.
.

Chuyển đổi số góp phần đưa Cảng Đà Nẵng trở thành cảng biển hiện đại nhất Việt Nam

Thứ Ba, 15/11/2022|10:49

Ngày 27/10 vừa qua, tại Lễ tổng kết, trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), Phần mềm Cảng điện tử ePort và cổng container tự động (AutoGate) của nhóm tác giả Lưu Văn Dũng và cộng sự Công ty CP Cảng Đà Nẵng đã vinh dự nhận giải Ba giải thưởng VIFOTEC năm 2021. Trước đó, tháng 5/2022, phần mềm này cũng đã được Ban tổ chức trao giải nhất tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Đà Nẵng lần thứ 16.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ.

Giải thưởng VIFOTEC do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức thường niên. Giải thưởng nhằm tôn vinh các nhà khoa học với những công trình có giá trị khoa học, kinh tế – xã hội lớn đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam. Giải thưởng đã khuyến khích việc tìm tòi, sáng tạo để giải quyết những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam. Trong 27 năm qua đã có gần 3.000 công trình tham dự giải và gần 1.000 công trình đạt giải thưởng.

Phát biểu tại Lễ trao giải, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ: “Truyền thống rất đỗi tự hào của 30 năm xây dựng và phát triển sẽ là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh để Quỹ VIFOTEC hoạt động, phát triển đúng như 8 chữ vàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tặng Quỹ “Khoa học – Công tâm – Liêm khiết – Hiệu quả” với mong muốn: “Giải thưởng VIFOTEC phải là giải thưởng Nobel của Việt Nam, trao cho các nhà khoa học có những đề tài xuất sắc phục vụ dân sinh, quốc phòng, an ninh của đất nước; trao cho các giải pháp về kỹ thuật, các giải pháp về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý đất nước. Tôi tin tưởng rằng, Quỹ VIFOTEC sẽ tiếp tục đặt nền móng cho những đam mê nghiên cứu khoa học công nghệ trong mọi tầng lớp nhân dân, khơi dậy sự say mê sáng tạo đối với thế hệ trẻ trên cả nước, giúp các em trở thành những chủ nhân, nhà sáng chế trong tương lai, đóng góp quan trọng để xây dựng đất nước phồn vinh và phát triển”.

Phần mềm cảng điện tử ePort và cổng container thông minh smartgate  vừa đạt giải Ba đã được cảng Đà Nẵng đưa vào vận hành chính thức từ tháng 10 năm 2021. Đây cũng là cổng container thông minh smartgate đầu tiên được áp dụng tại các cảng Việt Nam, nhằm tạo thuận lợi cho cả lái xe, chủ hàng và hãng tàu.

Công ty CP cổ phần Cảng Đà Nẵng đã_vinh dự nhận giải Ba Giải thưởng Sáng tạo_Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm_2021
Công ty CP cổ phần Cảng Đà Nẵng đã vinh dự nhận giải Ba Giải thưởng Sáng tạo_Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2021.

Đây là phần mềm giúp điều xe container ra vào cảng qua ứng dụng trên điện thoại thông minh áp dụng nhiều giải pháp công nghệ như: nhận dạng mã container bằng thuật toán ACCR kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI; nhận diện biển số xe đầu kéo/rơ mooc; điều khiển đóng mở barrie, đọc chỉ số đầu cân điện tử; dùng robot thực hiện lệnh; gửi thông tin qua app điện thoại của lái xe. Khách hàng có thể làm thủ tục tại bất cứ đâu có kết nối internet, rút ngắn thời gian giao nhận hàng, tiết kiệm chi phí trong in ấn, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tất cả các thông tin điều được số hóa.

Phần mềm cổng_container tự động (AutoGate).
Phần mềm cổng container tự động (AutoGate).

