.
.

Bài dự thi giải Búa liềm vàng lần thứ V - năm 2020:

Thành công từ việc thực hiện tốt công tác "dân vận của dân vận"

Thứ Bảy, 21/11/2020|19:24

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở vào giai đoạn cam go, quyết liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật, số 120, ra ngày 15/10/1949 với bút danh X.Y.Z. Bài báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện xuyên suốt tư tưởng “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, là cẩm nang của công tác dân vận, chỉ dẫn đầy đủ, sâu sắc về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp công tác dân vận đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức chính quyền và các tổ chức đoàn thể trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận”, theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị khóa VIII đã quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là “Ngày Dân vận của cả nước” để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận.

"Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận chính là: “Lực lượng của dân rất to lớn. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối và đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2016-2020.
Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối và đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao Bằng khen cho các tập thể trong Đảng bộ Khối có thành tích tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, đã có nhiều nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về tăng cường công tác dân vận được ban hành. Ngay sau khi Ban Dân vận Trung ương ban hành Kế hoạch số 70-KH/BDVTW, ngày 26/02/2009 về tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Ban Thường vụ  Đảng ủy Khối đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt mục đích, ý nghĩa, nội dung và yêu cầu của phong trào thi đua “Dân vận khéo”, triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, Hướng dẫn của Trung ương về công tác dân vận trong toàn Đảng bộ Khối. Đảng ủy Khối đã xây dựng Kế hoạch số 01-KH/ĐUK ngày 19/3/2009 phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo”; ban hành 60 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện phong trào “Dân vận khéo”.

Bên cạnh đó, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã chú trọng chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, làm cho quyền làm chủ của người lao động ngày càng được phát huy, tôn trọng; tăng cường công tác vận động người lao động tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới, bảo vệ an ninh Tổ quốc... góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội. Ngoài ra, chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc triển khai nghiêm túc có hiệu quả việc sơ kết, tổng kết 11 nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương, của Đảng ủy Khối về công tác dân vận.

Cùng với việc duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong Khối luôn quan tâm chăm lo đời sống của người lao động. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cán bộ, công nhân viên, người lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nhân dịp Tết đến xuân về (năm 2019).

Cùng với việc duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong Khối luôn quan tâm chăm lo đời sống của người lao động. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cán bộ, công nhân viên, người lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nhân dịp Tết đến xuân về (năm 2019).

Phong trào “Dân vận khéo” và việc xây dựng mô hình “Dân vận khéo” kết hợp với nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối được triển khai cụ thể, thiết thực, phù hợp điều kiện thực tế ở các đơn vị đã góp phần từng bước tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, bức xúc của người lao động. Việc chỉ đạo đăng ký các mô hình “Dân vận khéo” gắn với đấu tranh phòng, chống lãng phí, quan liêu, tham ô, tham nhũng và thực hành tiết kiệm góp phần thiết thực vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Thông qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người lao động về vị trí, vai trò của công tác dân vận trong tình hình mới; xác định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn thể, của cán bộ, đảng viên, người lao động; từ phong trào dân vận khéo ở các cấp ủy đảng, trong cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội đã xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa lãnh đạo với người lao động; ổn định việc làm, thu nhập và thực hiện tốt chính sách xã hội với người lao động; không có hiện tượng đình công, lãn công; giữ vững vai trò nòng cốt, định hướng phát triển nền kinh tế của các doanh nghiệp trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò của khoa học và kỹ thuật đối với sự nghiệp xây dựng CNXH là hết sức quan trọng. Coi khoa học, kỹ thuật là một lực lượng sản xuất, Người viết: "Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Nǎng suất lao động còn thấp kém... Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó... Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao nǎng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi". Thấm nhuần lời dạy của Bác, tại hầu khắp các doanh nghiệp trong Đảng bộ Khối DNTW, phong trào thi đua lao động sáng tạo được phát động, hưởng ứng rộng khắp, mạnh mẽ, với nhiều sáng kiến, cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật được triển khai, nhân rộng tại các đơn vị.

Từ các phong trào thi đua, trong toàn Đảng bộ Khối có trên 54.000 công trình, sáng kiến, giải pháp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ trong sản xuất - kinh doanh, dịch vụ trị giá trên 600 nghìn tỷ đồng, tiết kiệm, làm lợi cho doanh nghiệp, đơn vị hàng nghìn tỷ đồng. 

