo thiếu thanh tra, kiểm soát của VietinBank.
Viện KSND cho biết, đã xác định bị cáo Huyền Như là người đã lừa đảo chiếm đoạt của 15 đơn vị và cá nhân tổng số tiền gần 4.000 tỉ đồng, buộc bị cáo Huyền Như bồi thường thiệt hại cho các đơn vị và cá nhân là đúng. Vì vậy 15 đơn vị, cá nhân không yêu cầu bị cáo Huyền Như bồi thường mà yêu cầu VietinBank bồi thường là không có căn cứ, không chấp nhận.
Đại diện Viện KSND đã bảo vệ rõ quan điểm VietinBank không phải bồi thường, “Hợp đồng thật, con dấu thật, chữ ký thật, là đúng. Thật với ACB, nhưng giả với VietinBank. Vì VietinBank không đưa ra mức lãi suất vượt trần, lãi suất ngoài hợp đồng…” (!?)”.
Khi luật sư ACB đưa ra đòi hỏi vô lý, vị đại diện Viện KSND chỉ rõ, “Giao dịch bất hợp pháp, ACB đã phó thác toàn bộ số tiền của mình cho Huyền Như, để cho Như có quyền tách số tiền chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn, mà người gửi tiền phải có trách nhiệm thủ tục gửi tiền nhận. Các nhân viên ACB thực hiện tự nguyện giao cho Huyền Như”.
Viện KSND còn nhắc nhở “lỗi” nhận định của luật sư Lưu Văn Tám khi cho rằng Huyền Như phạm tội tham ô, vị đại diện Viện KSND nhấn mạnh: “Luật sư đã nhầm lẫn. Xét về hành vi, khách quan là bị cáo Như chiếm đoạt tiền của ACB chứ không phải chiếm đoạt của VietinBank, vì ACB đi theo con đường ý đồ của bị cáo Như. ACB đã mất quyền kiểm soát với số tiền của mình. Chúng tôi phủ nhận quan điểm của luật sư Lưu Văn Tám về hành vi tham ô của Như”.
Xác định lại hậu quả do bị cáo Huyền Như gây ra, Viện KSND cũng cho rằng không cần thiết, bởi lẽ kết luận điều tra, cáo trạng của Viện KSND và sự luận tội của Viện KSND đã chỉ ra hành vi lừa đảo của bị cáo Huyền Như đã gây ra thiệt hại cho 15 đơn vị và cá nhân số tiền gần 4.000 tỉ đồng, còn việc số tiền này sử dụng như thế nào đã được kết luận điều tra cũng như cáo trạng và luận tội chỉ rõ là Huyền Như lấy tiền người sau mang trả cho người trước, những người cho vay lãi nặng.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân khẳng định, việc truy tố Huyền Như về các tội như cáo trạng cũng như Vietinbank không có trách nhiệm trả nợ cho các nguyên đơn dân sự, bị hại là có căn cứ và đúng pháp luật.
Khách hàng luôn tin tưởng VietinBank
Ông Nguyễn Tiến Dũng, TGĐ Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Vượng Phát – chủ sở hữu xe cứu hộ 365365, một khách hàng lâu năm của VietinBank nhận định, VietinBank là một thương hiệu ngân hàng rất lớn, trong vụ việc Huyền Như – đây là vụ án xét xử một cá nhân đi lừa đảo gây bức xúc trong dư luận, chính vì bị cáo Huyền Như đã từng có thời gian cộng tác với Vietinbank nên được báo chí, dư luận quan tâm đưa thông tin nhiều, nhưng theo nhận định của tôi thì có những thông tin chưa chính xác, điều này dẫn đến việc vẫn còn có luồng dư luận chưa hiểu hết, hiểu chưa đúng về vụ việc, làm ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu VietinBank. Nhưng Ông Dũng khẳng định “Công ty và cá nhân đã dùng dịch vụ của ngân hàng VietinBank, chúng tôi vẫn luôn tin tưởng sử dụng dịch vụ của VietinBank"
Một điều đáng mừng những ngày giáp Tết, Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 21.1 đã có bài phân tích rất thấu đáo về những kết quả VietinBank một năm qua, điều này giúp khách hàng ngày càng tin tưởng hơn về sự lãnh đạo của tập thể lãnh đạo VietinBank, cũng như uy tín thương hiệu của VietinBank, ngân hàng có nhiều cái nhất ở Việt Nam.
