.
.

ĐẢNG BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, NÔNG DÂN

Thứ Tư, 07/12/2011|14:58

 

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam. Hệ thống mạng lưới của Agribank có trên 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp mọi miền của Đất nước với hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên.
 
Trong lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng Bộ Agribank luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu lần thứ VII, ngay từ đầu nhiệm kỳ đã lãnh đạo triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2001-2010. Cụ thể: Đến 30/6/2010 tổng tài sản tăng từ 300.000 tỷ đồng lên gần 500.000 tỷ đồng; nguồn vốn huy động tăng bình quân hàng năm 24,7% (mục tiêu tăng từ 16-18%); dư nợ cho vay nền kinh tế đến 30/6/2010 đạt 380.000 tỷ, tốc độ tăng bình quân 25% (mục tiêu tăng từ 13-16%); tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm 70%; nợ xấu bình quân hàng năm 2,4% (mục tiêu dưới 5%), lợi nhuận tăng bình quân 10%/năm (mục tiêu tăng 5%/năm).
 
Đảng bộ Agribank lãnh đạo NHNo&PTNTVN hoạt động kinh doanh luôn đạt hiệu quả và phát triển ổn định; là ngân hàng đóng vai trò chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, có vai trò quan trọng thực thi các chính sách tiền tệ của Chính phủ, NHNN.
 
Triển khai thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Chính phủ: Đã chủ động chỉ đạo toàn hệ thống triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn như Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành TW lần thứ 7 (khoá X) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tương Chính phủ về một số chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về  Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn...
 
Agribank đã ký kết Nghị quyết Liên tịch với Trung ương Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thành lập tổ vay vốn, mở ra kênh dẫn vốn hiệu quả và thận lợi đến hộ nông dân. Sau 10 năm triển khai Agribank đã cho vay trên 50 ngàn tỷ với trên 8 triệu lượt thành viên được vay vốn; đến nay còn gần 1.600 ngàn thành viên còn dư nợ trên 15 ngàn tỷ đồng.   
 
Hội đồng quản trị Agribank đã phê duyệt đề án “NHNo&PTNT Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Với mục tiêu là tập trung ưu tiên cân đối nguồn vốn cho Nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm khoảng 70% Tổng dư nợ cho vay. Agribank đã ban hành Quyết định số 881/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 16/7/2010, phối hợp với các cấp, các Ngành có liên quan triển khai trên toàn quốc Nghị định của chính phủ.
 
Với việc tập trung chỉ đạo theo định hướng của Trung ương Đảng và Chính phủ, Agribank đã thu được những kết quả đáng kính lệ trong việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Thông qua mạng lưới rộng khắp trên địa bàn nông thôn cả nước, Agribank luôn ưu tiên nguồn vốn để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm 70%, với dư nợ 280 ngàn tỷ đồng, bình quân tăng hàng năm 25%, trên 10 triệu hộ nông dân được Agribank cho vay vốn để phát triển sản xuất; tín dụng Ngân hàng đã phủ khắp toàn quốc, không còn xã “trắng” tín dụng hợp pháp. Hoạt động của Agribank đã góp phần to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.   
 
Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Agribank đã hai lần chủ động giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, đặc biệt là giảm lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn và đối với khách hàng là hộ sản xuất. Với mức giảm lãi suất này đã làm tăng thêm thu nhập cho người vay 4.300 tỷ đồng.
 
Tập trung ưu tiên cân đối nguồn vốn cho vay đối với các chương trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Chính phủ.
 
Agribank luôn bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước để thực  hiện các chương trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trong những năm 2007-2010 Agribank đã thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay sản xuất, thu mua lương thực với việc luôn cân đối và đáp ứng đầy đủ, kịp thời  nguồn vốn cho vay đối với các hộ nông dân trồng lúa đặc biệt là các vùng tập trung, chuyên canh, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu với thủ tục cho vay đơn giản phù hợp với trình độ dân trí của người nông dân; đến nay dư nợ cho vay đạt trên 80 ngàn tỷ.
 
Do ảnh hưởng yếu tố thời vụ và biến động thị trường thế giới, ngành sản xuất và xuất khẩu lúa, gạo Việt Nam luôn gặp khó khăn. Nhiều thời điểm lương thực khó xuất khẩu, giá hạ gây khó khăn cho người trồng lúa và ảnh hưởng sự phát triển bền vững đối với ngành lương thực. Agribank là Ngân hàng tiên phong trong việc cho vay để sản xuất lúa gạo xuất khẩu, cho vay để thu mua, tạm trữ lương thực theo các chương trình, chỉ đạo của Chính phủ. Agribank đã ký thoả thuận hợp tác toàn diện với Tổng công ty lương thực Miền Bắc, Tổng công ty lương thực Miền Nam về việc cung cấp vốn, các dịch vụ Ngân hàng cho các Doanh nghiệp này. Hàng năm Agribank dành trên 10.000 tỷ đồng để cho vay thu mua, chế biến lương thực xuất khẩu, cho vay tạm trữ. Trong năm 2008 trong lúc các TCTD gặp khó khăn về nguồn vốn nhưng Agribank vẫn quyết định dành trên 10 ngàn tỷ đồng để cho vay thu mua hết lượng lúa gạo tồn đọng trong dân. Hiện nay Agribank đang cho các doanh nghiệp thu mua lúa gạo tạm trữ vụ hè thu năm 2010 theo chỉ đạo của Chính phủ với số tiền cho vay trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 400 ngàn tấn.
 
