.
.

Giải pháp đối với nhân lực chạy tàu ở Công ty Vận tải HKĐS Sài Gòn

Thứ Hai, 19/03/2012|09:46

Công ty Vận tải HKĐS Sài Gòn được ĐSVN giao nhiệm vụ quản lý, phụ trách 13 đơn vị thành viên, trong đó có 84 ga; gồm 5 ga hạng (cấp) 1, 1 ga hạng 2, 10 ga hạng 3 và 68 ga hạng 4.

Phạm vi quản lý từ phía Nam Ga Kim Liên (km 776+880) đến Ga Sài Gòn (km 1726+200) và một số đường nhánh. Số đôi tàu đón, tiễn bình quân từ 30 đến 40 chuyến tàu/ngày đêm, vào dịp cao điểm vận tải (hè, lễ, Tết...) lên đến trên 50 chuyến tàu/ngày đêm. Với trên 1.598 CBCNV trực tiếp liên quan chạy tàu (bằng ½ số lượng CBCNV trong toàn công ty), vấn đề nhân lực cho công tác chạy tàu luôn có vai trò đặc biệt quan trọng.

Thực trạng nhân lực chạy tàu
Theo số liệu thống kê, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh chạy tàu đạt yêu cầu so với quy định. So với lao động được định biên, số lao động thực tế thấp không đáng kể. Chất lượng và công tác phối hợp của nhân lực lao động chạy tàu tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn chạy tàu (ATCT) sản lượng, chất lượng vận tải; chất luợng phục vụ, uy tín và thương hiệu của ngành ĐS. Vấn đề đặt ra đối với nhân lực nói chung và đặc biệt là nhân lực chạy tàu hiện nay là phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất lúc bình thường cũng như vào thời gian cao điểm. 
Trong những năm gần đây, thực trạng một bộ phận CNV khi gần đến tuổi nghỉ hưu xin chấm dứt hợp đồng lao động với số lượng ngày càng nhiều, đặc biệt là số lượng CNV trực đến việc bố trí lao động kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất vận tải và công tác bảo đảm ATCT, gây khó khăn cho công tác quản lý của các đơn vị trong việc bố trí lao động làm công tác chạy tàu. Trong 2 năm 2010 - 2011 đã có trên 200 CNV xin chấm dứt hợp đồng lao động. Số tiền mà Công ty Vận tải HKĐS Sài Gòn đã chi trả trợ cấp thôi việc đã lên tới gần 7 tỷ đồng. 
Nguyên nhân 
Để giải quyết "bài toán" nhân lực chạy tàu, ngành ĐS và Công ty Vận tải HKĐS Sài Gòn đã có nhiều quan tâm và thực hiện các biện pháp tăng thu nhập cho các chức danh chạy tàu tuy nhiên trên thực tế mức thu nhập vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. CNV làm công tác chạy tàu (TBCT, gác ghi, ghép nối...) làm việc trực tiếp trong ngành thì chỉ sau khoảng 10 - 15 năm đã hết bậc. Sau thời gian làm việc như vậy, người lao động đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao nhưng lại mất dần động cơ phấn đấu vì họ không còn cơ hội được nâng lương.
Hiện nay, CNV làm công tác chạy tàu được nhà nước xếp loại danh mục công việc nặng nhọc loại IV, được nghỉ chế độ trước (sớm) 5 năm so với lao động bình thường nhưng chế độ tiền lương và bậc lương chưa được đánh giá đúng mức: Nhân viên chạy tàu ở các nhà ga hầu hết vẫn phải làm việc với chế độ 48 giờ/tuần theo chế độ 3 ban hoặc 2 ban có nghỉ. Đặc biệt, đối với nhân viên gác ghi ở nhiều ga vẫn phải làm việc theo ban 24 giờ liên tục; riêng nhân viên công tác trên tàu thì sau mỗi lần lên ban (theo vòng quay của ram tàu) từ 65 đến 90 giờ mới được xuống ban...
Về điều kiện làm việc, mặc dù trong những năm gần đây đã được ngành ĐS quan tâm nhưng do đặc thù của công việc nên vẫn có những khó khăn nhất định như môi trường làm việc ngoài trời, nhiều tiếng ồn... chòi ghi chật hẹp, không có khu vệ sinh, nước rửa... Do ngành ĐS quy định buồng nhân viên trên các đoàn tàu phải tháo giường, nên khi hết ca trực, nhân viên trên tàu được bố trí nghỉ luân phiên trên toa BV trong thời gian ngắn...