Tiêu biểu như Tập đoàn Cao su có 1.126 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi gần 50 tỷ đồng. Trong đó phải kể đến sáng kiến, giải pháp đem lại hiệu quả cao về “phát triển các dự án khai thác gỗ cao su từ vườn cây thanh lý” của đồng chí Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. 

Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị nhiều mặt. Ngoài việc khai thác và sản xuất mủ cao su, thì gỗ cao su cũng đem lại lợi ích kinh tế rất cao. Do đó, đồng chí Trần Ngọc Thuận đã tập trung chỉ đạo, đầu tư các dự án chế biến gỗ cao su. Giữa năm 2013, Công ty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị đầu tư Dây chuyền 2 với công suất thiết kế 120.000 m³ sản phẩm/năm. Được đưa vào sản xuất vào cuối năm 2015. Công suất 2 dây chuyền của Công ty đạt đến 180.000 m³ sản phẩm/năm.

Năm 2014, Tập đoàn đã khởi công Nhà máy chế biến gỗ MDF tại Kiên Giang. Năm 2019 công suất đạt 105.000m3 ván với doanh thu gần 687 tỷ đồng và nộp ngân sách bình quân khoảng 45 tỷ đồng. Giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 300 lao động tại nhà máy cùng 200 lao động trồng và chăm sóc vườn cây vùng nguyên liệu tại địa phương, sản lượng nguyên liệu sản xuất ước tính trên 200.000 tấn/năm. Tổng sản phẩm gỗ MDF của Tập đoàn Cao su chiếm khoảng 50% sản lượng gỗ MDF trong nước và chiếm lĩnh hơn 50% thị phần trong nước.

Nông trường Cao su Châu Quỳnh, Công ty CP Cao su Sơn La.
Nông trường Cao su Châu Quỳnh, Công ty CP Cao su Sơn La.

Theo đồng chí Trần Ngọc Thuận, chương trình “Phát triển nông nghiệp - nông thôn” là một nội dung lớn trong công cuộc đổi mới của Đảng và Chính phủ; “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” là nhiệm vụ trọng tâm trong các phong trào thi đua. Vì vậy, Ban lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị thành viên chung sức xây dựng nông thôn mới, tích cực đồng hành cùng với địa phương xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, ủng hộ nhiều hoạt động từ thiện - xóa đói giảm nghèo - an sinh xã hội. Cao su phát triển đến đâu là hạ tầng cơ sở phát triển theo đến đó, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Đến nay đã có trên 3/4 cư dân cao su đã có điện và nước sạch sinh hoạt. Hệ thống điện - đường - trường - trạm do các công ty cao su đầu tư đã được chuyển giao dần cho địa phương quản lý.

Cùng với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật là lĩnh vực luôn được các doanh nghiệp, ngân hàng trong Đảng bộ Khối quan tâm, được cán bộ, công chức, người lao động tích cực tham gia hưởng ứng. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có hơn 1.000 sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi gần 60 tỷ đồng, tiết kiệm 525 tỷ đồng. Trong năm 2018, có 258 sáng kiến được áp dụng, 14 công trình do Công đoàn Đường sắt Việt Nam hoàn thành với trị giá 10 tỷ đồng; chương trình “Chung tay vì CNLĐ ngành Dệt May” do Công đoàn Dệt May triển khai đã thu hút hàng vạn lao động tham gia, các đơn vị đã phối hợp cùng chuyên môn tổ chức các gian hàng giảm giá từ 30% đến 40% đơn giá các mặt hàng phục vụ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ công nhân... Một số công trình do cán bộ, công nhân viên chức thuộc hệ thống ngân hàng trong Khối: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV nghiên cứu với nhiều tiện ích như: Mobile Banking, thanh toán hoá đơn qua tin nhắn ApayBill, Ví điện tử VnMart, thanh toán tiền điện, tiền nước, mua sắm hàng hoá không cần dùng đến tiền mặt, trả lương qua tài khoản.... mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ, đồng thời góp phần gia tăng giá trị của các đơn vị.

