.
.

Nhiều dự án hạ tầng lớn về cảng biển sẽ được triển khai

Thứ Ba, 26/04/2022|07:57

Từ nay đến cuối năm, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) sẽ triển khai thực hiện các dự án phát triển hạ tầng lớn như: Dự án Bến số 3, 4 Cảng cửa ngõ Lạch Huyện; nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn; các dự án đầu tư của Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 và nghiên cứu đầu tư cảng Liên Chiểu, cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ.

VIMC sẽ triển khai thực hiện các dự án phát triển hạ tầng lớn như: Dự án Bến số 3, 4 Cảng cửa ngõ Lạch Huyện; nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn; các dự án đầu tư của Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 và nghiên cứu đầu tư cảng Liên Chiểu, cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ.
VIMC sẽ triển khai thực hiện các dự án phát triển hạ tầng lớn như: Dự án Bến số 3, 4 Cảng cửa ngõ Lạch Huyện; nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn; các dự án đầu tư của Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 và nghiên cứu đầu tư cảng Liên Chiểu, cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ.

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của VIMC diễn ra ngày 20/4, Tổng Giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết, trong Kế hoạch kinh doanh và đầu tư năm 2022, nhiều dự án đầu tư phát triển cảng biển sẽ được chú trọng thực hiện, nhằm đưa Tổng công ty bước vào giai đoạn phát triển mới.

Năm 2022, bức tranh của ngành hàng hải thế giới nói chung sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, ngành Hàng hải Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Cả ba lĩnh vực kinh doanh chính của VIMC là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức. 

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần đã giúp VIMC có thêm nguồn lực để tiến hành đổi mới hệ thống quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong kinh doanh, không ngừng đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh, từ đó bảo đảm cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh, mục tiêu mà tổng công ty đặt ra trong năm nay là sản lượng hàng thông qua cảng đạt hơn 132,6 triệu tấn, tăng 5,3% so với năm 2021; vận tải biển đạt hơn 19,3 triệu tấn, doanh thu đạt hơn 12.500 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 2.518 tỷ đồng. Cùng với đó, để đạt mục tiêu tái cơ cấu đội tàu theo hướng phát triển đội tàu vận tải container tải trọng lớn, hiện đại cùng các container đồng bộ, VIMC sẽ tiến hành phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ thêm khoảng 1.000 tỷ đồng. 

Sau khi được cổ đông thông qua, tổng công ty sẽ hoàn thiện thủ tục để báo cáo Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt, vì hiện Nhà nước vẫn nắm 99% cổ phần tại VIMC. Mục tiêu phát hành cổ phiếu tăng vốn lần này xét ưu tiên cho các đối tác chuyên về vận tải container. 

Đồng thời, VIMC sẽ tập trung đầu tư hệ thống công nghệ thông tin có tính xương sống, kết nối toàn bộ các doanh nghiệp thành viên nhằm chuyển đổi số và phát triển chuỗi dịch vụ logistics "door to door".

Theo chinhphu.vn

.
.
.
.