VietinBank tiếp tục năm thứ hai liên tiếp là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong Tốp 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo bình chọn và xếp hạng của Tạp chí Forbes của Hoa Kỳ, tăng gần 200 bậc so với năm 2012; Tốp 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới; Tốp 10 ngân hàng thế giới có giá trị thương hiệu tăng cao nhất đạt 271 triệu USD, tăng 106 bậc so với năm 2012 theo công bố của Tạp chí The Banker; Giải kép Tốp 10 Sao Vàng Đất Việt; Tốp 10 doanh nghiệp tiêu biểu về trách nhiệm xã hội; Tốp 10 thương hiệu mạnh Việt Nam; giải Nhất của Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương; là tập thể xuất sắc điển hình, đại diện duy nhất ngành ngân hàng được vinh danh trong chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ X; Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2013…
Bài báo đã viết “Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500-Tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 vừa diễn ra tại Hà Nội cho thấy. Với xếp hạng thứ 14, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) tiếp tục trong nhiều năm nằm ở nhóm 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là đơn vị dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng doanh thu. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, VietinBank vẫn giữ vững đà tăng trưởng an toàn, hiệu quả và sở hữu một loạt “cái nhất” ấn tượng.Toàn hệ thống VietinBank đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực quốc tế, đồng thời giữ vững và phát huy vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước lớn, trụ cột của ngành ngân hàng... Không chỉ vậy, điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của hơn 20.000 người lao động được quan tâm và giữ vững, quyền lợi của cổ đông được bảo đảm.Với việc thực hiện thành công tăng vốn điều lệ lên trên 37.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 55.000 tỷ đồng, VietinBank đã trở thành ngân hàng có quy mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 2013, ngân hàng The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd. (BTMU) đã chính thức trở thành cổ đông lớn, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thứ hai tại VietinBank sau IFC. Sự kiện này là một dấu mốc quan trọng, góp phần nâng cao uy tín, vị thế, sức mạnh hỗ trợ tích cực VietinBank hội nhập quốc tế”.
Nói về nhiệm vụ an sinh xã hội của ngân hàng, Báo Quân đội nhân dân bình luận “Tiến sĩ Phạm Huy Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank khẳng định: Ngân hàng đã đạt được những thành công trong nhiều lĩnh vực, có thể minh chứng cụ thể bằng những con số và một loạt vị trí dẫn đầu. Tính đến hết năm 2013, tổng tài sản của VietinBank tăng trưởng 14,4% so với đầu năm, đạt 107,7% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 7.750 tỷ đồng, đạt 103,3% kế hoạch; tổng nguồn vốn huy động tăng 11% so với năm 2012; tổng đầu tư, cho vay nền kinh tế tăng 14,7% so với năm 2012, nợ xấu giảm mạnh ở mức 0,81%. Các chỉ số ROA và ROE đạt tương ứng là 1,45% và 13,9%. Cũng trong năm qua, VietinBank đã nộp ngân sách hơn 4000 tỷ đồng và lần thứ 4 liên tiếp nằm trong Tốp 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng đầu khối các ngân hàng thương mại".
Thành tích của VietinBank trong năm qua đã tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Tập thể Lãnh đạo VietinBank, trong đó có dấu ấn cá nhân của Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT. Vụ việc Huyền Như là một cá nhân đi lừa đảo chứ không liên quan gì đến VietinBank, báo chí và dư luận nên hiểu cho đúng bản chất của sự việc, đừng để "trâu lấm vấy bùn" như người xưa đã nói, làm ảnh hưởng tới một đơn vị Anh hùng Lao động đã được Đảng, Nhà nước trao tặng.
Theo Thái Bình/Tinnhanh.vn