Biện pháp cụ thể
Xác định, CBCNV có an tâm công tác thì năng suất, chất lượng công tác mới đảm bảo, nhất là trong công tác đảm bảo ATCT. Để tăng thu nhập cho lực lượng làm công chạy tàu, năm 2011, Công ty VTHKĐS Sài Gòn đã chỉ đạo sửa đổi, ban hành quy chế trả lương của công ty với các đơn vị, xí nghiệp sao cho hiệu quả, phù hợp; đồng thời yêu cầu các đơn vị xây dựng và thực hiện quy chế trả lương mới nhằm đảm bảo thu nhập người lao động thấp nhất không dưới 2 triệu đồng/ tháng (văn bản 618/KSG-TCCB ngày 20-6-2011); ban hành đơn giá tiền lương (ĐGTL) vận tải năm 2011; khuyến khích các đơn vị phấn đấu tăng doanh thu; chỉ đạo các đơn vị thành viên xây dựng định biên lao động năm 2011 - 2012 và phê duyệt điều chỉnh ĐGTL phiên vụ khối tàu 3 triệu  đồng/người/tháng (nếu đi đủ phiên vụ).
 Bên cạnh đó, công ty cũng duy trì việc tổ chức các hội nghị đối thoại giữa giám đốc các xí nghiệp, chủ tịch công đoàn với lực lượng chạy tàu, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh để bảo đảm bình hành trong sản xuất.
Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác kiểm tra bảo đảm ATVT và kiểm tra vận tải. Thực hiện tốt công tác phân tích và xử lý các vi phạm theo đúng quy chế khen thưởng và xử lý kỷ luật về ATCT của ĐSVN; đồng thời nhanh chóng xây dựng các biện pháp bổ cứu những thiếu sót, tồn tại phát hiện được trong quá trình kiểm tra để phòng ngừa tái diễn vi phạm có thể xảy ra. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho trưởng ga, các giám sát ATCT và các chức danh làm công tác chạy tàu. Ngoài việc thực hiện sát hạch luật lệ định kỳ hàng năm, hàng quý đều có làm bài kiểm tra. Thực hiện chương trình mục tiêu "1 nhân viên giỏi 1 nghề, biết nhiều nghề" để có thể linh hoạt và tránh bị động trong việc bố trí nhân lực.

Kiến nghị
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng công tác, đảm bảo ATCT, đề nghị ĐSVN áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với trực ban chạy tàu (TBCT) như đối với trực ban khách vận (TBKV). Hiện nay, ngành đã có qui định tạm thời phụ cấp trách nhiệm công việc trong ngành ĐS (CV 653 ĐS/TCCB-LĐ ngày 1-4-2005), áp dụng cho trưởng tàu, lái tàu (hệ số 0,1 đến 0,3) và TBKV các ga hạng 1, 2 ( hệ số 0,2). Tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ LĐTB & XH điều chỉnh bảng lương B10 đối với các chức danh làm công tác chạy tàu vì hệ số lương quá thấp (TBCT bậc 4 có hệ số lương 3,85, gác ghi bậc 4 có hệ số 3,3); trong thời gian chờ quyết định của Chính phủ, Bộ LĐTB - XH thì đề nghị áp dụng phụ cấp hoặc cho chuyển xếp lương điều độ ga. Chức danh giám sát viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm như trưởng ga. Đối với TBCT ga đã lâu năm và có đủ điều kiện, đề nghị ĐSVN xem xét cho chuyển xếp vào bảng lương điều độ ga.

Thùy Anh
.
.
.
.