BỒ ĐỀ 688 - Khoa học phụng sự tổ quốc
Trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp - Thương mại ĐBSCL - Sóc Trăng 2012 sẽ diễn ra hội thi “Nông dân thông thái” và ứng dụng NNCNC do Liên danh Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao và Cty Bạch Đằng (Bộ Công an) là đơn vị đồng tổ chức và tài trợ cho chương trình. PV đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch HĐQT Liên danh Cty CP NNCNC và Cty Bạch Đằng (Bộ Công an).
>> Bồ Đề 688 thay đổi dần tập quán bón phân của nông dân
>> SX nông sản sạch, hiệu quả cao
Ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch HĐQT Liên danh Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao và Cty Bạch Đằng (Bộ Công an) |
Được biết ông là doanh nhân đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu về tình hình phát triển nông nghiệp ở các nước có trình độ SX nông nghiệp công nghệ cao như Mỹ, Israel, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan...
Xin ông cho biết trình độ SXNN ở nước ta so với các nước có sự khác biệt gì? Chúng ta cần làm gì để có được vị trí xứng đáng với ưu thế mà chúng ta có?
Tôi đã nghiên cứu về trình độ và kỹ thuật canh tác của những nước có nền nông nghiệp phát triển như: Mỹ, Israel, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan... Điều mà chúng ta không thể phủ nhận là trong nông nghiệp của họ thì việc ứng dụng NNCNC nằm ở nhiều khâu như bảo tồn phát triển giống, kỹ thuật và quy trình canh tác đều được ứng dụng cơ giới hóa cao. Đặc biệt, họ hơn ta là có được đội ngũ nông dân rất chuyên nghiệp.
Tôi đặc biệt nghiên cứu về người nông dân của họ và đánh giá họ có được năng suất, chất lượng và thương hiệu nông sản chính là nhờ vào đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Vai trò máy móc công nghệ tôi cho là chỉ đóng vai trò phụ. Vì máy móc chúng ta có thể dễ dàng nhập khẩu, công nghệ và kỹ thuật canh tác chúng ta có thể mua hoặc học hỏi.
Như các bạn đã thấy, tuy đất nước ta còn nghèo so với thế giới nhưng phát triển công nghệ cao thì chúng ta ở tốp đầu thế giới, một người có thể sắm cho mình 1, 2 cái máy vi tính, điện thoại đắt tiền, xe hơi hạng sang chúng ta cũng nhập khẩu nhiều. Còn công cụ và thiết bị để phục vụ cho SXNN thì chúng ta rất lạc hậu so với thế giới. Điều đó chứng tỏ nông dân của chúng ta chưa chuyên nghiệp; chưa biết sử dụng các dụng cụ để kiểm soát độ pH của đất, NPK có trong đất bao nhiêu là đủ, là thừa, là thiếu...
Hàng ngàn năm nay chúng ta chỉ dựa vào kinh nghiệm, dự đoán chứ không có con số cụ thể vì chưa thấy được tầm quan trọng của những dụng cụ đó. Vì vậy, nông dân không đầu tư mua những dụng cụ đo đạc dù nó còn rẻ hơn cả chiếc điện thoại nhiều lần. Theo tôi, nguyên nhân chính ở đây là chúng ta chưa có được đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.
Tôi nói ví dụ, ở Mỹ bạn muốn mua hạt giống hoặc cây giống họ sẽ hỏi bạn đã có kỹ sư nông nghiệp chưa? Bạn có kiến thức về loại cây bạn muốn trồng chưa? Bạn có dụng cụ để đo độ pH trong đất và nước chưa? Bạn có dụng cụ đo NPK hòa tan trong đất chưa? Nếu chưa có kiến thức, kỹ sư và dụng cụ thì họ sẽ tư vấn cho mua thiết bị dụng cụ để kiểm soát đất trồng và họ sẽ cho kỹ sư nông nghiệp tư vấn để người mua giống có đủ kiến thức canh tác hiệu quả. Nếu người mua không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu thì họ sẽ không bán giống cho.
