.
.

CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

Thứ Ba, 31/10/2017|16:22

Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác cán bộ, những năm qua các cấp ủy trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) đã triển khai thực hiện đồng bộ, sáng tạo các chủ trương, nguyên tắc, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác cán bộ, đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn công tác cán bộ tại các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Đảng bộ Khối cũng đặt ra một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ

Quán triệt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, Đảng ủy Khối đã ban hành chương trình hành động, nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, hướng dẫn để lãnh đạo, chỉ đạo về đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ. Các cấp ủy đảng cụ thể hóa sát với thực tiễn ở đơn vị, trọng tâm là bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; ban hành và lãnh đạo hội đồng thành viên/hội đồng quản trị (HĐTV/HĐQT), tổng giám đốc doanh nghiệp thực hiện công tác cán bộ theo quy định của Đảng đồng bộ với triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của các bộ, ngành như: phân cấp quản lý; tiêu chuẩn chức danh; tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động; khen thưởng, kỷ luật cán bộ; quy chế quản lý vốn; quy chế đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người đại diện vốn nhà nước; quy chế đánh giá người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc…

Được thành lập tháng 4/2007, hiện nay, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) gồm 35 đảng bộ trực thuộc (32 đảng bộ cấp trên cơ sở, 3 đảng bộ cơ sở), trong đó có 33 đảng bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng, tổ chức tài chính nhà nước, 2 đảng bộ cơ quan, với 1.069 tổ chức cơ sở đảng, 5.681 chi bộ trực thuộc, hơn 81.000 đảng viên.

Việc ban hành kịp thời và đầy đủ hệ thống các quy chế, quy định về công tác cán bộ giúp các đảng ủy doanh nghiệp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, trực tiếp và nhất quán quy định, quy trình công tác cán bộ; khắc phục được tình trạng lúng túng, không rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong việc đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch cán bộ, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, doanh nghiệp – đặc biệt là vị trí, vai trò của ban thường vụ cấp ủy, của HĐTV/HĐQT, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ.

Với đặc điểm mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Đảng ủy Khối, cán bộ và công tác cán bộ liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành quản lý, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối DNTW đã ký quy chế phối hợp công tác với Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ban cán sự đảng, đảng đoàn của 8 bộ, ngành có liên quan (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; các Bộ: Nông nghiệp & PTNT, Công Thương, Giao thông Vận tải, Thông tin & Truyền thông). Các cấp ủy trực thuộc Đảng bộ Khối ký quy chế phối hợp công tác với các cấp ủy địa phương nơi có đơn vị của doanh nghiệp đóng trên địa bàn với nội dung trọng tâm là công tác cán bộ. Qua đó giúp Đảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc phối hợp thực hiện tốt hơn việc đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, giới thiệu ứng cử, giải quyết đơn thư khiếu nại, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

Thay mặt Bộ Chính trị, Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao các Quyết định của Bộ Chính trị cho đồng chí Bùi Văn Cường thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương để giữ chức Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;  đồng chí Nguyễn Quang Dương thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương để giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Phạm Viết Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng không Việt Nam làm Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao các Quyết định của Bộ Chính trị cho đồng chí Bùi Văn Cường thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương để giữ chức Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đồng chí Nguyễn Quang Dương thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương để giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Phạm Viết Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng không Việt Nam làm Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Để phát huy trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị, các đảng ủy trực thuộc Khối đã ban hành quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác giữa đảng ủy với HĐTV/HĐQT, ban điều hành, quy định và thể hiện mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy với HĐTV/HĐQT trong công tác cán bộ theo đúng quy trình và các quy định của Đảng, tạo thuận lợi để cơ quan quản lý, điều hành phát huy đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm. Căn cứ quy mô và đặc điểm của từng đảng bộ, số lượng biên chế cán bộ được đảng ủy và lãnh đạo doanh nghiệp quyết định theo hướng: Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐTV/HĐQT; phó bí thư là tổng giám đốc doanh nghiệp, phó bí thư thường trực phụ trách công tác xây dựng Đảng và cán bộ chuyên trách công tác đảng. Cơ bản cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp là cấp ủy viên các cấp, cán bộ chủ chốt doanh nghiệp được cơ cấu vào ban chấp hành, ban thường vụ; chủ tịch HĐTV/HĐQT hoặc tổng giám đốc đồng thời là bí thư cấp ủy. Việc quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo chuyên môn; thu hút và phát huy cán bộ có triển vọng, có thành tích xuất sắc, tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ… vào làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị được quan tâm, chú trọng thực hiện.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc, quyết liệt và những giải pháp thiết thực, phù hợp, công tác cán bộ trong Đảng bộ Khối dần đi vào nền nếp và có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Đảng bộ Khối phát triển về số lượng và chất lượng, với cơ cấu hợp lý; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ tăng và được đào tạo cơ bản. Năng lực, trình độ quản lý kinh tế được nâng lên, có khả năng tiếp thu và ứng dụng được nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng Đảng vững mạnh, phát triển doanh nghiệp bền vững. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, đi đầu thực hiện an sinh xã hội, tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

Một số vấn đề cần quan tâm

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, song thực tiễn công tác cán bộ tại các doanh nghiệp trong Khối DNTW thời gian qua cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm.

Trước hết, Đảng ủy Khối không có chính quyền cùng cấp. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Đảng ủy Khối không quyết định mà chỉ tham gia với cơ quan có thẩm quyền về công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp trong Khối, vì vậy không có đầy đủ cơ sở để theo dõi, nắm bắt và đánh giá cán bộ một cách toàn diện.

Đồng chí Phạm Viết Thanh, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW và đồng chí Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT trao Quyết định và tặng hoa cho đồng chí Vũ Anh Minh về việc chỉ định đồng chí Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty ĐSVN, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy ĐSVN khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW và đồng chí Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT trao Quyết định về việc chỉ định đồng chí Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy ĐSVN khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Một số quy định, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ trong doanh nghiệp còn có nội dung chưa thống nhất, nên khi thực hiện quy hoạch, đánh giá, phân loại cán bộ, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong Khối còn gặp khó khăn, vướng mắc. Đơn cử, theo Quy định  số 69 – QĐ/TW ngày 13/2/2017 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có vốn chi phối, cấp ủy doanh nghiệp có thẩm quyền lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được thể chế hóa đầy đủ trong các văn bản hiện hành của Nhà nước, vai trò lãnh đạo của cấp ủy doanh nghiệp trong công tác đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ chưa rõ nét, có nội dung còn mang tính hình thức.

100% Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị và trình độ chuyên môn đại học trở lên, trình độ sau đại học chiếm 76%; độ tuổi dưới 40 chiếm 8,7%, từ 41-50 tuổi chiếm 41,3%; có 3 cán bộ nữ.

Cán bộ các doanh nghiệp thuộc diện Ban Thường vụ Đảng ủy Khối quản lý: Trên 80% có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị; 100% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ sau đại học chiếm gần 60%.

Cấp ủy viên cơ sở: 98,7% có trình độ chuyên môn đại học trở lên, 65% có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên; độ tuổi dưới 37 chiếm 0,6%, từ 30 – 40 chiếm 18%, từ 40 – 55 là 71,7%.

Cũng theo các quy định hiện hành, các bộ, ngành là chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp trong Khối chủ trì thực hiện quy trình công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp (quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật...), có ý kiến của Đảng ủy Khối. Đảng ủy Khối chủ trì thực hiện quy trình công tác cán bộ cấp ủy doanh nghiệp, ban cán sự đảng bộ, ngành tham gia ý kiến. Sự phối hợp trong công tác cán bộ đã được nêu trong Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy Khối DNTW với ban cán sự bộ, ngành, đảng đoàn các cơ quan Trung ương ban hành theo Quyết định số 219 – QĐ/TW của Ban Bí thư. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp còn chưa chặt chẽ, một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong Khối không lấy ý kiến của Đảng ủy Khối; có doanh nghiệp khuyết cán bộ lãnh đạo chủ chốt (chủ tịch, tổng giám đốc) trong thời gian dài nhưng chậm được kiện toàn đã ảnh hưởng đến việc kiện toàn chức danh bí thư, phó bí thư cấp ủy doanh nghiệp.

Ở một góc độ khác, theo Quy định số 196 của Ban Bí thư về tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, hiện nay trong Đảng bộ Khối có 22 đảng bộ không toàn doanh nghiệp. Các công ty, chi nhánh của các doanh nghiệp này hoạt động tại các tỉnh, thành phố có tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, có nơi trực thuộc huyện ủy, do đó đảng ủy tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối không có điều kiện để thực hiện đầy đủ vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ, không quyết định đánh giá đảng viên, không kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ tại các công ty, chi nhánh hoạt động ở địa phương.

Trong nội bộ doanh nghiệp, mối quan hệ công tác của cấp ủy lãnh đạo trực tiếp và toàn diện đối với HĐTV/HĐQT, chủ tịch, tổng giám đốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa được thể chế hóa, cụ thể hóa và quy định trong các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Thời điểm đánh giá cán bộ trong doanh nghiệp và thời điểm đánh giá phân loại đảng viên khác nhau; cán bộ trong doanh nghiệp được phân loại theo 3 mức, trong khi phân loại, đánh giá đảng viên là 4 mức; thẩm quyền và quy trình đánh giá người quản lý doanh nghiệp còn chưa đồng bộ và thống nhất.

Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối thuộc sự quản lý nhà nước và quản lý vốn của nhiều bộ, ngành khác nhau, do đó trong công tác cán bộ nhìn chung còn khép kín trong từng đơn vị, ít có sự liên thông giữa các doanh nghiệp trong Khối.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối sẽ sớm ban hành Nghị quyết về đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ trước tình hình mới. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, doanh nghiệp, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Cùng với việc lãnh đạo tiếp tục tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII)., các đảng ủy trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá và rà soát, bổ sung chiến lược cán bộ phù hợp với công tác sắp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp trong Khối theo lộ trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy và quy chế về quan hệ công tác giữa đảng ủy với HĐTV/HĐQT và ban điều hành, nhất là về công tác cán bộ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và xu thế thị trường. Chú trọng đổi mới và hoàn thiện các khâu công tác cán bộ trong doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của nhà nước đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở phát huy vai trò trách nhiệm đảng viên đại diện vốn góp của nhà nước trong hội đồng thành viên, hội đồng quản trị. Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong doanh nghiệp khi để xảy ra thua lỗ, thất thoát trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quyết định đầu tư và vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Cải tiến quy trình công tác cán bộ theo hướng mở rộng và phát huy dân chủ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xem xét, quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là nhân sự chủ tịch và tổng giám đốc. Bên cạnh đó, thực hiện đổi mới mạnh mẽ các khâu trong công tác cán bộ, từ đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử; quản lý, sử dụng cán bộ đến thực hiện chế độ, chính sách cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ với phương châm “giám sát mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”; xây dựng bộ máy và con người làm công tác cán bộ. Kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để có biện pháp giải quyết đối với những nội dung thuộc thẩm quyền; đồng thời tổng hợp, đề xuất, kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương để sửa đổi, bổ sung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác cán bộ cho thống nhất, phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

TCĐT ĐUK

.
.
.
.