Việc đưa vào vận hành ePort và cổng container tự động đã tạo bước đột phá với việc giải quyết hiệu quả 3 mục tiêu: Không tiếp xúc; không giấy tờ; không dùng tiền mặt và tạo ra trải nghiệm mới, thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng có thể làm các thủ tục giao nhận hàng tại bất kỳ đâu có mạng internet cho tất cả các thủ tục với hãng tàu, công ty logistics, ngân hàng…, nhờ đó giảm đáng kể thời gian, chi phí về in ấn, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, nhân công, phương tiện thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Đối với hãng tàu, công ty giao nhận, ePort đã giúp đơn giản hóa quá trình giao nhận chứng từ, giúp giảm thời gian giao nhận hàng thông qua việc truyền dữ liệu tự động từ máy chủ hãng tàu và máy chủ của Cảng, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, bảo mật dữ liệu, qua đó tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí điều hành sản xuất.

Hiện có trên 95% khách hàng sử dụng, giúp kết nối toàn bộ hãng tàu truyền lệnh giao hàng điện tử eDO, thanh toán hầu hết các dịch vụ giao nhận container qua cổng thanh toán điện tử mà không sử dụng tiền mặt. ePort thực sự đã trở thành Cảng biển trực tuyến – mọi lúc – mọi nơi – hiệu quả – nhanh chóng, là giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số tại Cảng Đà Nẵng. Phần mềm Cảng điện tử ePort đã mang lại hiệu quả rất lớn trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 do nhân viên hãng tàu không cần tiếp xúc với khách hàng, khách hàng không tiếp xúc với nhân viên Cảng và Hải quan. Xe vận tải vào Cảng để giao nhận container tại cổng tự động không tiếp xúc với nhân viên Cảng…

Trong những năm tiếp_theo, Cảng Đà Nẵng sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng_cho CNTT, hạ tầng kho bãi, phương tiện thiết bị_trong thời gian tới nhằm thực thi chiến lược chuyển đổi số đã xây dựng có hiệu quả.
Cảng Đà Nẵng sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT, hạ tầng kho bãi, phương tiện thiết bị trong thời gian tới nhằm thực thi chiến lược chuyển đổi số đã xây dựng có hiệu quả.

Cũng trong năm 2021, toàn Cảng Đà Nẵng đã có tất cả 49 sáng kiến tại nhiều lĩnh vực, nhiều bộ phận với giá trị làm lợi hơn 12 tỷ đồng. Giải thưởng VIFOTEC lần này sẽ thúc đẩy Cảng Đà Nẵng tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho CNTT, hạ tầng kho bãi, phương tiện thiết bị trong thời gian tới nhằm thực thi chiến lược chuyển đổi số đã xây dựng có hiệu quả và tiếp tục giữ vững ngôi đầu là cảng container số 1 miền Trung và sớm trở thành cảng xanh, cảng thông minh, xứng đáng là cảng cửa ngõ đưa hàng hóa khu vực miền Trung ra thế giới.

Thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số tại các doanh nghiệp với giải pháp tổng thể, định hướng mục tiêu duy nhất “Lấy khách hàng làm trung tâm” trên nền tảng không gian số, một hạ tầng – một cơ sở dữ liệu. Đảm bảo khách hàng có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” trên không gian số. Trong đó tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng bằng áp dụng nhiều giải pháp công nghệ và phần mềm vào thực tế sản xuất. Các dự án phần mềm, hạ tầng CNTT và hạ tầng kỹ thuật, phương tiện thiết bị đã được đầu tư đưa vào hoạt động đều hướng đến khách hàng, đưa chất lượng dịch vụ sao cho tốt nhất cho khách hàng.

Đến nay, phong trào đổi mới sáng tạo đã lan tỏa mạnh mẽ tới từng doanh nghiệp và cán bộ nhân viên trong toàn Tổng công ty, nhóm tác giả Lưu Văn Dũng và cộng sự đạt giải là những cán bộ, kỹ sư đã luôn phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, cải tiến liên tục, ứng dụng vào sản xuất, với mong muốn tạo ra được nhiều giải pháp hữu ích, sản phẩm công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất cho Tổng công ty và ngành Hàng hải Việt Nam.

VIMC

 

.
.
.
.