Tôi vào vấn an ông đôi ba câu, tiện thể nêu lý do nhân kỷ niệm 75 năm ngày Truyền thống công nhân mỏ, có vài điều muốn thỉnh giáo Anh hùng, nhưng sức khỏe ông thế này e không tiện. Chẳng ngờ mới nghe đến đó, mắt ông sáng lên, ra hiệu tôi đưa ông quyển sổ và cây bút. Bằng đôi tay gầy gò run run trong tư thế nằm ngửa, ông viết những dòng chữ nguệch ngoạc ý rằng, tôi cứ hỏi, ông sẽ trả lời qua giấy. Thế rồi trong điều kiện đặc biệt ấy, chúng tôi có màn đối thoại đến tiếng đồng hồ, làm dâng trào bao kỷ niệm, tình cảm, sự trải nghiệm của vị Anh hùng với ngành Than.
Tôi thưa ông, trước lúc đến đây, tôi được thông tin từ ông Nguyễn Văn An (hiện trú ở Tổ 14B, Cẩm Phú) rằng, AHLĐ Vũ Xuân Thủy sinh năm 1932, bắt đầu vào mỏ khi mới 13 tuổi bằng nghề tí nhau culi (đứng phất cờ cho các xe tải tránh nhau ở các khúc đường cua trên mỏ). 15 tuổi, đã thành tài xế máy xúc thuần thục gây chú ý đặc biệt của bọn chủ mỏ thực dân Pháp… Thời kỳ vùng Mỏ giải phóng, bước vào khôi phục và phát triển, ông thuộc tốp người tiên phong vượt qua nhiều khó khăn về thời tiết và tiềm thức bảo thủ, tiếp nhận áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất…”
Ông gật, ghi ra giấy hai gạch đầu dòng:
- Ông An học cùng tôi 3 năm Đại học ở Hà Bắc, là Phó quản đốc dưới quyền tôi.
- Tôi được cử theo chuyên gia Liên Xô lắp ráp các máy xúc EKG đầu tiên ở ba mỏ Đèo Nai, Hà Tu, Cọc Sáu. Đến 1959, lắp xong máy EKG số 1 ở Cọc Sáu tôi trở về vận hành xúc.
Tôi lại thưa, ông là tài xế máy xúc đầu tiên khéo áp dụng kinh nghiêm tiên tiến của Liên Xô thành phương pháp liên hợp “Xúc nhanh, quay nhanh, đổ nhanh”, ăn ý nhịp nhàng, khoa học giữa máy xúc và xe tải, đưa năng suất bốc xúc từ 1300m3 lên 2560m3/ca, tương đương các nước tiên tiến, lập kỷ lục chưa từng có trên khu Mỏ. Tổ máy EKG số 1 Cọc Sáu do ông làm Tổ trưởng luôn dẫn đầu phong trào thi đua toàn năng, hoàn thành kế hoạch năm 1961 trước 3 tháng 10 ngày, trở thành Tổ lao động XHCN đầu tiên của khu Mỏ. Cá nhân ông trở thành điển hình tiên tiến của vùng Mỏ và cả nước, vinh dự đứng trong đoàn Đại biểu công nhân Mỏ Cọc Sáu báo cáo thành tích với Bác Hồ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (ngày 5/9/1960), vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 1962.
Đến đây, đôi bàn tay bợt bạt lốm đốm đồi mồi của ông bỗng cầm vào tay tôi lắc lắc. Rồi ông khóc nức lên, tiếng sọc sọc và bọt khí trào trên mặt ống thở khiến tôi cũng nghẹn ngào không cầm nổi nước mắt.
Chị Xuân vừa lau mặt cho bố, vừa cho tôi hay, thời gian còn công tác, ông lăn lộn với mỏ, ngày nào cũng tối mịt mới về, mặt mũi đen nhẻm bụi than. Nhiều đêm mưa bão, vì lo máy đắm, ông lại bật dậy đi lên mỏ. Về hưu, nỗi nhớ nghề, nhớ mỏ khiến ông luôn trăn trở. Ông thường hỏi han thông tin về Ngành và Cọc Sáu. Ông tham gia và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Vận hành Xúc mỏ Cọc Sáu từ năm 1996 đến nay, họp định kỳ đều đặn. Từ hôm ngã bệnh, việc gặp gỡ đồng nghiệp hạn chế, việc nắm thông tin khó khăn, ông buồn, hay xúc động, hay khóc như vậy.
