.
.

Công đoàn Việt Nam: Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh

Thứ Tư, 26/09/2018|17:00

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động , chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và BCH khóa XI bỏ phiếu giới thiệu nhân sự bổ sung để Đại hội XII bầu vào Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XII. Ảnh: Báo Lao động
Các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và BCH khóa XI bỏ phiếu giới thiệu nhân sự bổ sung để Đại hội XII bầu vào Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XII. Ảnh: Báo Lao động

Trong những năm vừa qua, Công đoàn Việt Nam đã luôn quan tâm đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, nổi bật là:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức pháp luật, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân lao động.

Công tác tuyên truyền, giáo dục có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền, từng bước phù hợp với thực tiễn của cơ sở, sát nhu cầu của công nhân lao động (CNLĐ), hằng năm có hàng triệu lượt đoàn viên, CNLĐ được tham gia các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn; khoảng 60% CNLĐ tại doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phổ biến chính sách pháp luật...Nhiều hình thức tuyên truyền đã và đang phát huy hiệu quả như Hội thi (viết, thi trực tuyến, sân khấu hóa); truyền thông trên mạng xã hội.

Hoạt động Tháng công nhân chính thức được công đoàn phát động trong cả nước năm 2011 gắn với kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã thu hút hàng triệu lượt người tham gia, mang lại những kết quả cụ thể, thiết thực, đánh dấu bước phát triển mới trong hình thức tuyên truyền, vận động CNLĐ. Từ khi triển khai đến nay, các cấp Công đoàn đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 574 nghìn lượt CNLĐ, trị giá 149 tỷ đồng; gần 6 nghìn nhà “Mái ấm Công đoàn” được xây mới, sửa chữa cho CNLĐ; tổ chức gần 22 nghìn cuộc đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động với đoàn viên, CNLĐ. Riêng Thủ tướng Chính phủ đã 03 lần trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với CNLĐ.

Chương trình “Nghĩa tình Trường Sa” có ý nghĩa sâu sắc. từ nguồn đóng góp, ủng hộ của cán bộ, đoàn viên và nhân dân cả nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã hoàn thành xây dựng Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc ma, công trình bện xá đảo Song Tử Tây; hỗ trợ quân nhân, thân nhân gia đình liệt sỹ Trường sa, nghĩa sĩ Hoàng sa, lực lượng tuần tra, kiểm soát các vùng biển, đảo Việt Nam, đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá... thể hiện trách nhiệm chính trị của tổ chức Công đoàn trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Chương trình “nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động” được duy trì, tham mưu đề xuất Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”, đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người lao động về nâng cao năng lực nghề nghiệp. Theo số liệu thống kê, từ năm 2008 đến nay, có hơn 5,3 triệu lượt CNLĐ được đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp; hơn 3,3 triệu lượt người được đào tạo nâng cao học vấn; hơn 4,9 triệu lượt người được học tin học, ngoại ngữ, ký năng sống, trong đó có hơn 165 nghìn người được đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Công đoàn.

Hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động có sự chuyển biến tích cực. tổng Liên đoàn chủ động nghiên cứu, tham mưu Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 52-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất”.

- Công tác chăm lo đời sống, tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động luôn được quan tâm:

Các cấp công đoàn tổ chức để đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiều đề xuất của Công đoàn đã được tiếp thu, góp phần quan trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, tiêu biểu là tham gia Luật bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Công đoàn đã quy định về quyền, trách nhiệm của Công đoàn, tài chính công đoàn, chế độ chính sách đối với lao động nữ; xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật công đoàn.

Việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) trong các doanh nghiệp được các cấp Công đoàn chú trọng triển khai thực hiện. Nội dung TƯLĐTT tập trung vào những cam kết thiết thực có lợi cho người lao động. các cấp Công đoàn đã ký kết được 27.866 bản TƯLĐTT, tăng 5% so với năm 2013. việc thí điểm thương lượng, ký kết TƯLĐTT ở doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn, TƯLĐTT ở một số ngành, nhóm doanh nghiệp, Đề án xây dựng Thư viện TƯLĐTT điện tử đạt được kết quả bước đầu.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tham gia có hiệu quả trong Hội đồng tiển lương quốc gia, đề xuất, điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tăng trên 55%, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động, thu hẹp khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu; phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, bình quân hằng năm có 98% cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức và 555 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức hội nghị người lao động ; xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đối thoại tại nơi làm việc. Từ hơn 9.000 cuộc đối thoại định kỳ, hơn 400 cuộc đối thoại đột xuất năm 2014 đã tăng lên 30.641 cuộc đối thaoij định kỳ, hơn 3.101 cuộc đối thoại đột xuất vào năm 2017. Thông qua đối thoại, nhiều vấn đề vưỡng mắc, bức xúc của người lao động được giải quyết kịp thời; nhiều khó khăn của doanh nghiệp được người lao động chia sẻ.

Các cấp Công đoàn có nhiều biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tư vấn pháp luật cho đoàn viên, người lao động. Đến nay, có 351 cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật, trong đó có 50 cán bộ chuyên trách, 301 cán bộ kiêm nhiệm, ký hợp đồng lao động với 08 luật sư và 281 cộng tác viên là các luật gia, chuyên gia về pháp luật và các lĩnh vực khác, khoảng gần 700 cán bộ công đoàn tham gia vào Hội thẩm nhân dân của toàn bộ hệ thống Tòa án các cấp. Các Trung tâm, Văn phòng và Tổ tư vấn pháp luật đã tư vấn, trợ giúp pháp lý hàng trăm nghìn lượt người; đại diện người lao động tham gia tố tụng lao động tại tòa hàng trăm vụ, bảo vệ quyền lợi cho hàng chục nghìn lao động.

Hoạt động tham gia bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống cháy nổ, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động được thực hiện có hiệu quả. Hiện có hơn 735 nghìn người trong mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở doanh nghiệp có tổ chức công đoàn; đã tổ chức 12.048 cuộc thanh kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ, 21.000 lớp huấn luyện ATVSLĐ.

- Chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên và công nhân lao động

Các cấp Công đoàn đã nỗ lực thương lượng, kiến nghị với chủ sử dụng lao động nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động, nâng giá trị bữa ăn ca của trên 587 nghìn lao động từ 15.000 đồng trở lên.

Tổng Liên đoàn đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”, trong mỗi khu thiết chế có nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, trung tâm văn hóa, trung tâm tư vấn pháp luật, chăm sóc y tế, cơ sở thể dục, thể thao...Đề án được triển khai làm 03 giai đoạn, gia đoạn 1 (2017-2018) xây dựng 10 thiết chế; giai đoạn 2 (2018-2010) hoàn thành, đưa vào sử dụng 40 thiết chế tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; giai đoạn 3 (đến năm 2030) phấn đấu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước có thiết chế Công đoàn.

Chương trình “Tết Sum vầy” được triển khai từ nảm 2015 vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, đã thu hút được nhiều nguồn lực hỗ trợ, tạo điều kiện để công nhân lao động được sum họp với gia đình. Từ nguồn kinh phí công đoàn và vận động doanh nghiệp ủng hộ, các cấp Công đoàn đã tổ chức chăm lo, tặng quà tết, hỗ trợ vé tàu, xe đưa đón hơn 8 triệu lượt đoàn viên, CNLĐ, với tổng số tiền hơn 8.500 tỷ đồng.

Chương trình “Mái ấm Công đoàn” tiếp tục được nhân rộng, trở thành chương trình có ý nghĩa nhân văn to lớn. Trong 5 năm (2013- 2018) có tren 20 nghìn gia đình CNLĐ được xây dựng nhà mới hoặc sửa chữa nhà ở với giá trị hơn 500 tỷ đồng.

Chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên” bắt đầu từ năm 2017, tạo bước chuyển về chất trong hoạt động Công đoàn vè người lao động. sau hơn một năm hoạt động, Tổng Liên đoàn và các cấp Công đoàn đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 1.157 đối tác là các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi, với số tiền 526 tỷ đồng. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ trợ vốn cho CNLĐ nghèo tự tạo việc làm tiếp tục được nhân rộng, góp phần tạo việc làm cho hơn 350 nghìn lao động mỗi năm.

Lê Long

.
.
.
.