Như vậy, qua đây chúng ta thấy vai trò của người nông dân là rất quan trọng và chỉ có người nông dân chuyên nghiệp mới SX hiệu quả và mới có được năng suất, chất lượng, thương hiệu cho nông sản.
Vì vậy, theo tôi vấn đề cần làm ngay lúc này là chúng ta phải đào tạo người nông dân chuyên nghiệp để họ thực sự làm chủ ruộng đất của mình. Để họ biết sử dụng các dụng cụ như máy đo pH đất, nước, máy đo NPK hòa tan trong đất. Để họ biết cách dùng phân bón như thế nào là đủ, là thừa, là thiếu. Họ có đủ kiến thức để hiểu được hiện trạng chất lượng đất canh tác của mình như thế nào? Phải làm gì cho đất tốt và làm như thế nào?
Thứ hai, người nông dân phải biết được nhu cầu của cây theo từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển để chăm sóc, bón phân cho phù hợp với nhu cầu của cây. Thứ ba, là họ cần có được kiến thức căn bản để biết lựa chọn loại phân bón nào cho phù hợp với nhu cầu cải tạo đất, nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển.
Và khi kiểm soát được như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí, SX được nông sản sạch, chất lượng cao, sản phẩm làm ra không có dư lượng Ni- tơ- rat, môi trường không bị ô nhiễm, đất đai được cải tạo màu mỡ hơn. Như vậy, sản phẩm của chúng ta làm ra mới vào được thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật... giá trị và thương hiệu nông sản sẽ được nâng cao hơn.
Xin ông cho biết mục đích tài trợ cho hội chợ và hội thi “Nông dân thông thái”?
Qua nhiều năm nay tôi đã tham gia rất nhiều hội chợ nông nghiệp diễn ra trên toàn quốc, đặc biệt là ở ĐBSCL. Thông qua các cuộc hội chợ tôi cảm thấy hội chợ nông nghiệp thực sự là ngày hội của nhà nông. Đến dự hội chợ tôi thấy bà con rất hào hứng phấn khởi, nét mặt vui tươi, quần áo tươm tất song vẫn không giấu được sự vất vả và khó khăn đi cùng năm tháng đã gắn liền với cuộc sống của họ.
Tôi thấy họ rất quan tâm tới các cuộc hội thảo khoa học, các gian hàng phục vụ cho SXNN. Họ hăng say tìm những sản phẩm có ích cho họ tại hội chợ, đến hẹn lại lên năm nào cũng vậy.
Hội chợ nông nghiệp là nơi hội tụ của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà DN và nhà nông để tìm kiếm các giải pháp KH-KT khắc phục những khó khăn tồn tại mà chưa giải quyết được. Ví dụ như bệnh đạo ôn, vàng lùn, lùn xoắn lá. Năm nào có hội chợ họ cũng nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Mục đích là làm sao tìm được giải pháp tháo gỡ khó khăn mà nhiều năm, nhiều đời vẫn phải gánh chịu đó là để: Giảm chi phí SX; tăng năng suất và chất lượng nông sản; cải tạo đất ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn...
So sánh kết quả đối chứng gốc lúa có sử dụng phân bón BỒ ĐỀ 688 (gốc lúa bên phải) và lúa không sử dụng phân bón BỒ ĐỀ 688
Chính vì hiểu được những mong muốn đó và lợi ích, hiệu quả mà hội chợ nông nghiệp đem đến cho nhà nông nên Liên danh Cty CP NNCNC và Cty Bạch Đằng (Bộ Công an) chúng tôi quyết định đầu tư tài trợ để đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của bà con nông dân ĐBSCL, giúp cho họ có thêm niềm vui và trao cho họ cơ hội tiếp xúc với nhà khoa học để tìm được giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Được biết trăn trở hiện nay của tập thể CBCNV Cty là muốn góp sức vào công cuộc đổi mới trong phương thức SXNN để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại như các nước Châu Âu và Mỹ đang có. Vậy ông có thể giới thiệu một số sản phẩm công nghệ sinh học của Cty để phục vụ cho mục đích này?