Nói đến Câu lạc bộ Xúc Cọc Sáu, tôi cho ông biết, đã gặp gỡ khá nhiều thành viên. Nhắc tới AHLĐ Vũ Xuân Thủy, họ đều khẳng định, ông là người có tinh thần trách nhiệm cao, có tay nghề điêu luyện, đề xuất nhiều phương pháp giải quyết khó khăn rất hiệu quả như, xúc phá nơi vướng chân đóng cửa, cơi nền lầy lún, tận dụng tài nguyên than… Trong quan hệ công tác, ông luôn hòa nhã, vui vẻ, khiêm tốn với đồng nghiệp, độ lượng, nhiệt tình chỉ dẫn các thợ phụ và học nghề, luôn lắng nghe mọi ý kiến liên quan đến sản xuất…
Những nhận xét tốt đẹp của đồng nghiệp thêm một lần khiến ông cảm động sụt sùi. Sợ ông mệt, tôi quay sang hỏi chị Xuân một số chi tiết liên quan. Thay vì trả lời, chị cho tôi xem tập ảnh tư liệu về ông được gia đình lưu giữ trang trọng. Đó là tấm ảnh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm nhà ông, là những tấm ảnh ông với 4 Huân chương lấp lánh trên ngực áo đứng cạnh Tổng bí thư Đảng CSVN Đỗ Mười, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải… trong những lần về Thủ đô Hà Nội dự Đại hội Thi đua toàn quốc…
Hỏi thêm chị Xuân được biết, tính từ thế hệ bố mẹ chị đến nay, trên 80% số thành viên gia đình công tác trong ngành Than, cuộc sống ổn định, ấm no. Dù không nói ra nhưng ai cũng ngầm tự hào vì được là con cháu một vị AHLĐ, tư tưởng luôn xác định sẽ dốc sức đóng góp, gắn bó với Ngành, xứng đáng niềm tự hào mình có được.
Phút chia tay, với tư cách một thợ mỏ đang công tác tại Cọc Sáu, tôi báo cáo Anh hùng rằng, Cọc Sáu giờ phát triển vượt bậc, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại tiên tiến vào sản xuất. Thế hệ máy xúc điện hiện nay là những “ông khổng lồ” có dung tích gầu tới 10m3, lần đầu được lắp ráp, chế tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có được thành quả đó, lớp trẻ chúng tôi không bao giờ quên công lao của những thợ mỏ tiền bối quả cảm, anh hùng như ông.
Tôi thưa ông, trước lúc đến đây, tôi được thông tin từ ông Nguyễn Văn An (hiện trú ở Tổ 14B, Cẩm Phú) rằng, AHLĐ Vũ Xuân Thủy sinh năm 1932, bắt đầu vào mỏ khi mới 13 tuổi bằng nghề tí nhau culi (đứng phất cờ cho các xe tải tránh nhau ở các khúc đường cua trên mỏ). 15 tuổi, đã thành tài xế máy xúc thuần thục gây chú ý đặc biệt của bọn chủ mỏ thực dân Pháp… Thời kỳ vùng Mỏ giải phóng, bước vào khôi phục và phát triển, ông thuộc tốp người tiên phong vượt qua nhiều khó khăn về thời tiết và tiềm thức bảo thủ, tiếp nhận áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất…”
Ông gật, ghi ra giấy hai gạch đầu dòng:
- Ông An học cùng tôi 3 năm Đại học ở Hà Bắc, là Phó quản đốc dưới quyền tôi.
- Tôi được cử theo chuyên gia Liên Xô lắp ráp các máy xúc EKG đầu tiên ở ba mỏ Đèo Nai, Hà Tu, Cọc Sáu. Đến 1959, lắp xong máy EKG số 1 ở Cọc Sáu tôi trở về vận hành xúc.
