.
.

ĐẢNG BỘ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TW

LÃNH ĐẠO MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI PHỤC VỤ SÁT ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH ĐƯỢC VAY VỐN

Thứ Tư, 07/12/2011|14:44

 

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (Khoá X)về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó mục tiêu tổng quát là: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn”, và mục tiêu đến năm 2020 là: “Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo…”.
 
Thực hiện mục tiêu trên, trong nhiệm kỳ 2006-2010 Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương (NHCSXHTW) đã lãnh đạo toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Chính phủ giao, đến thời điểm 31/8/2010, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng đạt trên 85 ngàn tỷ đồng, với trên 7 triệu khách hàng đang vay vốn các chương trình tín dụng của NHCSXH, trong đó có trên 3,6 triệu hộ nghèo; trên 1,8 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn học tập; 40 ngàn lượt lao động đi lao động có thời hạn tại nước ngoài; trong gần 02 năm (2009-2010) triển khai cho vay xây dựng được 131 ngàn căn nhà cho hộ nghèo. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho gần 900 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn thoát nghèo và tạo ra hàng triệu việc làm mới sau khi học sinh, sinh viên ra trường, thu hút được 700 ngàn lao động có việc làm.
 
Thực tế trong những năm vừa qua, Đảng bộ NHCSXH đã tổ chức quán triệt và thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Đảng bộ cấp trên, trong đó bám sát mục tiêu Nghị quyết và nhiệm vụ được giao tập trung lãnh đạo các đơn vị trong toàn hệ thống triển khai thực hiện tốt Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về thực hiện công tác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức chính trị xã hội; tập trung củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm phục vụ sát đối tượng chính sách được vay vốn, bảo đảm nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước được chuyển tải đến các đối tượng thụ hưởng chính sách một cách công khai, dân chủ, kịp thời; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ, tiết giảm các chi phí giao dịch của người vay, thực hiện dân chủ, công khai việc sử dụng vốn tín dụng chính sách và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm tra, giám sát và giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, điều này thể hiện rõ nét những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7(Khoá X) về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
 
Kết quả đạt được từ sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên NHCSXH trong nhiệm kỳ vừa qua đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, an sinh sinh xã hội. Một trong các yếu tố đưa đến thành công đó chính là việc mở rộng màng lưới hoạt động. Với phương châm hướng về cơ sở, tăng cường tổ chức giao dịch tại địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi và giảm bớt thủ tục hành chính đối với hộ vay.
 
Đạt được kết quả trên trước hết khẳng định chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách hoàn toàn đúng đắn được nhân dân đồng tình. Bên cạnh đó là sự phối hợp của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ các thôn bản, xã, phường. Nhờ đó mà nguồn vốn tín dụng ưu đãi được chuyển tải đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng có hiệu quả, đời sống ngày càng được nâng lên, góp phần thay đổi bộ mặt ở nông thôn. Với nguồn vốn ưu đãi, thủ tục đơn giản, phương thức chuyển tải vốn thuận lợi, người nghèo và các đối tượng chính sách không phải thế chấp tài sản cùng với màng lưới hoạt động gần dân, sát dân đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân về chính sách tín dụng ưu đãi, xoá bỏ quan niệm về vốn cho, vốn cấp và làm quen dần với dịch vụ vay, trả nợ ngân hàng.
 
Việc mở rộng màng lưới phục vụ cùng với phương thức công khai hoá, dân chủ hoá các chính sách tín dụng ưu đãi, danh sách hộ vay vốn, thực hiện giải ngân tại xã và trực tiếp đến hộ vay vốn trước sự chứng kiến của hội đoàn thể, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đã ngăn chặn việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô lợi dụng, từ đó tạo lòng tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng và Chính phủ.
 
Phát huy những thành tích đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng(khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; trong nhiệm kỳ tới Ban Chấp hành Đảng bộ NHCSXHTW tập trung lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm là:
- Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động gắn với sự cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, sự quản lý, giám sát của các cấp chính quyền.
-  Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát để cắt giảm các thủ tục không thật sự cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ vay vốn và tiết giảm chi phí cho ngân hàng và khách hàng.
- Coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tiêu cực trong việc sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, coi đó là một trong những giải pháp quan trọng trong lãnh đạo, điều hành nhằm nâng cao chất lượng các mặt hoạt động.
-  Chú trọng phát triển đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường  công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ trong hệ thống, quan tâm đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, các ngành liên quan để xây dựng đề án chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh, tư vấn cho người nghèo, hộ nghèo tập duyệt làm quen dần với nền sản xuất hàng hoá và các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức NHCSXH đã được xác lập theo quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ theo hướng tập trung củng cố bộ máy, tập trung củng cố hoạt động quản lý ở Trung ương, Ban đại diện HĐQT ở địa phương. Tận dụng các điều kiện sẵn có về tổ chức màng lưới để phát triển một số nghiệp vụ ngân hàng như huy động nguồn vốn, tổ chức các nghiệp vụ tiền gửi, thanh toán, bảo đảm sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động ngân hàng.
 
ĐUK
.
.
.
.