Vốn đầu tư của Agribank đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Doanh nghiệp và hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định giá cả, nâng cao đời sống hộ nông dân.
 
Chương trình cho vay thu mua, chế biến thủy sản: Hàng năm Agribank thường xuyên dành khoảng 10.000 tỷ đồng để đầu tư cho vay phát triển ngành thủy sản.
 
Trong năm 2008 do ảnh hưởng  suy thoái kinh tế, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm cá tra, cá ba sa không xuất khẩu được, hàng trăm ngàn tấn cá tra, cá ba sa quá lứa không tiêu thụ được, giá thu mua sụt giảm. Mặc dù đang trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, thanh khoản của các TCTD gặp nhiều khó khăn nhưng Agribank quyết định dành 3.000 tỷ đồng cho các Doanh nghiệp vay thu mua hết cá tra, cá ba sa tồn đọng để chế biến tạm trữ, góp phần cứu nguy cho hàng trăm doanh nghiệp và hàng ngàn hộ nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 
 
Cuối năm 2009 Agribank tiếp tục dành trên 2.000 tỷ đồng cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản vay vốn để tiếp tục sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong đó chủ yếu là các tra, cá ba sa xuất khẩu.
 
Chương trình trồng, chăm sóc, thu mua cà phê xuất khẩu: Agribank đã xây dựng đề án, chương trình cho vay đối với ngành cà phê. Ưu tiên nguồn vốn để cho vay các hộ trồng, chăm sóc cà phê với dư nợ bình quân khoảng 5.000 tỷ đồng. Hàng năm, Agribank dành hàng ngàn tỷ đồng cho các Doanh nghiệp vay để thu mua sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu, thu mua tạm trữ cà phê theo chỉ đạo của Chính phủ, giúp doanh nghiệp thu mua lượng cà phê tồn đọng trong dân. Tạo điều kiện ổn định giá cả cà phê, đảm bảo cho hộ trồng cà phê có vốn để tiếp tục duy trì sản xuất.  Niên vụ cà phê năm 2009-2010 Agribank là Ngân hàng thương mại duy nhất được Chính phủ, Ngân hàng nhà nước giao cho vay tạm trữ 200.000 tấn, Agribank đã cho vay 2.000 tỷ để các Doanh nghiệp thu mua tạm trữ phục vụ xuất khẩu góp phần ổn định giá cả, giảm bớt thiệt hại  cho người trồng cà phê.
 
Agribank hợp tác, phối hợp với Tổng công ty Cà phê Việt Nam, đơn vị chủ lực trong ngành cà phê đáp ứng nhu cầu vốn cho thu mua, sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu
 
Chương trình đầu tư cải tiến, nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất đối với hộ nông dân địa bàn nông thôn: Thực hiện Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ, Agribank đã cho vay 1.157 tỷ đồng để hộ gia đình mua 5.790 xe ô tô các loại để thay thế xe công nông. Riêng năm 2008 cho vay mua 1.084 xe, năm 2009 cho vay mua 1.264 xe, dư nợ cuối năm là 253 tỷ đồng.
 
Trong những năm 2007-2009, Agribank đã tổ chức cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ, khoản nợ hàng trăm tỷ đồng ở các vùng bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh. Cân đối nguồn vốn để cho vay mới giúp các hộ tiếp tục sản xuất, ổn định đời sống. Trong 6 tháng đầu năm 2010, được sự hỗ trợ của Ngân hàng nhà nước, Agribank đã dành 10.000 tỷ đồng để cho các hộ sản xuất vay trung, dài hạn, đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất (hiện dư nợ 8.550 tỷ đồng).
 