Tôi lại thưa, ông là tài xế máy xúc đầu tiên khéo áp dụng kinh nghiêm tiên tiến của Liên Xô thành phương pháp liên hợp “Xúc nhanh, quay nhanh, đổ nhanh”, ăn ý nhịp nhàng, khoa học giữa máy xúc và xe tải, đưa năng suất bốc xúc từ 1300m3 lên 2560m3/ca, tương đương các nước tiên tiến, lập kỷ lục chưa từng có trên khu Mỏ. Tổ máy EKG số 1 Cọc Sáu do ông làm Tổ trưởng luôn dẫn đầu phong trào thi đua toàn năng, hoàn thành kế hoạch năm 1961 trước 3 tháng 10 ngày, trở thành Tổ lao động XHCN đầu tiên của khu Mỏ. Cá nhân ông trở thành điển hình tiên tiến của vùng Mỏ và cả nước, vinh dự đứng trong đoàn Đại biểu công nhân Mỏ Cọc Sáu báo cáo thành tích với Bác Hồ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (ngày 5/9/1960), vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 1962.
Đến đây, đôi bàn tay bợt bạt lốm đốm đồi mồi của ông bỗng cầm vào tay tôi lắc lắc. Rồi ông khóc nức lên, tiếng sọc sọc và bọt khí trào trên mặt ống thở khiến tôi cũng nghẹn ngào không cầm nổi nước mắt.
Chị Xuân vừa lau mặt cho bố, vừa cho tôi hay, thời gian còn công tác, ông lăn lộn với mỏ, ngày nào cũng tối mịt mới về, mặt mũi đen nhẻm bụi than. Nhiều đêm mưa bão, vì lo máy đắm, ông lại bật dậy đi lên mỏ. Về hưu, nỗi nhớ nghề, nhớ mỏ khiến ông luôn trăn trở. Ông thường hỏi han thông tin về Ngành và Cọc Sáu. Ông tham gia và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Vận hành Xúc mỏ Cọc Sáu từ năm 1996 đến nay, họp định kỳ đều đặn. Từ hôm ngã bệnh, việc gặp gỡ đồng nghiệp hạn chế, việc nắm thông tin khó khăn, ông buồn, hay xúc động, hay khóc như vậy.
Nói đến Câu lạc bộ Xúc Cọc Sáu, tôi cho ông biết, đã gặp gỡ khá nhiều thành viên. Nhắc tới AHLĐ Vũ Xuân Thủy, họ đều khẳng định, ông là người có tinh thần trách nhiệm cao, có tay nghề điêu luyện, đề xuất nhiều phương pháp giải quyết khó khăn rất hiệu quả như, xúc phá nơi vướng chân đóng cửa, cơi nền lầy lún, tận dụng tài nguyên than… Trong quan hệ công tác, ông luôn hòa nhã, vui vẻ, khiêm tốn với đồng nghiệp, độ lượng, nhiệt tình chỉ dẫn các thợ phụ và học nghề, luôn lắng nghe mọi ý kiến liên quan đến sản xuất…
Những nhận xét tốt đẹp của đồng nghiệp thêm một lần khiến ông cảm động sụt sùi. Sợ ông mệt, tôi quay sang hỏi chị Xuân một số chi tiết liên quan. Thay vì trả lời, chị cho tôi xem tập ảnh tư liệu về ông được gia đình lưu giữ trang trọng. Đó là tấm ảnh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm nhà ông, là những tấm ảnh ông với 4 Huân chương lấp lánh trên ngực áo đứng cạnh Tổng bí thư Đảng CSVN Đỗ Mười, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải… trong những lần về Thủ đô Hà Nội dự Đại hội Thi đua toàn quốc…
Hỏi thêm chị Xuân được biết, tính từ thế hệ bố mẹ chị đến nay, trên 80% số thành viên gia đình công tác trong ngành Than, cuộc sống ổn định, ấm no. Dù không nói ra nhưng ai cũng ngầm tự hào vì được là con cháu một vị AHLĐ, tư tưởng luôn xác định sẽ dốc sức đóng góp, gắn bó với Ngành, xứng đáng niềm tự hào mình có được.
Phút chia tay, với tư cách một thợ mỏ đang công tác tại Cọc Sáu, tôi báo cáo Anh hùng rằng, Cọc Sáu giờ phát triển vượt bậc, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại tiên tiến vào sản xuất. Thế hệ máy xúc điện hiện nay là những “ông khổng lồ” có dung tích gầu tới 10m3, lần đầu được lắp ráp, chế tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có được thành quả đó, lớp trẻ chúng tôi không bao giờ quên công lao của những thợ mỏ tiền bối quả cảm, anh hùng như ông.