Giới thiệu
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty giấy Việt
Công ty giấy Bãi Bằng là nơi sản xuất giấy in, giấy viết lớn nhất của cả nước được chính phủ Thuỵ Điển giúp đỡ, xây dựng từ năm 1974 và khánh thành vào ngày 26/11/1982. Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy là 55.000 tấn giấy/năm. Trong giai đoạn sản xuất theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sản xuất của nhà máy chỉ đạt 55% công suất thiết kế. Từ khi Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý, nhà máy đã tùng bước vượt qua khó khăn, có những bước phát triển mới, khẳng định mình. Kết quả sản xuất kinh doanh không những chỉ đạt mà còn vượt công suất thiết kế.
Năm 2003, nhà máy đã tiến hành đầu tư mở rộng giai đoạn I, nâng công suất lên 100.000 tấn giấy/năm. Ngay năm đầu tiên sau khi mở rộng nàh máy sản xuất được 85% công suất thiết kế và các năm tiếp theo đều sản xuất đạt và vượt 15% công suất thiết kế ( năm 2008 nhà máy đã sản xuất được 115.000 tấn giấy, vượt 15% công suất thết kế ). Sản phẩm giấy của nhà máy giữ vai trò chủ đạo trong ngành giấy hiện nay ở Việt
Sau khi tổ chức lại mô hình công ty mẹ - công ty con, Tổng công ty giấy Việt Nam có 10 phòng ban; 6 đơn vị hạch toán báo sỏ; 5 đơn vị hạch toán độc lập ( trong đó có hai viện, một trường cao đẳng ); 25 đơn vị hạch toán phụ thuộc ( trong đó có 16 công ty lâm nghiệp ); 1 công ty con; 9 công ty liên kết với tổng số cán bộ CNVC gần 10.000 người.
Nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty giấy Việt Nam là trồng rừng nguyên liệu giấy; chế biến gỗ, sản xuất bột giấy, giấy các loại; sản xuất hoá chất, điện, văn phòng phẩm, xuất, nhập khẩu các loại phụ tùng, thiết bị máy móc, vật tư ngành giấy, kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn và tham mưu cho chính phủ về quy hoạch phát triển ngành giấy Việt Nam.
Hiện nay, quy hoạch vùng nguyên liệu cho ngành giấy Việt Nam trảỉ rộng trên địa bàn các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Son La, Thanh Hoá, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai. Hằng năm, Tổng công ty trồng được từ 7.000 ha đến 10.000 ha rừng. Tỏng công ty đang có kế hoạch mở rộng địa bàn trồng cây nguyên liệu giấy sang các tỉnh Hoà Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn nhằm đảm bảo an toàn vùng nguyên liệu trong tương lai cho các dự án đầu tư mở rộng của Tổng công ty.
Hiện nay, Tổng công ty giấy Việt
- Dự án xâu dựng nhà máy sản xuất Bột giấy có công suất 25.000 tấn/năm tại Bãi Bằng với với tổng mức đầu tư là 8.600 tỷ đồng.
- Dự án nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hoá có công suất 100.000 tấn bột giấy/năm, và 100.000 tấn giấy in, giấy viết, giấy in báo/nâm với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 840 tỷ đồng, giai đoạn II là 1.200 tỷ.
- Dự án đầu tư sản xuất giấy in báo tại Bãi Bằng với công suất 50.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 428 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất Bột giấy công suất 250.000 tấn/năm tại Bãi Bằng với tổng mức đầu tư là 3.700 tỷ đồng.
- Dự án phát triển vùng nguyên liệu Thanh Hoá với tổng mức đầu tư là 1.387 tỷ đồng.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD cảu Tổng công ty, Đảng uỷ, HĐQT, Ban Tổng giám đốc đã tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương, và tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ và các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp.
Tổng công ty đã khắc phục khó khăn, tiết kiệm chi phí, kiểm chế lạm phát, cam kết giữ ổn định giá giấy, đảm bảo không sốt giấy vào năm học; cung cấp đủ giấy cho thị trường.
Song song cùng với việc lãnh đạo thực hiện các giải pháp về quản lý kinh tế, nâng cao sản lượng, chát lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, đóng; lãnh đạo Tổng công ty Giấy Việt Nam còn đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần cho CBCNV, làm tốt công tác từ thiện nhân đạo, xoá đói giảm nghèo,xây dựng nhà tình nghĩa, thăm hỏi, động viên đồng bào ở vùng bị thiên tai, bão lụt, các gia đình thương, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
Tổng công ty giấy Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chươn độc lập hạng Nhì, Công ty giấy Bãi Bằng trước đây đã được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu "đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới".