.
.

Hội nghị Toạ đàm thực trạng các cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong tình hình mới

Thứ Ba, 17/01/2023|23:47

Vừa qua, tại Hà Nội, Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương và Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị Toạ đàm thực trạng các cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng hiện nay trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Chủ trì Hội nghị, có đồng chí Trần Thế Hưng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương; đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Khối.

Đến dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các vụ, ban, đơn vị của Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương; lãnh đạo các đảng uỷ trực thuộc thuộc các loại hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp của Đảng bộ Khối.

Phát biểu tại buổi Toạ đàm, đồng chí Trần Thế Hưng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài cho biết: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, quy định rõ 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, trong đó Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng ta và được cụ thể hóa tại Điều 9, Điều lệ Đảng, nhằm phát huy tốt nhất trình độ, năng lực sáng tạo của đội ngũ đảng viên trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm mọi quyết sách đều là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng. Không chỉ thể hiện sự thống nhất ý chí trong Đảng, nguyên tắc cơ bản này còn nhằm bảm đảm các hoạt động đúng cương lĩnh, đường lối, điều lệ, các quy chế, quy định mà mọi thành viên trong tổ chức đó đều phải tuân thủ.

đồng chí Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Khối, Phó Thủ trưởng Cơ quan Đảng uỷ Khối đã tặng quà và chúc mừng các cán bộ, công chức, nhân viên đang công tác và làm việc tại Cơ quan Đảng uỷ Khối có ngày sinh nhật trong tháng 7,8,9
Đồng chí Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương chủ trì Hội nghị.

Theo đồng chí Trần Thế Hưng, trong thực tiễn cầm quyền của Đảng, nổi lên ba nhóm công việc chủ yếu sau: lựa chọn và phát triển lý luận cầm quyền đúng; xây dựng và thực thi cương lĩnh cầm quyền phù hợp, được đại đa số dân chúng trong xã hội ủng hộ và thực hiện; kiến tạo bộ máy cầm quyền hiệu quả và đội ngũ cán bộ cầm quyền giỏi. Và tất cả hoạt động đó của Đảng được vận hành bằng nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thước đo của thành công khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là ở “đầu ra của quyết định”, là những giá trị có thể định lượng được. Các quyết định của Đảng như các nghị quyết, quyết sách phải được đo lường bằng giá trị xã hội về chính trị (như sự vững vàng của chế độ), kinh tế (như sự tăng trưởng xã hội và sự thụ hưởng của nhân dân), về văn hóa (như sự hài lòng về các giá trị văn hóa về hưởng thụ và phát triển con người, bồi đắp nhân cách), và sự hội nhập phát triển (kế thừa các giá trị quốc, uy tín dân tộc, quốc gia, sự ủng hộ về đối ngoại và uy tín của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân…). 

Có thể thấy việc thực hiện đúng các nguyên tắc của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống các cơ chế thực thi nguyên tắc một cách đúng đắn, phù hợp là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm của xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Qua giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đưa ra khái niệm: Cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng có thể được hiểu là tổng hợp các quy chế, quy định cụ thể hóa, hướng dẫn... cùng các phương thức tiến hành, quy trình phương pháp tác động mà qua đó, toàn bộ bộ máy và tổ chức của Đảng, toàn bộ hoạt động trên mọi phương diện lãnh đạo của Đảng và toàn bộ đời sống sinh hoạt đảng được xác lập, hình thành và vận hành một cách chỉnh thể biện chứng, thống nhất và hiệu quả, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và luôn được bảo đảm bởi nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đồng thời cũng đã xác định phạm vi các cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ theo các mặt sinh hoạt đảng, công tác lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhiệm vụ tiếp theo là cần xác định, đánh giá được đúng thực trạng thực thi các cơ chế này trong tình hình hiện nay, đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ nghiên cứu.

đồng chí Trần Thế Hưng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu đề dẫn.
Đồng chí Trần Thế Hưng, Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu đề dẫn tại Hội nghị.

Tại buổi Toạ đàm, các đại biểu đã nghiên cứu, tập trung thảo luận sâu vào các nội dung cốt lõi nhằm xác định một cách đúng đắn, đóng góp thêm về khái niệm cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng; phân tích, đánh giá cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng tại đơn vị, doanh nghiệp thời gian qua. Qua đó, đánh giá hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn về cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ, cụ thể: Nội hàm của cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ; những yếu tố tác động đến cơ chế thực thi. Tổng kết, đánh giá thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng thời gian qua tại doanh nghiệp (các loại hình doanh nghiệp nhà nước khác nhau). Cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, kết luận, quy định… của Đảng, việc ban hành và thực hiện nghị quyết của cấp ủy; xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nhà nước. Công tác tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cơ chế thực hiện trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng với người đứng đầu doanh nghiệp. Cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ chức, trong việc xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên trong doanh nghiệp: đánh giá đặc điểm, mô hình, tổ chức đảng tại các doanh nghiệp nhà nước hiện nay; trong việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, trong công tác bầu cử… Cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng tại các doanh nghiệp. Cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng tại đơn vị, doanh nghiệp, sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đảng bộ; phê bình và tự phê bình; thực hiện quyền và trách nhiệm của đảng viên; thực hiện chế độ báo cáo, bảo lưu ý kiến...

P.V

.
.
.
.