Giới thiệu
|
||||
Sau ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất, ngành thuốc lá Việt |
||||
Giai đoạn 1975-1985 Sau ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất, ngành thuốc lá Việt Ở miền Nam, 2 nhà máy thuốc lá MIC và J.Bastos được quốc hữu hóa và đổi tên thành Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn và Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá miền Nam, sản xuất theo kế hoạch nhà nước. Hai Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn và Vĩnh Hội, đã tận dụng nguyên phụ liệu còn tồn kho để tiếp tục sản xuất, sau đó cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, phụ liệu, phụ tùng thay thế, thiếu điện, thiếu dầu... Tình hình trên không chỉ xảy ra ở ngành thuốc lá, mà còn là tình trạng chung của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Vào cuối những năm 70, nền kinh tế Việt Trước thực tiễn đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (Khóa IV) tháng 8/1979 có bước đột phá đầu tiên của công cuộc đổi mới, ra Nghị quyết đảm bảo quyền tự chủ cho các xí nghiệp, kết hợp 3 lợi ích của nhà nước, tập thể và người lao động, khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp bằng cách khoán sản phẩm, cho lưu thông tự do. Các nhà máy thuốc lá đã đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6: ở miền Bắc, hai Nhà máy Thuốc lá Thăng Long và Bắc Sơn đều vượt chỉ tiêu Nhà nước giao, Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá miền Nam đạt 40% chỉ tiêu của cả năm 1980 trong vòng một tháng. Để thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng về đẩy mạnh sản xuất, ngày 18/6/1981 Bộ Công nghiệp Thực phẩm ra quyết định số 623/CNTP/TCQL thành lập Xí nghiệp Liên hợp thuốc lá I bao gồm Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn và một số trạm nguyên liệu ở các tỉnh phía Bắc, thành lập Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá II bao gồm Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn, Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, 3 Xí nghiệp Nguyên liệu, 1 Xí nghiệp Lên men Thuốc lá và 1 Trung tâm Nghiên cứu Thuốc lá ở miền Nam. Từ 1981 đến 1985, dưới sự lãnh đạo của Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá I và II, các nhà máy thuốc lá Thăng Long, Bắc Sơn, Sài Gòn, Vĩnh Hội đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, hoàn thành việc khôi phục sản xuất, đạt sản lượng cao hơn trước năm 1975. Sự ra đời của Liên hiệp Thuốc lá Việt Tháng 12/1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử của Đảng và dân tộc, Đại hội khẳng định: “Đảng phải tự đổi mới - đổi mới tư duy, đổi mới tác phong lãnh đạo, đổi mới tầm nhìn. Không còn cách nào khác, tư tương “lấy dân làm gốc” chuyển nền kinh tế theo cơ cấu cũ sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là sự lựa chọn có tính tất yếu”. Đường lối đổi mới toàn diện của Đảng đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc nền kinh tế của nước ta. Giai đoạn 1985-1992, ngành công nghiệp thuốc lá quốc doanh do Liên hiệp Thuốc lá Việt Đặc điểm nổi bật của tình hình sản xuất thuốc lá từ 1985 đến đầu những năm 90 là sự ra đời của các xí nghiệp thuốc lá tại các tỉnh, thành phố, các quận, huyện và các ban ngành. Bên cạnh đó là thuốc lá nhập lậu ngày càng nhiều, đến năm 1989, 1990 thuốc lá nhập lậu ước tính 150-200 triệu bao/năm. Hậu quả của tình hình trên đã gây khó khăn cho việc quản lý sản xuất và lưu thông thuốc lá, làm thất thu ngân sách Nhà nước. Để chấm dứt tình trạng kể trên, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 278-CT ngày 3/8/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường nước ta và Quyết định số 392-CT ngày 12/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và lưu thông thuốc lá điếu. Đồng thời, Liên hiệp Thuốc lá Việt Nam đã chỉ đạo các nhà máy thuốc lá quốc doanh đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, thay đổi cơ cấu sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, mở rộng thị trường để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, sản xuất nhiều mác thuốc mới có khả năng cạnh tranh với thuốc lá ngoại nhập, trong đó sản phẩm Vinataba được đánh giá là sản phẩm thành công thay thế thuốc lá ngoại và giành được thị phần ngày càng lớn trên thị trường. Liên hiệp Thuốc lá Việt Nam còn chú trọng tìm đối tác đầu tư toàn diện từ khâu trồng, chế biến, xuất khẩu nguyên liệu đến khâu sản xuất thuốc điếu, đã bước đầu đàm phán với các tập đoàn thuốc lá lớn trên thế giới như B.A.T, Philip Morris, Rothman, Intabex... và đàm phán với New Toyo, Leigh Mardon về sản xuất và in bao bì thuốc lá điếu, giấy sáp vàng... Ngoài ra, vào những năm 1986-1990, hàng năm Liên hiệp Thuốc lá Việt Nam xuất khẩu 300-400 triệu bao thuốc sang Đông Âu và Liên Xô (cũ). Qua 8 năm hoạt động (1985-1992), Liên hiệp đã khẳng định được vai trò nòng cốt đối với toàn ngành thuốc lá Việt Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 1007/CNn-TCLĐ ngày 31/10/1992 về việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Liên hiệp thuốc lá Việt Nam thành Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Giai đoạn 1996-đến nay: Ngày 29/4/1995, Chính phủ ra Quyết định số 254/TTg về việc thành lập Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA), một trong 17 Tổng Công ty 91 của Nhà nước, trực thuộc Chính phủ. Đây là mô hình của một tập đoàn kinh tế lớn, đa ngành, trong kinh tế quốc doanh. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Sau 10 năm đổi mới thắng lợi, đến năm 1995, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Tháng 6/1996 Đại hội Đảng lần VIII quyết định chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với ngành thuốc lá, ngày 12/5/1999, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/1999/CT-TTg về việc chấn chỉnh sắp xếp sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá và Quyết định số 175/1999/QĐ-TTg ngày 25/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước có tác dụng hạn chế việc sản xuất thuốc lá lậu, thuốc lá giả, tăng thu ngân sách cho nhà nước. Ngày 22/10/2001, Chính phủ ra Nghị định số 76/2001/NĐ-CP về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá khẳng định Nhà nước độc quyền thuốc lá, chấm dứt tình trạng sản xuất thuốc lá tràn lan. Một số doanh nghiệp không đủ tiêu chí hoạt động trong ngành thuốc lá đã bị giải thể, sáp nhập. Tất cả quyết định trên của Chính phủ đã chấn chỉnh lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá, tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh giữa các xí nghiệp thuốc lá. Sau 10 năm hoạt động theo mô hình mới (1996-2005), Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đang hướng tới xây dựng thành một tập đoàn kinh tế mạnh, tiếp nhận thêm các Nhà máy thuốc lá địa phương trong cả nước, tiến hành kinh doanh đa ngành: kinh doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm, ngân hàng, sản xuất nước tinh khiết, sản xuất rượu, sản xuất trà giải độc, đầu tư vào ngành bảo hiểm... Kể từ ngày 01/01/2006, theo Quyết định số 327/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng Công ty Thuốc lá Việt nam, Công ty Thương mại Thuốc lá và Công ty Xuất nhập khẩu thuốc lá.
|