Để đóng góp vào công cuộc đổi mới phương thức SX và kỹ thuật canh tác trong SXNN, giúp nhà nông làm ra nông sản sạch chất lượng cao, phát triển được một nền nông nghiệp xanh - sạch - bền vững như các nước Châu Âu và Hoa Kỳ đang có, Liên danh Cty chúng tôi quyết tâm đầu tư công nghệ, nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm để SX được các nhóm sản phẩm công nghệ cao, chất lượng tốt như: Phân bón sinh học Bồ Đề 688 phục vụ cho việc cải tạo đất, SX nông sản sạch, chất lượng cao như gạo sạch, rau sạch, trái cây sạch... Giống cây trồng chất lượng cao như các giống lúa mới, giống ngô, đậu...
Đặc biệt các thiết bị điện tử cần thiết phục vụ cho người nông dân chuyên nghiệp như: Máy đo đa năng Bồ Đề 688 - pH - NPK (máy đo này sẽ giúp nhà nông kiểm soát được lượng phân bón. Họ sẽ biết được mình bón phân cho cây dư thừa hay thiếu, giúp kiểm soát được độ pH trong đất, kiểm soát được độ ẩm đất và ánh sáng). Máy đo pH trong nước; máy đo năng lượng có trong đất.
Đặc biệt, chúng tôi đã xây dựng được các bộ quy trình giúp nhà nông SX được nông sản sạch, chất lượng cao, tiết giảm đáng kể chi phí cho SX, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, giúp cho việc nâng cao giá trị cạnh tranh và thương hiệu của nông sản VN. Các quy trình SX rau sạch, gạo sạch, chè sạch, tiêu sạch; quy trình cải tạo đất; quy trình khử hôi chuồng trại, xử lý rác thải, nước thải. Quý vị có thể tham khảo các bộ quy trình này ở www.bode688.com.
Chúng tôi đang tổ chức lớp tập huấn chuyển giao, xây dựng mô hình SX gạo sạch, rau sạch, chè sạch, hồ tiêu sạch và mô hình cải tạo các vườn cao su bị lão hóa rất thành công. Quý vị có nhu cầu liên lạc với chúng tôi sẽ sẵn sàng đáp ứng.
Đào tạo một thế hệ nông dân chuyên nghiệp không phải dễ dàng, nhưng Cty vẫn quyết tâm làm thể hiện rất rõ qua những chia sẻ của ông ở trên. Vậy Cty đã đặt ra những chiến lược cụ thể nào để hỗ trợ nông dân ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung?
Việc huấn luyện chuyển giao chúng tôi đang tiến hành rất thuận lợi. Hiện nay chúng tôi đang làm rất tốt ở các tỉnh: Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Gia Lai. Chúng tôi nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của bà con nông dân và lãnh đạo các tỉnh, cơ quan chuyên môn... Hầu hết đều tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ chúng tôi. Kế hoạch của chúng tôi sẽ thực hiện chuyển giao trên toàn quốc tại các tỉnh trọng điểm đại diện cho các nhóm cây trồng đặc trưng của mỗi vùng miền (Bắc - Trung - Nam và Tây nguyên), từ đó nhân rộng và phổ biến ra toàn quốc.
Thực tế việc huấn luyện chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật chúng tôi đã chủ động biên tập soạn thảo gắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hành và dễ sử dụng. Chúng tôi thấy bà con rất tích cực học hỏi và nhạy bén trong việc ứng dụng. Vì vậy, theo tôi để tập huấn cho người nông dân trở thành “nông dân chuyên nghiệp” là không khó.
Nội dung căn bản rất ngắn gọn: Thứ nhất, chúng tôi hướng dẫn bà con cách sử dụng các thiết bị kiểm soát chất lượng đất (máy đo pH trong đất, đo NPK hòa tan trong đất, đo độ ẩm, đo độ pH trong nước...). Thứ hai, tư vấn cách nhận biết thế nào là đất ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ nhiễm mặn, nhiễm phèn... Thứ ba, hướng dẫn phương pháp cải tạo đất trồng. Thư tư, chuyển giao bộ quy trình SX nông sản sạch. Thứ năm, hướng dẫn cách bón phân cho cây theo từng chu kỳ sinh trưởng và phát triển.
