.
.

Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Thứ Ba, 22/03/2022|08:13

Ngày 17/3, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị triển kế hoạch công tác năm 2022. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối.

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng ủy Khối, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; đồng chí Nguyễn Trung Hiếu - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Khối, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; đồng chí Chu Đình Động - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị Đảng uỷ Khối; Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

* Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Đảng uỷ Khối đã công bộ Quyết định số 473-QĐ/ĐUK, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ban Chỉ đạo gồm 19 đồng chí, Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng ủy Khối. Ban Dân vận Đảng ủy Khối là Cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo. Quyết định này thay thế Quyết định số 71-QĐ/ĐUK ngày 03/12/2020 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối.

Theo báo cáo kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 của Ban Chỉ đạo đã nhấn mạnh, năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong Khối, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các đảng ủy trực thuộc đã chủ động nắm tình hình, kịp thời có các chỉ đạo. Doanh nghiệp lên các phương án linh hoạt trong công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, triển khai một số giải pháp nhằm gắn kết các đơn vị trong Khối, quảng bá sản phẩm dịch vụ để các đơn vị tích cực sử dụng chéo sản phẩm, dịch vụ của nhau giữa các doanh nghiệp, ngân hàng trong Khối.Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” công bộ Quyết định số 473-QĐ/ĐUK, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương kiện toàn Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ban Chỉ đạo gồm 19 đồng chí,  Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng ủy Khối. Ban Dân vận Đảng ủy Khối là Cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo. Quyết định này thay thế Quyết định số 71-QĐ/ĐUK ngày 03/12/2020 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối.

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Đảng ủy Khối và Ban chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, tích cực triển khai thực hiện Cuộc vận động; chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền, thông tin về Cuộc vận động; các tập đoàn, tổng công ty trong Khối tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, chuyển đổi số hóa, đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng, phát triển hệ thống phân phối và giữ vững thị trường nội địa, đề cao trách nhiệm đối với khách hàng, người tiêu dùng.

Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước, hưởng ứng các chương trình ủng hộ, đưa hàng tiêu dùng về các vùng sâu, vùng xa… tham gia các giải thưởng có uy tín, chất lượng để tôn vinh và nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng cường công tác chống hàng giả, hàng nhái nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cải tiến quy trình, quy định các dịch vụ truyền thống củng cố và phát triển hệ thống phân phối trong nước hiện có, nghiên cứ xây dựng những hệ thống, kênh bán hàng mới…; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc bảo hộ, đăng ký thương hiệu, triển khai các chương trình quản bá sản phảm và tôn vinh sản phẩm doanh nghiệp.

