.
.

Bài dự thi Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương - năm 2022

XÂY DỰNG CƠ CHẾ CẠNH TRANH, CƠ CHẾ TIỀN LƯƠNG, THƯỞNG THEO KPI TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CÔNG

Thứ Sáu, 04/11/2022|11:04

Từ Đại hội Đảng VI năm 1986 đến nay, nhờ công cuộc đổi mới cơ chế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, Việt Nam từ một nước nghèo nàn lạc hậu, nhanh chóng phát triển về mọi mặt. GDP đạt 362 tỷ USD năm 2021, tăng 24 lần so với 1986. Thu nhập bình quân đầu người 1985: 159 USD/năm tăng lên 2.750USD/năm vào năm 2020. Tăng trưởng kinh tế từ mức không đáng kể, lên 4,4% (1986-1990), 8,2% (1991-1995), 7% (1996-2000), 6,8% (2016-2019). Kim ngạch XNK năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD. Hội nhập quốc tế sâu rộng, sau khi gia nhập WTO, VN đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới. Tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1: 99% đứng thứ 2 khu vực sau Singapore, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 92,08%.

Đóng góp vào kết quả trên, khối doanh nghiệp từ trong nước đến công ty có vốn nước ngoài, từ hộ kinh doanh, hợp tác xã, công ty đến các tập đoàn lớn… đều nỗ lực tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để có thể tồn tại trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Chỉ có khu vực hành chính công, dù luôn được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước thúc đẩy cải cách hành chính, phát động các phong trào thi đua nâng cao chất lượng dịch vụ công… nhưng vẫn ít chuyển biến. Minh chứng là sau 35 năm, mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân khi làm việc với các cơ quan này vẫn không được cải thiện (xin xem báo cáo phần dưới). Việc gây khó dễ doanh nghiệp của một bộ phận nhỏ cán bộ trong các cơ quan hành chính công như hòn đá tảng kìm chế sự phát triển của đất nước. 

Lý do thứ nhất là độc quyền. Khi một số cán bộ khi tiếp nhận hồ sơ cho doanh nghiệp, vị cán bộ này càng gây khó cho doanh nghiệp thì lại càng có cơ hội thu lợi từ các khoản chi ngoài quy định từ doanh nghiệp (khảo sát bên dưới).

Lý do thứ hai là cơ chế lương không tạo động lực cho đơn vị hành chính cũng như cán bộ. Mức lương thấp so với mặt bằng xã hội, đơn vị hay cán bộ làm tốt cũng không được tăng đáng kể thu nhập. Hậu quả là quyền lớn cộng thu nhập thấp sinh ra “tham nhũng vặt”. Tuy “vặt” nhưng hậu quả cho toàn nền kinh tế lại không nhỏ.

Thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn 2045, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là định hướng sáng suốt của Đảng giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Định hướng mạnh mẽ thì đòi hỏi giải pháp đột phá. Bài viết này xin đề xuất 2 giải pháp về xây dựng Đảng trên các mặt tổ chức, cán bộ, cơ chế tổ chức các đơn vị và cải cách tiền lương áp dụng cho Khối hành chính công. Hai giải pháp này sẽ giải quyết triệt để hai nguyên nhân trên. Ở một khía cạnh khác, có thể có tác dụng chống lợi ích nhóm. 

Dưới đây là một ví dụ thể hiện một góc nhìn từ phía cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam đánh giá về cơ quan Hải quan và các Bộ Công thương, Nông nghiệp, Y tế, Thông tin Truyền thông… Bản thân ngành Hải quan đã rất quyết liệt cải cách thủ tục hành chính và đạt được nhiều kết quả như Hải quan điện tử, Hệ thống thông quan tự động… tuy nhiên để đạt sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp thì còn khá xa. 

Tháng 6/2021, VCCI, Tổng cục Hải quan, Dự án tạo thuận lợi thương mại của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID-TFP) phát hành Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu (viết tắt XNK) theo Khảo sát 2020. Nhóm nghiên cứu: Đậu Anh Tuấn, Phạm Ngọc Thạch, Lê Thanh Hà, Bùi Linh Chi… (Link: http://viboonline.com.vn).