Xác định công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, người lao động và đoàn viên công đoàn, đoàn thanh niên, trong đó Đảng lãnh đạo, chuyên môn tổ chức thực hiện, đoàn thể làm tham mưu nòng cốt, trong những năm qua, Đảng ủy Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương (NHCSXHTW) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy trực thuộc, chuyên môn và đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; huy động mọi thành phần, tổ chức tham gia công tác dân vận theo chức trách, nhiệm vụ được giao, với yêu cầu mỗi cá nhân đều phải là cán bộ dân vận khéo; tăng cường lãnh đạo công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh của truyền thông trong việc định hướng, cập nhật, cung cấp thông tin; thực hiện tốt công tác “dân vận chính quyền”, phong trào thi đua “dân vận khéo” trong công tác giảm nghèo, mà trọng tâm là chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao về huy động vốn, cho vay. Nhờ đó, NHCSXH đã đưa đồng vốn tín dụng chính sách đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ theo phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”, tiết giảm chi phí cho người vay và ngân hàng, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn; phát huy được vai trò “dân vận của dân vận” để đưa chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn vào đồng hành với cán bộ NHCSXH trong công tác quản lý nguồn vốn.

Với phương châm "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ", hằng tháng, cán bộ của NHCSXH không chỉ có mặt ở các điểm giao dịch của NHCSXH mà còn gắn bó với người dân ở tận thôn, bản, làng, xóm. Không chỉ “dân vận” trực tiếp với khách hàng, cán bộ NHCSXH cũng phải khéo léo, phối hợp tốt với các hội, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền cơ sở, các khu dân cư, tổ dân phố bởi đó là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng trong việc chuyển tải nguồn vốn đến tay đối tượng thụ hưởng, từ đó huy động được sức mạnh, sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội tham gia vào công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần củng cố lòng tin, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, nhân dân với Đảng ngày càng thêm gắn bó mật thiết. Nói cách khác, NHCSXH đã phát huy được vai trò “dân vận của dân vận” để đưa chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, trưởng thôn, Tổ tiết kiệm và vay vốn vào đồng hành với Ngân hàng trong công tác quản lý nguồn vốn.

Với phương pháp "dân vận của dân vận", trong 5 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần giúp trên 12 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn, với doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt 336.868 tỷ đồng, góp phần giúp hơn 2,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 1,3 triệu lao động từ Quỹ Quốc gia về việc làm, giúp hơn 346 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 7,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, hơn 2.700 căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, gần 114 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, hơn 10 nghìn căn nhà ở xã hội; giúp hơn 24 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội Trung ương trao tặng quà Tết cho  các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Canh Tý.
Lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội Trung ương trao tặng quà Tết các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Canh Tý 2020.

Thể hiện “ý Đảng, lòng dân”

33 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước trong Khối đều có qui mô lớn, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là công cụ vật chất quan trọng để Chính phủ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông - lâm nghiệp, giao thông - vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính - ngân hàng,… tăng cường quốc phòng an ninh; đi đầu thực hiện an sinh xã hội; đảm bảo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 800.000 người lao động; hằng năm đóng góp trên 20% tổng thu ngân sách quốc gia.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, trong 10 năm qua, các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối luôn đi đầu trong thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; công tác an sinh xã hội và Nghị quyết 30a của Chính phủ được các cấp ủy đảng chú trọng lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các đảng ủy trực thuộc đã lãnh đạo Công đoàn triển khai phong trào "Xây dựng mái ấm Công đoàn"; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hàng nghìn nhà “Mái ấm Công đoàn” cho gia đình công nhân lao động khó khăn. Đồng thời ủng hộ Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, công nhân lao động khó khăn; hỗ trợ vở viết cho học sinh nghèo nhân dịp năm học mới với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng. Đã có 102.774 công nhân được hỗ trợ thông qua các Quỹ công đoàn bằng hình thức như vay vốn, hỗ trợ nhà ở, khám chữa bệnh,… với số tiền hàng trăm tỷ đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giúp người lao động phát triển kinh tế gia đình và giải quyết khó khăn, yên tâm làm việc.

Trong việc tham gia thực hiện nội dung về xóa đói giảm nghèo, các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương mở rộng đối tượng nhận hỗ trợ; ưu tiên cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện nhiều chương trình, dự án: uống nước nhớ nguồn, tri ân với các gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách, người có công với cách mạng; thực hiện cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, ủng hộ xây dựng các công trình biển đảo phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo; xóa cầu khỉ vùng đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng điện, đường, trường, trạm; các điểm bưu điện văn hóa xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;... thực hiện đa dạng hóa hình thức và nội dung hỗ trợ, tài trợ trực tiếp đến đúng đối tượng, đúng mục đích, phát huy tối đa hiệu quả của công tác an sinh xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối đã tham gia công tác an sinh xã hội với tổng số tiền gần 35 nghìn tỷ đồng.

Đ/c Phạm Tấn Công, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TW  cùng Đoàn Khối thăm và tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Huề  tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Đ/c Phạm Tấn Công, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cùng Đoàn Thanh niên Khối thăm và tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Huề tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Quán triệt sâu sắc và thực hiện có kết quả tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, các Đảng bộ trực thuộc đã chú trọng phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Có 28/35 đảng bộ tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối đã hỗ trợ xây dựng các công trình trên đảo Trường Sa và tại các địa phương khó khăn vùng ven biển và hải đảo, biên giới, hỗ trợ gia đình cán bộ, chiến sỹ, ngư dân bám biển,... với kinh phí 995 tỷ 260 triệu đồng. 

Trong 10 năm qua, các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối đã vận động cán bộ, công nhân viên, người lao động tích cực ủng hộ chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bị thiên tai, bão lũ và thực hiện chương trình đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại các địa phương trong cả nước với tổng kinh phí trên 1.302 tỷ đồng, trong đó đóng góp trên 238 tỷ đồng từ hoạt động tình nguyện và tham gia công tác an sinh xã hội của các cấp bộ Đoàn trong Khối; nhận phụng dưỡng 640 Mẹ Việt Nam Anh hùng, người già neo đơn và trao hàng nghìn suất học bổng hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn,...

Trong 6 tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong Khối; tuy nhiên, các doanh nghiệp nỗ lực khắc phục khó khăn, vừa duy trì sản xuất kinh doanh, vừa tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch, góp phần không nhỏ vào công tác phòng, chống dịch bệnh của đất nước; thực hiện miễn, giảm phí nhiều sản phẩm, dịch vụ với tổng giá trị trên 24 nghìn tỷ đồng.

Việc thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo nhanh và bền vững đã khẳng định tính đúng đắn, thể hiện “ý Đảng, lòng dân”, xã hội đồng thuận, từng bước làm thay đổi tập quán sản xuất, canh tác và nâng cao thu nhập, đời sống của nông dân, qua đó ngày càng củng cố vững chắc niềm tin của dân đối với Đảng, Nhà nước.

Cán bộ, đảng viên, người lao động Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thăm Huyện đảo  Trường Sa.
Cán bộ, đảng viên, người lao động Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong chuyến ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Huyện đảo Trường Sa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Muốn tuyên truyền, vận động và phát huy nguồn sức mạnh nội lực của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và cả hệ thống chính trị phải gắn bó mật thiết với nhân dân; phải làm tốt công tác dân vận,...”, thực hiện lời dạy đó, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã chú trọng xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Hệ thống chính trị trong doanh nghiệp, đơn vị đã tích cực tuyên truyền những chủ trương mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những qui định của pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân; về vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và người lao động trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, những thời cơ, thách thức khi hội nhập; việc tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực tạo cơ sở cho các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp, đơn vị. Đặ biệt là Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai thực hiện từ năm 2009 gắn với phong trào thi đua sôi nổi làm cho Cuộc vận động có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các doanh nghiệp, đã góp phần gắn kết, thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác tốt thị trường nội địa, xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt và sản xuất ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Định kỳ, cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp làm việc, nghe báo cáo tình hình hoạt động; đồng thời, xem xét giải quyết kiến nghị, đề xuất và những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động; thực hiện tốt chế độ tiếp công dân, tổ chức đối thoại trực tiếp với người lao động; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc của người lao động, phát huy quyền làm chủ của người lao động, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để người lao động trực tiếp hoặc thông qua hệ thống chính trị tham gia xây dựng Đảng, đóng góp ý kiến với lãnh đạo doanh nghiệp, góp phần xây dựng, phát triển doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các đảng ủy trực thuộc Khối quan tâm; chỉ trong môi trường văn hóa lành mạnh cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động tại các đơn vị mới có thể phát huy hết khả năng, thể hiện hết trí tuệ và giá trị tinh thần xây dựng đơn vị phát triển bền vững. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh của các đơn vị không chỉ thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng của Đảng, đất nước, truyền thống hình thành, xây dựng và phát triển của đơn vị; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; thiết chế văn hóa tại các đơn vị… mà còn thông qua các phong trào thi đua, lao động sáng tạo, các cơ chế chính sách trong học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ.

Các phong trào thi đua học tập và làm theo Bác được khởi xướng và thực hiện có hiệu quả (phong trào phụ nữ “Giỏi việc nước, giỏi việc nhà”, “Tuổi trẻ vì Trường Sa thân yêu”, “Hiến máu nhân đạo”, mô hình “Tám giờ vàng hiệu quả”, “Nói ít, làm nhiều, thân ái, đoàn kết”, “Thời giờ là tiền bạc”; xây dựng “Nhật ký học tập và làm theo Bác”...); công tác Dân vận khéo được triển khai, thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp ủy đảng trong Khối và đạt được kết quả tốt. Thông qua các phong trào thi đua để tập hợp, giáo dục đoàn viên, hội viên và toàn thể người lao động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Toàn bộ 35/35 doanh nghiệp, cơ quan đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở. Nhiều doanh nghiệp xây dựng được nội dung, thiết chế văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị với nhiều mô hình, cách làm hay, phù hợp với điều kiện cụ thể theo ngành/lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

1. Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh nhưng các doanh nghiệp, ngân hàng trong Khối đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tham gia phòng, chống dịch thực hiện miễn, giảm phí nhiều sản phẩm, dịch vụ với tổng giá trị trên 24 nghìn tỷ đồng. Trong ảnh: Mặc dù bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh COVID-19, nhưng Tổng công ty Hàng không Việt Nam vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ tổ chức các chuyến bay giải cứu, đón công dân Việt Nam về nước, chuyên chở khách quốc tế và hàng cứu trợ của Việt Nam tới các nước.

Mặc dù bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh COVID-19, nhưng Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức các chuyến bay giải cứu, đón công dân Việt Nam về nước, chuyên chở khách quốc tế và hàng cứu trợ của Việt Nam tới các nước.

Ngoài ra, Đảng ủy Khối và các cấp ủy trực thuộc đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thu hút đông đảo người lao động tham gia. Cụ thể: Đảng ủy VietinBank đã chỉ đạo tổ chức cuộc thi “Nét đẹp văn hóa Vietinbank”, “Cán bộ Vietinbank thanh lịch, giỏi việc ngân hàng”. Đảng ủy Vietcombank tổ chức Hội thi Văn hóa Vietcombank nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của cán bộ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa ngân hàng. Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam thành lập CLB Văn hóa, thể thao, tập hợp đông đảo văn nghệ sỹ trong ngành (các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhạc sĩ, nghệ sĩ vùng mỏ), các vận động viên các bộ môn thể thao. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam phát động cuộc thi “Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước” với slogan: “Khơi nguồn cảm xúc, vun đúc thành công”. Tổng Công ty Lương thực miền Bắc tổ chức thành công 02 đợt Hội diễn văn nghệ quần chúng và hội thao toàn Tổng công ty; phát động phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”,…

Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cho biết, trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng trong toàn Đảng bộ Khối và đạt được những kết quả quan trọng. Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ Khối cần tập trung một số nội dung, trong đó tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quán triệt, tổ chức học tập các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và của Đảng ủy Khối về công tác dân vận, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người lao động trong Đảng bộ Khối về công tác dân vận trong tình hình mới. Đẩy mạnh, phát huy quyền làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị, góp phần thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Lãnh đạo, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp sát với tình hình thực tiễn; chú trọng việc cụ thể hóa các nghị quyết, quy chế, quy định của Trung ương, của Đảng ủy Khối về công tác dân vận gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Phát huy quyền làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị, góp phần ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tích cực biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” và các phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng bộ Khối.

Có thể nói, sau 10 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong toàn Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã phát huy quyền làm chủ của người lao động; tăng cường lãnh đạo công tác dân vận chính quyền trong quá trình cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được chăm lo, bảo vệ; công tác giáo dục thế hệ trẻ, phát triển đảng viên trẻ được quan tâm. Các tổ chức chính trị - xã hội trong Đảng bộ Khối đã tổ chức được 243 mô hình, 18.830 phong trào thi đua điển hình “Dân vận khéo” như: “năng suất, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm và về đích sớm ”, “Bàn tay vàng”, “sáng tạo trẻ ”,“Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, hưởng ứng “Ngày vì người nghèo”, Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu”,... Từ các phong trào thi đua lao động sản xuất, sáng tạo đã xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến xuất sắc trên các lĩnh vực, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, có sức lan tỏa, góp phần tích cực vào thúc đẩy và hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị./.

Thanh Tùng - Thanh Hương

.
.
.
.