Agribank ban hành Kế hoạch hành động hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
Thứ Ba, 17/04/2012|23:20
Agribank vừa ban hành Kế hoạch hành động số 2223/NHNo-TDHo hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết 26- NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 có nội dung toàn diện, bao gồm kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của hơn 70% dân số đang sống ở nông thôn. Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Nhận thức tầm quan trọng của Chương trình này, Agribank tập trung đầu tư tín dụng, cung ứng sản phẩm dịch vụ tiện ích để góp phần phát triển thị trường truyền thống nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Theo đó, toàn hệ thống Agribank thống nhất đồng thuận triển khai Kế hoạch nhằm nâng cao vai trò, vị thế, trách nhiệm của một Ngân hàng thương mại nhà nước trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện tốt các giải pháp huy động vốn để mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020 với các mục tiêu: Nguồn vốn huy động năm 2012 tăng trưởng từ 10% - 12% so với năm 2011; Các năm sau nguồn vốn huy động tăng trưởng khoảng 12%/năm; Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2012 và các năm tiếp theo tăng khoảng 10% /năm. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng hàng năm 15% - 18%/năm; Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến cuối năm 2012 đạt hơn 70%, các năm tiếp theo đạt hơn 75%...
Theo đó, toàn hệ thống Agribank thống nhất đồng thuận triển khai Kế hoạch nhằm nâng cao vai trò, vị thế, trách nhiệm của một Ngân hàng thương mại nhà nước trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện tốt các giải pháp huy động vốn để mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020 với các mục tiêu: Nguồn vốn huy động năm 2012 tăng trưởng từ 10% - 12% so với năm 2011; Các năm sau nguồn vốn huy động tăng trưởng khoảng 12%/năm; Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2012 và các năm tiếp theo tăng khoảng 10% /năm. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng hàng năm 15% - 18%/năm; Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến cuối năm 2012 đạt hơn 70%, các năm tiếp theo đạt hơn 75%...
Nội dung của kế hoạch hành động cũng nêu rõ, từ trụ sở chính Agribank đến các chi nhánh có kế hoạch hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Agribank hỗ trợ để làm chuyển biến rõ nét 02 xã trong xây dựng nông thôn mới, bố trí đủ nguồn vốn để đầu tư cho khách hàng có đủ điều kiện vay vốn theo quy định; các chi nhánh chủ động nắm bắt nhu cầu vốn để cho vay các chương trình, dự án phát triển sản xuất kinh doanh ở địa phương. Mỗi chi nhánh có hoạt động trên địa bàn nông thôn, đề xuất lựa chọn 01 xã báo cáo Agribank để sử dụng Quỹ an sinh xã hội hỗ trợ xây dựng một trong các công trình như: Trường học, trạm y tế xã, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống nước sạch… Để thực hiện tốt chương trình này, Agribank đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn có tính ổn định cao, vốn có thời hạn gửi dài, huy động nguồn vốn tại chỗ để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của nền kinh tế, nhất là nhu cầu vốn trong nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, các chi nhánh căn cứ vào Đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt của từng địa phương, nắm bắt nhu cầu vốn tín dụng, xây dựng phương án cụ thể để đầu tư tín dụng trên địa bàn. Cùng đơn vị đầu mối là Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, các ban, ngành có liên quan tại địa phương cập nhật thông tin về tiến độ thực hiện Chương trình, đồng thời nắm bắt và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng. Công khai các thủ tục cho vay đối với khách hàng một cách rõ ràng, minh bạch. Chủ động và ưu tiên về nguồn vốn để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank. Thực hiện tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay bảo đảm an toàn, hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thế mạnh, hạn chế của địa phương, nhu cầu vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, các chi nhánh có giải pháp mở rộng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để phát triển kinh tế trên địa bàn. Phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban ngành liên quan tại địa phương để đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân chính sách tín dụng, các sản phẩm, dịch vụ của Agribank. Tạo điều kiện thuận lợi để Agribank đầu tư vốn và phát triển các dịch vụ có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.
Năm 2012, Agribank sẽ tập trung nguồn vốn (bao gồm cả nguồn thu nợ từ lĩnh vực cho vay lĩnh vực phi sản xuất chuyển sang) để đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổng số vốn cho vay tăng thêm trong năm 2012 khoảng 54.000 tỷ đồng, tốc độ tăng 17%/so với năm 2011. Trong đó, cho vay ngắn hạn tăng thêm trong năm 2012 là khoảng 44.000 tỷ đồng phục vụ chi phí sản xuất - kinh doanh; Vốn trung, dài hạn tăng thêm 10.000 tỷ đồng, tập trung vào đầu tư các nhà máy sản xuất, chế biến nông thủy sản, chăn nuôi với công nghệ cao; chương trình cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; cho vay kinh tế trang trại và hộ sản xuất.
Quang Tùng
.