Với việc thực hiện chủ trương các đơn vị, doanh nghiệp trong Khối “ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau” đã có nhiều hiệu quả, thiết thực, bảo đảm cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân, như: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, BIDV; Tổng công ty viễn thông Mobifone đã ký thỏa thuận hợp tác với 6 đơn vị (Vietcombank Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; BIDV Nghệ An, Agribank Nga sơn, Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Thanh Hóa, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh, Bảo việt Nhân thọ Hà Tĩnh); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác toàn diện triển khai chi trả chính sách an sinh xã hội, thu tiền, chi tiền cho khách hàng; Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam đã ký hợp đồng mua sắm dầu của Petrolimex và PVOil; các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã chủ động ký kết, tham gia vào các “Chuỗi giá trị” triển khai tại các lĩnh vực hoạt động: E&P, Lọc hóa dầu và phân phối sản phẩm, CN điện, CN khí và Dịch vụ với mục tiêu phát huy sức mạnh của tổ hợp các đơn vị thành viên Tập đoàn... Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện rà soát vật tư, phụ liệu, phụ tùng thiết bị và hàng hóa dịch vụ hiện đang sử dụng, xây dựng kế hoạch dùng hàng nội địa khi thực hiện mua sắm công và thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh doanh; chủ động nguồn vật tư, nguyên liệu trong nước thay thế hàng nhập ngoại; rà soát lại quy trình, quy chế chi tiêu, mua sắm nội bộ nhằm sửa đổi, bổ sung điều chỉnh để ưu tiên dùng hàng nội, đồng thời ưu tiên sử dụng sản phẩm của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương; Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành quy định mua sắm vật tư trong ngành, ưu tiên chế tạo các thiết bị có chất lượng cao và tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong chế biến, chế tạo (trong số 96 thiết bị được tổ chức đánh giá tỷ lệ nội địa hóa có 60 thiết bị có tỷ lệ nộ địa hóa trên 25%, 36 thiết bị có tỷ lệ nội địa hóa thấp dưới 25%). Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện việc tiêu dùng hàng Việt Nam trong mua sắm tài sản và trang thiết bị văn phòng phẩm đảm bảo tỷ lệ 80% sản phẩm là hàng sản xuất trong nước, trong quản lý tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, khi thực hiện thẩm định dự án, khuyến khích các chủ đầu tư ưu tiên sử dụng vật tư, thiết bị sản xuất trong nước; Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện mua sắm, hàng hóa, trang thiết bị và sử dụng dịch vụ phục vụ hoạt động của đơn vị đạt 95% tổng giá trị; Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã quán triệt việc ưu tiền sử dụng hàng hóa trong nước, đặc biệt trong công tác lập kế hoạch đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng (trừ một số thiết bị do yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ với dây chuyền sản xuất hiện tại cũng như các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao, chưa sản xuất được trong nước). Tập đoàn Dệt May Việt Nam sử dụng phụ liệu nội địa để sử dụng trong việc sản xuất bao bì với tỷ lệ 20%. Tập đoàn Bảo Việt sử dụng 90% các trang thiết bị văn phòng là các thương hiệu nội địa; Tổng công ty Giấy Việt Nam tỷ lệ nội địa hóa vật tư, nguyên liệu đầu vào đạt 60%. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phối hợp với các đơn vị cùng nhóm ngành sản xuất phân bón, cao su, hóa chất; liên kết các công ty săm lốp cao su của Tập đoàn với các nhà máy lắp ráp ô tô để cung ứng lốp ô tô chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm trong nước. 100% các đơn vị thành viên Tập đoàn CN Cao su Việt Nam đã đăng ký sử dụng hàng hóa nội địa khi triển khai thực hiện các dự án, công trình, nhà máy, mua sắm trang thiết bị văn phòng, nguyên vật liệu, hóa chất; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đầu tư mua sắm, trang bị các sản phẩm như xe lồng lưới, băng tải, băng chuyền con lăn, xe kéo...đạt tỷ trọng trên 80% là hàng sản xuất trong nước. Khối sản xuất công nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam phát triển và hoàn thiện các sản phẩm công nghệ và giải pháp như Mesh trên ONT, nghiên cứu phát triển các phiên bản sản phẩm ứng dụng công nghệ mới XGSPON, WIFI6...

Căn cứ Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động của Đảng ủy Khối tiếp tục triển khai các nội dung Cuộc vận động theo Thông báo 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong hưởng ứng Cuộc vận động; khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người dân Việt Nam thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt.

Ban Chỉ đạo xác định, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là đẩy mạnh tuyên truyền về Thông báo Kết luận số 264-TB/TW, ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 17/9/2012; Quyết định 634/QĐ-TTg, ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Kết luận số 107-KL/TW, ngày 10/4/2015, Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 01-CT/ĐUK, ngày 21/12/2015 của Ban Thường vụ Khối. Đồng thời làm tốt công tác thông tin truyền thông, vận động cán bộ, đảng viên, người lao động trong Khối phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội để phòng chống và khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19, đẩy nhanh phục hồi và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tổ chức giới thiệu các sản phẩm của các doanh nghiệp trong Khối gắn với việc tổ chức hội thảo về thúc đẩy thực hiện chủ trương các doanh nghiệp trong Khối ưu tiên sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhau. Xây dựng, tổ chức triển khai Ứng dụng “Make in VietNam” chương trình Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Cuộc vận động ở một số đảng ủy trực thuộc (lồng ghép với nội dung kiểm tra, giám sát của Ban Dân vận Đảng ủy Khối - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo).

Đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

* Báo cáo tại Hội nghị Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở cho biết, năm 2021, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối kịp thời kiện toàn, bổ sung Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở Đảng ủy Khối; ban hành Chương trình công tác năm. Ban Chấp hành Đảng bộ Khối ban hành Nghị quyết nhiệm vụ công tác năm 2021, trong đó có nội dung chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Trong chương trình công tác của các đảng ủy trực thuộc đều có nội dung triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở; chỉ đạo người đứng đầu doanh nghiệp phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội bám sát nhiệm vụ của cấp ủy triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, trọng tâm là Kết luận số 120-KL/TW, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Chỉ thị 09-CT/ĐUK gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp, đơn vị. Đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung QCDC ở cơ sở theo tinh thần Nghị định 145/2020/NĐ-CP  phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, đơn vị. Thực hiện việc kiện toàn ban chỉ đạo khi có sự thay đổi về nhân sự, đến thời điểm 31/12/2021 có 02 đảng ủy kiện toàn, bổ sung thành viên ban chỉ đạo.

Công tác tuyên truyền, quán triệt về QCDC ở cơ sở đã được các cấp ủy tiếp tục chỉ đạo thực hiện gắn với triển khai quán triệt nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Đảng ủy Khối và của cấp ủy cấp mình. Tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại theo quy định; giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động. Trong năm 2021, các doanh nghiệp, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt được 1.674 buổi cho hơn 106.498 lượt cán bộ, công nhân viên chức, người lao động tham gia dưới nhiều hình thức như: hội nghị giao ban, trực tuyến, lồng ghép sinh hoạt Đảng, chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên, đăng tải trên trang thông tin nội bộ hoặc các ứng dụng công nghệ.

Ban chỉ đạo QCDC ở cơ sở các đảng ủy trực thuộc quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở, có 16 ban chỉ đạo đã ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát và thành lập 101 đoàn kiểm tra đối với 232 đơn vị và 62 đoàn giám sát đối với 82 đơn vị. Qua kiểm tra, giám sát cho thấy các cấp ủy đã lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị phối hợp với tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở; đã duy trì nề nếp hội nghị người lao động; đã thực hiện nội dung công khai và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động; đã tổ chức kiểm tra, giám sát; kịp thời kiện toàn ban chỉ đạo khi có thay đổi về nhân sự; ban hành QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc theo Nghị định của Chính phủ.

Theo báo cáo từ các đảng ủy có 1.364/1.393 doanh nghiệp đã thực hiện đủ các nội dung công khai theo quy định; hình thức thực hiện đa dạng, phù hợp theo từng nội dung, như: niêm yết tại các địa điểm thuận lợi, thông báo tại hội nghị sinh hoạt đảng, sinh hoạt chuyên môn, giao ban cơ quan đối với cán bộ chủ chốt...

Việc phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong thực hiện QCDC ở cơ sở được các doanh nghiệp, đơn vị quan tâm thực hiện: về các nội dung người lao động được tham gia ý kiến đã có 1.368/1.393 (chiếm 98,20%) thực hiện đủ theo quy định; có 1.364/1.393 (chiếm 97,91%) doanh nghiệp, đơn vị đã thực hiện tốt nội dung người lao động được quyết định và có 1.334/1.393 (chiếm 95,76%) doanh nghiệp, đơn vị đảm bảo quy định người lao động được kiểm tra, giám sát.

Đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng ủy Khối phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng ủy Khối, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phát biểu tại Hội nghị.

Trước tình hình dịch Covid-19 có nguy cơ diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã kịp thời chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc quán triệt, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh tới toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động. Chỉ đạo các đơn vị chủ động, tích cực triển khai các biện pháp ứng phó và phòng ngừa dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế; xây dựng và triển khai các phương án phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó phù hợp với từng diễn biến của dịch bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Các doanh nghiệp trong Khối đã đồng hành cùng Nhà nước thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đồng thời ủng hộ Quỹ phòng chống dịch bệnh Covid-19; trao tặng thuốc men, vật dụng lương thực thực phẩm, nước sát khuẩn, đồ bảo hộ...với số tiền là 6.286,47 tỷ  đồng.

Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xác định, năm 2022, đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường. Việt Nam tiếp tục thúc đẩy thực hiện các cam kết quốc tế, tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là chuyển đổi số, thu hút hợp tác đầu tư về cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường xuất khẩu... là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cả nước tập trung thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), triển khai thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở xác định, tiếp tục chỉ đạo theo tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TW, Kết luận 120-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 09-CT/ĐUK của Đảng ủy Khối về thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với việc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc (khóa XIII), nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III và nghị quyết đại hội đảng các cấp, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Quy định số 01-QĐi/ĐUK, ngày 07/5/2018, về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đồng thời, rà soát, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo QCDC ở cơ sở các cấp, phân công đầy đủ nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng chương trình công tác, quy chế làm việc của ban chỉ đạo. Thực hiện nghiêm chế độ họp ban chỉ đạo theo quy chế làm việc; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của ban chỉ đạo trong nghiên cứu văn bản, góp ý kiến sâu sắc để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo thực hiện tốt dân chủ tại doanh nghiệp, đơn vị.

Tiếp tục phát huy dân chủ trong Đảng làm trung tâm, mở rộng dân chủ trên các lĩnh vực; nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên trong thực hành dân chủ. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về tiếp dân; tiếp tục thực hiện đúng, đủ các nội dung người sử dụng lao động phải bảo đảm công khai, minh bạch; nội dung người lao động được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát; việc đối thoại tại nơi làm việc, tổ chức hội nghị người lao động; công tác tiếp dân. Tiếp tục giải quyết  dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo; các ý kiến, đề nghị, phản ánh của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động từ cơ sở, không để đơn thư tồn đọng, kéo dài, vượt cấp; xảy ra đình công, lãn công trong doanh nghiệp.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong doanh nghiệp chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh xây dựng và phát triển nền kinh tế số, xã hội số một cách phù hợp, thực chất và hiệu quả, mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với việc phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối yêu cầu Ban Chỉ đạo Đảng ủy Khối và các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin trong công tác chỉ đạo và triển khai; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện trong lĩnh vực mình được phân công phụ trách nhằm chia sẻ kinh nghiệm. Kịp thời tham mưu khen thưởng, nhân rộng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ.

Đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các đảng ủy trực thuộc tiếp tục tuyên truyền, thực hiện tốt hơn nữa. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới. Lồng ghép tuyên truyền về Cuộc vận động thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề, các buổi sinh hoạt chi bộ, đoàn thể tại đơn vị. Tổ chức các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo nhằm phát huy tính sáng tạo, thi đua nâng cao tay nghề, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tích cực nêu gương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Cuộc vận động. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, khai thác tối đa thị trường trong nước. Đẩy mạnh đầu tư liên doanh, liên kết phát triển sản phẩm công nghệ cao; đổi mới, ứng dụng khoa học; nâng cao năng lực nội tại và sức cạnh tranh, phát huy vai trò đầu tàu của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng nhà nước. Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, đơn vị. Phát động phong trào tiết kiệm, vận động cán bộ, đảng viễn, đoàn viên, hội viên phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội, gương mẫu, tự giác thay đổi nhận thức và hành vi trong mua sắm tài sản công, sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày, tạo thói quen khi mua sắm, tiêu dùng; ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có chất lượng của các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối góp phần làm cho Cuộc vận động thật sự thiết thực và hiệu quả.

Đối với Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, đồng chí Nguyễn Long Hải yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp tiếp tục nghiên cứu ban hành chỉ thị (nghị quyết/ kết luận) chuyên đề để đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở với những hình thức phù hợp theo đặc điểm, tình hình thực tế tại doanh nghiệp, đơn vị. Tiến hành sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc.

Tại Hội nghị, đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng ủy Khối, Trưởng Ban Chỉ đạo đã tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Long Hải - Bí thư Đảng ủy Khối và các ý kiến đóng góp của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo. Đồng chí khẳng định, năm 2022 tiếp tục là năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trong tình hình mới, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, phát huy những kết quả đã đạt được và quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa những nội dung kế hoạch đã đề ra.

PV

.
.
.
.