  • - 38% doanh nghiệp (viết tắt: DN) gặp khó khăn vướng mắc trong tìm hiểu thông tin thủ tục hành chính XNK.
  • - Tỷ lệ hài lòng đối với sự giải đáp của Tổng cục hải quan (HQ) là 63%.
  • - DN gặp khó khăn nhất về nhóm thủ tục: Kiểm tra hồ sơ, hoàn thuế/không thu thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • - Quy định/chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi: 24,2% DN thực hiện kiểm tra hồ sơ gặp phải.
  • - Kiểm tra sau thông quan: DN gặp phải vấn đề thời gian kiểm tra bị kéo dài so với quy định, hoặc các lô hàng bị kiểm tra trùng lặp.
  • - Đánh giá Công chức HQ: Văn minh, lịch sự (53% DN), thực hiện đúng thẩm quyền (51% DN), Công tâm, tận tụy (47%), coi DN là đối tác hợp tác (46%), nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc (45%).
  • - Đánh giá về thực hiện kiểm tra chuyên ngành về Quản lý chất lượng hàng hóa và Quản lý an toàn thực phẩm, tỷ lệ các DN thấy thuận lợi là rất thấp: 

Đơn vị %

Quản lý chất lượng hàng hóa

Bộ Công thương

Bộ Khoa học Công nghệ

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bộ Y tế

Bộ Thông tin, Truyền thông

Bộ Giao thông Vận tải

Cấp phép

41,6

28,4

 

 

 

17,1

Công bố hợp quy

 

31,6

31,7

22,8

 

 

Kiểm tra chất lượng

 

30

28,3

19,9

 

 

Quản lý an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

 

Cấp phép

25,7

 

26

22,9

 

 

Công bố hợp quy

25

 

22,7

24,2

22,4

 

Ktra Quản lý an toàn thực phẩm

27

 

26,6

28,6

 

 

Chi phí ngoài quy định

  • - Không trả chi phí ngoài: 56,1 %.
  • - 22,6% thừa nhận đã chi ngoài, 21,3 từ chối cung cấp thông tin.
  • - Quy mô chi ngoài: 73.8% doanh nghiệp chi dưới 0,5% giá trị lô hàng, 2.3% doanh nghiệp chi hơn 10% giá trị lô hàng.
  • - 38,6 % doanh nghiệp lo ngại bị phân biệt đối xử nếu không chi ngoài (sẽ bị kéo dài thời gian làm thủ tục, bị yêu cầu giải trình các chứng từ không theo quy định của pháp luật, hoặc bị cán bộ tỏ thái độ không văn minh lịch sự khi làm việc).

Ở góc độ cạnh tranh giữa các địa phương, thực tế cho thấy, khi triển khai thi đua giữa các tỉnh về đầu tư, thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đã tạo nên chất lượng dịch vụ công rất khác biệt ở các tỉnh mà lãnh đạo có khát vọng, tầm nhìn phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh nhà. Một tập đoàn quốc tế lớn thay vì phải lo lắng xin giấy phép đầu tư nhà máy ở tỉnh này thì có thể chọn tỉnh khác có thủ tục nhanh gọn, nhiều ưu đãi hơn để đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp mang lại các lợi ích lâu dài như nộp thuế và tạo công ăn việc làm rất lớn cho tỉnh, kéo theo hàng chục công ty vệ tinh về tỉnh đó. Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bình Dương… là nhiều ví dụ thu hút “Đại bàng đa quốc gia” thành công. Họ vượt cả các thành phố trung tâm, tuy thuận lợi hơn về hạ tầng như: Hà Nội, TP HCM nhưng không có thuận lợi về chính sách dành cho các doanh nghiệp này bằng. 

Các lĩnh vực trước đây độc quyền, sau chuyển sang cạnh tranh như: ngân hàng, xây dựng, thương mại, hoặc các lĩnh vực đang triển khai như y tế, giáo dục… đều cho thấy sự gia tăng rõ rệt về chất lượng dịch vụ. Vậy, trao quyền lựa chọn cho khách hàng, doanh nghiệp là chìa khóa tăng chất lượng dịch vụ công.  

Thực hiện nghị quyết TW 4 khóa XI, XII, Chỉ thị 05 CT/TW của Bộ Chính Trị về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, xét rộng ra thì thi đua và cạnh tranh là động lực phát triển. 

Tuy nhiên, nếu Đảng và Nhà nước chỉ phát động các phong trào thì các đơn vị chỉ hưởng ứng hình thức, hết phong trào lại trở về như cũ. Đơn vị đạt thành tích thi đua tốt cũng không hơn gì nhiều, không có động lực tăng chất lượng dịch vụ công. Đảng và Nhà nước cần tạo cơ chế sao cho tạo được động lực, gắn kết quả công việc với thu nhập và cơ hội thăng tiến. Đó là tạo cơ chế cạnh tranh, trao quyền lựa chọn cho doanh nghiệp và người dân. 

Tôi xin đề xuất mô hình tổ chức như sau:

Một là tạo cơ chế cạnh tranh

Tại cảng Hải phòng, Tổng cục Hải quan đặt nhiều đơn vị Hải Quan 1, Hải quan 2, Hải quan 3… có chức năng làm việc như nhau để doanh nghiệp tùy chọn theo ý mình. Đơn vị Hải quan này có trụ sở ở các tỉnh trên cả nước. 

Hiện nay Ngành Hải quan đã sử dụng Hải quan điện tử, khai báo online, thông quan tự động, nộp thuế online nên doanh nghiệp thuận lợi trong việc lựa chọn đơn vị Hải quan làm tốt. 

Hai là tạo Cơ chế thu nhập gắn với kết quả công việc

Các đơn vị trên được giao chỉ tiêu về khối lượng hàng hóa thông quan và số thuế xuất nhập khẩu thu được. Kết quả công việc được đánh giá qua KPI và một số chỉ số khác. KPI là bộ các chỉ tiêu mà 1 đơn vị hoặc 1 cán bộ phải hoàn thành trong 1 tháng, mỗi chỉ tiêu có trọng số. Cuối tháng, cán bộ lấy kết quả thực hiện từng chỉ tiêu nhân trọng số tính ra tổng điểm. Ví dụ:

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu

Trọng số

Thực hiện

Điểm

Doanh số thông quan

200

0.6

200

60

Thuế XNK

100

0,4

90

36

Tổng điểm

 

 

 

96

Căn cứ vào điểm KPI hàng tháng này để phân bổ lương, thưởng, giấy khen, đề bạt chức vụ… của cán bộ nhân viên.

Để triển khai tại đơn vị, từ đầu năm, Ban chấp hành Đảng ủy họp, căn cứ vào chỉ tiêu của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan giao xuống thông qua chủ trương, chỉ đạo Bộ phận quản lý điều hành đơn vị trình kế hoạch chi tiết giao các chỉ tiêu gì, chia chỉ tiêu cho từng phòng ban bao nhiêu. Chi ủy chỉ đạo lãnh đạo phòng chia chỉ tiêu cho từng cán bộ, trọng số tương ứng với từng vị trí công việc ra sao. Hàng tháng, các Chi ủy họp, chỉ đạo đơn vị thành viên đưa ra các kế hoạch thực hiện tốt các chỉ tiêu đó. 

Cuối năm, Đảng ủy tổ chức đánh giá các Chi bộ và từng đảng viên về tinh thần trách nhiệm và kết quả công tác đảng gắn với công tác chuyên môn.

Trích 1 tỷ lệ nhất định từ thuế xuất nhập khẩu, lệ phí hải quan để tăng quỹ lương, thưởng cho đơn vị Hải quan đạt chỉ tiêu cao, từ đó tăng lương thưởng cho cán bộ Hải quan có điểm KPI cao. Tỷ lệ này do Thủ tướng, Bộ tài chính, Bộ Lao động Thương binh Xã hội xét duyệt trong từng thời kỳ 4 năm. Số tiền này chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ 0,01% thuế Xuất nhập khẩu, lệ phí Hải quan nhưng có tác dụng rất lớn đến động lực làm việc của cán bộ hải quan.

Mức thu nhập năm 2022 của công chức Hải quan quy định tại khoản 1 điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC:  

Đơn vị: đồng

 

Kiểm

tra viên

Kiểm tra

viên chính

Nhân

viên hai quan

 

Hệ số lương

Mức lương

Hệ số lương

Mức lương

Hệ số lương

Mức lương

Bậc 1

4.4

6.556.000

2.34

3.486.600

1.86

2.771.400

Bậc 2

4.74

7.062.600

2.67

3.978.300

2.06

3.069.400

Bậc 3

5.08

7.569.200

3

4.470.000

2.26

3.367.400

Bậc 4

5.42

8.078.800

3.33

4.961.700

2.46

3.665.400

Bậc 8

6.78

10.102.200

4.65

6.928.500

3.26

4.857.400

Có thể thấy mức lương trên là quá thấp, không đủ trang trải cho các chi phí gia đình của cán bộ tại các thành phố lớn. Vì vậy, tôi đề xuất sao cho mức thu nhập của cán bộ ngang bằng thu nhập khối doanh nghiệp.  

Đơn vị: Triệu đồng

 

Cán bộ

LĐ cấp phòng

Lãnh đạo đơn vị

Mới vào/ bổ nhiệm < 2 năm

10 tr

20

35

Từ 2 đến 5 năm

15 tr

25

40

Từ 5 đến 10 năm

18

30

50

Đơn vị làm tốt, có kết quả KPI cao thì được thưởng thêm n tháng lương.

 

Ngành thuế cũng chia làm nhiều đơn vị thuế 1, thuế 2, thuế 3… cho phép doanh nghiệp lựa chọn đơn vị phục vụ tốt nhất. Các doanh nghiệp nhỏ thì nộp thuế cho chi cục thuế địa phương, nhưng doanh nghiệp lớn nộp thuế từ 1 tỷ sẽ được tùy chọn đơn vị thuế.

Với cơ chế thi đua (cạnh tranh) này, các đơn vị sẽ phải tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ công, thu hút ngày càng nhiều khách hàng để có doanh số cao, cán bộ nhân viên có thu nhập tốt, lãnh đạo đạt thành tích cao. Khi đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn (VD SamSung, Apple, gạo, cà phê, thủy sản…) sẽ là trung tâm, các đơn vị Hải quan sẽ tự nghĩ ra các gói dịch vụ chăm sóc, ưu đãi nhằm giữ chân doanh nghiệp…. 

Toàn bộ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân sẽ được hưởng lợi về thời gian và chi phí dẫn đến tăng nhanh GDP, xuất khẩu… Các “Đại bàng” khắp thế giới sẽ về làm tổ tại Việt Nam, để Nhà nước thu được nhiều thuế hơn, giảm thiểu nguy cơ thất thoát, người lao động có nhiều việc làm và thu nhập dẫn đến ổn định xã hội, giảm lao động thuộc khu vực xã hội đen, như tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cờ bạc, buôn lậu... có mức ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Nếu triển khai thực hiện, GDP dự kiến sẽ tăng thêm 1-2%/ năm, thu ngân sách tăng 5%, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng, đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tăng hàng chục tỷ USD, xã hội ổn định, văn minh, các hoạt động trái pháp luật giảm.

Thu hút người tài vào các cơ quan Đảng, Nhà nước. Tăng cường sức mạnh của Đảng, tạo sự minh bạch, giảm tham nhũng. Trong công cuộc chống tham nhũng, lãnh đạo Đảng đã chỉ đạo “Cơ chế sao cho quan chức không cần, không muốn, không dám, không thể tham nhũng”. Cơ chế thu nhập gắn với kết quả công việc như trên làm cho họ không cần, không muốn tham nhũng.  

Phạm Chí Kiên, Chi bộ 7

Đảng bộ Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch

 
.
.
.
.