Tập trung lãnh đạo thực hiện chương trình kích cầu của Chính phủ thông qua hỗ trợ lãi suấ: Trong năm 2009, để chống suy giảm kinh tế, Chính phủ đã đưa ra một số gói kích cầu trong đó có chương trình hỗ trợ lãi suất thông qua các Ngân hàng thương mại và một số TCTD. Đảng bộ Agribank đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt chương trình  hỗ trợ lãi suất, cụ thể là: Đến 31/12/2009, Agribank có doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 194.293 tỷ đồng; tổng dư nợ 52.615 tỷ đồng, số khách hàng được hỗ trợ lãi suất là 1.337.651 khách hàng. Riêng cho vay hỗ trợ lãi suất đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt doanh số 96.763 tỷ đồng (chiếm 50% tổng doanh số), tổng dư nợ 29.887  tỷ đồng (chiếm 57% tổng dư nợ) với số khách hàng được hỗ trợ lãi suất là 1.271.984 khách hàng (chiếm 95% số khách hàng).Thông qua cho vay hỗ trợ lãi suất đã giúp các doanh nghiệp và hộ nông dân vượt qua khó khăn tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất.
 
Thực hiện Nghị quyết 30ª/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư số 06/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam cho vay ưu đãi lãi suất đối với các hộ nông dân ở huyện nghèo với doanh số 354.111 triệu đồng, 16.224 khách hàng và đã hỗ trợ lãi suất 5.480 triệu đồng.
 
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng ủy Agribank rút ra một số kinh nghiệm.
Thứ nhất: khách hàng của Agribank đa dạng, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động, Đảng bộ phải có vai trò định hướng, xác định ngành, lĩnh vực đối tượng khách hàng nào là trọng tâm trọng điểm. Trong các nhiệm kỳ, Đảng bộ Agribank luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là giữ vững và khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực trên địa bàn Nông nghiệp và Nông thôn.
Thứ hai: Ngoài việc đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, Đảng bộ Agribank luôn bám sát chủ trương đường lối của Đảng, chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ về đầu tư vốn nhằm tái cơ cáu kinh tế đối với khu vực Nông nghiệp, Nông thôn.
Thứ ba: Xây dựng hình ảnh, nâng cao giá trị thương hiệu của NHNo & PTNT Việt Nam thông qua việc giáo dục chính trị tư tưởng thường xuyên cho CB CNV xây dựng được những con người văn hóa, phong cách giao dịch văn minh có đầy đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn, luôn sống có lý tưởng, phấn đấu vì mục đích chung của Agribank.
Thứ tư : Quan tâm đến công tác cán bộ, đẩy mạnh phong trào thi đua và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể quần chu´ngtrong hoạt động đầu tư vốn cho Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân trong toàn hệ thống Agribank.
Thứ Năm: Thực hiện tốt mối quan hệ phối kết hợp giữa Ngân hàng với cấp ủy, chính quyền ®ịa phư¬ơng các cấp phải gắn bám sát phục vụ các mục tiêu, chư¬ơng trình phát triển kinh tế địa phư¬ơng, đảm bảo an sinh xã hội, tập trung vốn đầu t¬ư cho Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân theo Nghị quyết TW7 – Khóa X.
 
Với định hướng chung của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong chiến lược phát triển là luôn phát huy vai trò chủ đạo, chủ lực của một NHTM trên thị trường tài chính tiền tệ ở nông thôn. Để tạo điều kiện cho Agribank phát triển bền vững, có thế và lực trên thị trường trong và ngoài nước, nhanh chóng hội nhập và phù hợp thông lệ quốc tế, Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN tiếp tục bổ sung kịp thời đầy đủ Vốn điều lệ cho Agribank theo lộ trình đã xây dựng nhằm bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định. Nhà nước cần có chính sách và hệ thống chế tài phù hợp, giúp người nông dân muốn làm giàu trong tiến trình hội nhập tự thấy phải thay đổi cách nghĩ cách làm, tức là thay đổi tâm lý tiểu nông để thích nghi với thời thế. Nhìn từ góc độ kinh tế, nét đặc trưng của tâm lý tiểu nông là tư duy manh mún, tầm nhìn hẹp; tính thụ động, ỷ lại, yên phận; tâm lý ăn xổi, kinh doanh chụp giật, không dám mạo hiểm, sợ rủi ro; tác phong làm ăn tùy tiện, kỷ luật kém; tư tưởng bình quân chủ nghĩa. Tất cả những đặc trưng đó không phù hợp với tư duy kinh tế, tác phong công nghiệp của kinh tế thị trường.
 
Có thể khẳng định rằng: việc đầu tư cho “tam nông” với điều kiện ở Việt Nam sẽ nhanh chóng có hiệu quả và làm tăng thu nhập cho dân cư khu vực nông thôn với khoảng 70% dân số cả nước sẽ gián tiếp làm tăng sức mua và tăng cầu tiêu dùng trong nước. Việc làm này không những phù hợp với bối cảnh khủng hoảng bởi các nền kinh tế hướng ngoại (xuất khẩu) trong đó có Việt Nam đã phải đặt vấn đề nhận thức lại việc phát triển thị trường nội địa để cân bằng chiến lược kinh doanh, mà nó còn phù hợp với cả bối cảnh không có khủng hoảng vì những năm qua tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm.
 
Nguyễn Thế Bình
Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT           
 
.
.
.
.