.
.

Ý kiến chuyên gia: Về nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Chủ Nhật, 03/06/2012|22:00

Các chuyên gia kinh tế tài chính, ngân hàng và các nhà khoa học yêu nước ngày đêm trăn trở trước những diễn biến khó khăn của doanh nghiệp và sự suy giảm sâu của nền kinh tế. Qua báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế đất nước 05 tháng 2012. Các Chuyên gia đều có nhận định và đề xuất ý kiến theo hướng giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN và nền kinh tê trong những tháng tiếp theo.

GS TS  Trần Xuân Giá  cho  rằng: 

Nếu để kinh tế suy giảm sâu (kinh tế của ta chắc không có suy thoái), tăng trưởng khoảng 4-4,5% trong năm 2012 và năm 2013 thì các cân đối kinh tế vĩ mô sẽ bị đổ vở nặng nề hơn; lạm phát sẽ bùng lên; công ăn việc làm, thu nhập của người lao động sẽ gay gắt lắm đấy.
 
Hiện có quá nhiều dấu hiệu kinh tế đang suy giảm sâu trong quý 2 và các quý tiếp theo. Hy vọng có mức độ vào các chính sách tiền tệ và tài khóa theo NQ 13 thôi. vì quy mô rất nhỏ bé (thí dụ gói 29.000 tỷ giả sử đến với DN đủ và đúng địa chỉ thì cũng chỉ bằng khoảng 1% tổng dư nợ của nền kinh tế thôi). Xin các nhà điều hành lạc quan vừa phải với tình hình trước mắt. Các nhà nghiên cứú, các tổ chức nước ngoài cố tránh tô hồng, ru ngủ các nhà điều hành, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
 
Ông nhấn mạnh cần phải có nhiều giải pháp mạnh hơn, còn "gói" 29.000 tỷ là thuốc an thần thôi. Lạm phát mà bùng lên cũng khó vì dân đã có cách ứng xử khác trong chi tiêu rồi... nhưng nên chờ xem, mà không nên tô hồng, hay đeo kính đen... Tôi cho rằng lãnh đạo mới  sẽ có cái nhìn bình tĩnh khi đọc bản báo cáo sơ bộ...
 
Một TS KT trẻ (TS Vũ Tự Anh ) nhận định 
 
Nếu chỉ nhìn sơ sơ cái tổng số không thể nhận xét là tích cực được đâu ạ. Tổng xuất khẩu tăng 24% so với cùng kỳ thì xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước  là 8,4%, nếu loại trừ yếu tố giá cung khoảng trên 8% (so với bình quân 5 táng) thì khu vực kinh tế trong nước không tăng. Tăng về xuất khẩu chủ yếu rơi vào khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 37% dù là xuất khẩu dầu thô giảm, xuất khẩu than giảm (còn đâu mà xuất), nhưng xuất khẩu hàng hoá của khu vực này tăng 44%.
 
Đã có nhiều bài viết  hoặc nghiên cứu chứng minh khu vực này hầu hết là làm gia công, hoặc bán gia công, hoặc làm các công đoạn của một sản phẩm; thực chất xuất khẩu hàng hoá của khu vực này chỉ là xuất hộ nước khác? Không bàn đến chuyện doanh nghiệp phá sản (vì số liêu còn phải tranh luân) hay không mà từ lãi suất thực tế (hầu hết vẫn trên 18%) nhiều ngân hàng cho vay sản xuất hản hoi đến ngày 23/5 tại TPHCM  các DN vẫn phải vay với mức lãi suất 19% năm thậm chí vẫn có khoản vay  20,5 đến 21,5%, công với sức mua kém và mức tồn kho cao thì các doanh nghiệp làm gì có động cơ mở rộng sản xuất, chỉ cầm cự để giữ người lao động và thị phần, sản xuất suy trầm thì đương nhiên nhập khẩu giảm và tỷ giá ổn định và có thăng dư thương mại. Nhưng tình trạng này không thể kéo dài được. Như vậy tình hình cũng chẳng thể  lạc quan với báo cáo sơ bộ được !.
 
Nhóm các Chuyên gia Tài chính Ngân hàng khẳng định với tình hình hiện nay để tháo gỡ khó khăn  các doanh nghiệp cần có phương án "tự cứu mình " và đặc biệt là cộng đồng các doanh nghiệp phải phối hợp liên kết hỗ trợ nhau cùng tồn tại trong đó điều cần thiết nhất và hiệu quả nhất là hệ thống các ngân hàng và quỹ tín dụng cần được tái cấu trúc và  biết hy sinh lợi nhuận trước mắt để ôn định chức năng điều tiết tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế.
 
Một trong việc cần làm ngay là phải thực thi hạ ngay lãi suất cho vay xuống còn 10% trong năm 2012 và giảm xuống dưới 10% cho năm 2013 cho tất cả các Doanh nghiệp và các khoản vay sản suất kinh doanh (nếu thực hiện điều này đồng bộ, ngay thì sẽ cứu được tình trạng các doanh nghiệp đang "ngấp ngoải " còn kéo dài thêm chút nữa thì  các doạnh nghiệp sẽ chết và hẳn thì chỉ có con đường phá sản là thành công thôi. 
 
Khi tháo gỡ về vốn và bớt và giãn được nợ các doanh nghiệp cần hợp tác liên kết để từng bước ổn định khôi phực sản xuất, giảm bớt chi phí , tiết kiệm nhiều hơn ở khâu quản lý gián tiếp .. nhằm hạ giá thành và nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm .... Thêm vào đó Nhà nước sẽ có những giải pháp kích cầu trong nước và xuất khẩu .... Như vậy may có cơ hội ổn định nền kinh tế . Còn bằng không cứ kéo dài tình trạng chạy đua lãi suất cao , rồi bây giờ  lại chạy đua nhưng "từ từ " về lãi suất  phù hợp thì sẽ khó thành công cho toàn bộ nền kinh tế và kế cả ngân hàng cũng sẽ không còn thị phần nữa.
 
Mong rằng những ý kiến này được các nhà quản lý kinh tế tài chính của đất nước quan tâm và cộng đồng các doanh nghiệp để tâm nghiên cứu và có thể áp dụng cho Doonh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, Có thể nói qua đêm ngày mai trời vẫn sáng chúng ta tất cả đều vẫn phải tồn tại có điều là sống, hay tồn tại hay phát triển vẫn còn phụ thuộc vào chính chúng ta và cộng đồng. 
 
 
Mai Huy Tổng hợp
Theo  Tamnhin
.
.
.
.