Đó là những kiến thức căn bản để người nông dân tiến tới chuyên nghiệp trong SX, chủ động kiểm soát được độ pH, lượng phân bón thích hợp cho cây, cải tạo đất, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, xây dựng được thương hiệu mạnh cho nông sản VN trên thị trường quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
NHỮNG MÔ HÌNH SỬ DỤNG BỒ ĐỀ 688
Chúng tôi đã thực hiện được trên 500 mô hình với diện tích hơn 2.000 ha trên các nhóm cây trồng ở các vùng miền khác nhau cho kết quả như sau: 1. Mô hình trên cây lúa với diện tích 500 ha áp dụng quy trình SX gạo sạch của Cty tại các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang đã có kết quả, năng suất tăng từ 15-25%, giảm được 50% chi phí cho phân bón và không cần sử dụng thuốc BVTV. Kháng được bệnh vàng lùn lùn xoắn lá, bệnh lùn sọc đen, bệnh đạo ôn, nghẹt rễ. Lợi nhuận tăng thêm cho nông dân khoảng 360.000 đồng/sào. Đất được cải tạo rõ rệt, tập đoàn giun trong đất phát triển mạnh, mùn giun nhiều. Gạo sử dụng Bồ Đề 688 không chứa dư lượng thuốc BVTV. Không chứa dư lượng Ni- tơ-rat, cơm ăn ngọt bùi, để lâu không bị thiu. 2. Mô hình khảo nghiệm trên cây rau với diện tích trên 500 ha áp dụng quy trình SX rau sạch Bồ Đề 688 tại các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang đã cho kết quả năng suất tăng trung bình 30%, giảm được 50-70% chi phí phân bón. Đặc biệt, không cần sử dụng thuốc BVTV, rau sạch, không bị sâu bệnh, tăng thu nhập hơn so với cách trồng truyền thống khoảng 500.000 - 700.000 đồng/1 sào/vụ. Đất tơi xốp, giun phát triển nhiều. Rau SX theo quy trình Bồ Đề 688 có màu xanh tự nhiên, lá rau dày hơn, khi luộc rau nước trong để lâu không đổi màu, rau ăn giòn và ngọt hơn. 3. Mô hình khảo nghiệm trên cây cao su với diện tích hơn 100 ha tại Cty Cao su Thanh Hóa, Cty Cao su Hà Tĩnh, Cty Cao su Quảng Trị, Cty Cao su Sơn La. Mô hình tập trung xử lý phục hồi những cây cao su bị bệnh khô miệng cạo, bệnh cứng vỏ, vàng lá, đốm lá mắt cua, những cây này đã 2 năm không cho mủ. Kết quả sau 20 ngày xử lý bằng phân bón sinh học Bồ Đề 688 đã cho mủ trở lại. 4. Mô hình trên cây hồ tiêu làm tại Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), áp dụng quy trình Bồ Đề 688 SX hồ tiêu sạch an toàn và bền vững đã cho kết quả rất tốt. Chúng tôi đã kết hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê ký hợp đồng hợp tác chiến lược phát triển hồ tiêu theo hướng sạch và bền vững, xây dựng thương hiệu hồ tiêu Chư Sê. Đã thực hiện kiểm tra chất lượng đạt trong tiêu chuẩn được khoanh 50%/2.000 ha diện tích. Các vườn tiêu áp dụng quy trình sinh học Bồ Đề 688 phát triển bền vững, vườn cây sạch bệnh, năng suất ổn định, giảm được hơn 50% chi phí phân bón. 5. Mô hình khảo nghiệm trên cây chè với diện tích hơn 300 ha áp dụng quy trình SX chè sạch Bồ Đề 688 tại Nông trường chè Phú Thọ (Viện KH-KT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) và tại tỉnh Lâm Đồng đã cho kết quả năng suất tăng trung bình từ 2-3 lần so với phương pháp SX truyền thống. Số lượng búp chè nhiều hơn, lá dày hơn, nước xanh, vị thơm, ngọt hậu. Chè sạch không chứa dư lượng thuốc BVTV và các chất cấm. |
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam