Thị trường xuất khẩu gạo những tháng cuối năm
Theo số liệu thống kê, tính riêng tháng 10, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường ước đạt 550 nghìn tấn, tương đương với 300 triệu USD, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2011 đạt 6,5 triệu tấn, tương đương với 3,3 tỷ USD, tăng 11,6% về lượng và 20,3% về giá trị. Trong các thị trường, Indonesia tiếp tục giữ vững vị trí là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với mức tăng gấp 3,4% về lượng , tăng 2,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường nhập khẩu lớn mặt hàng gạo của Việt Nam, với thông tin chưa chính thức về việc ngưng cung cấp gạo cho Indonesia của đối tác Thái Lan do thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, dự kiến đây vẫn tiếp tục là thị trường lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể khai thác. Ngoài ra, các thị trường khác như Xê nê gan tăng 409,96%; Trung Quốc tăng 226,93% so với 9 tháng năm 2010. Thị trường gạo những tháng cuối năm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi nhu cầu gạo chưa ổn định và thị trường tiêu thụ gạo thì có nhiều thay đổi khó dự đoán. Một số thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như Indonesia, Bagladesh, Cuba và Philippines đã từng đứng đầu danh sách mua gạo Việt nam trong những tháng đầu năm cũng có những dấu hiệu chững lại ở tháng giữa và cuối năm. Việt Nam có nguồn cung gạo lớn, chất lượng tốt. Tuy nhiên, so với các nhà xuất khẩu gạo khác thì giá gạo Việt Nam có cao hơn, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh tại những thị trường truyền thống trước kia. Để đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phương án mua tạm trữ, đề phòng giá gạo có thể giảm ngoài dự kiến, đồng thời hướng đến những thị trường mới để giảm cạnh trạnh, tăng sức mua như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Senegal, Togo, Guinea, Ghana,… Theo Vinanet
Từ đầu năm đến nay, phần lớn gạo Việt Nam được xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại, các hợp đồng gạo tập trung đang có xu hướng giảm và chững lại trong những tháng giữa và cuối năm.