.
.

Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đầu tư tái canh cây cà phê

Thứ Tư, 29/02/2012|21:45

Tiến sĩ Nguyễn Văn Trương, Phó Tổng giám đốc,Tổng Công ty Cà phê Việt Nam cho biết, từ nay đến năm 2012, Tổng Công ty Cà phêViệt Nam đầu tư trên 950 tỷ đồng để triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong tái canh cây cà phê nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển câycà phê bền vững. Ngay mùa mưa năm nay, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam có kế hoạch trồng tái canh trên 1.000 ha cà phê.

Tổng Công ty Cà phê Việt Nam hiện có 19.221 hacà phê, nằm trên các địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông,Quảng Trị, trong đó, các đơn vị thành viên nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk quản lý nhiều diện tích cà phê nhất, với 11.582 ha. Qua kiểm tra, phân loại toàn bộdiện tích cà phê của các đơn vị thành viên, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam hiện có gần 11.000 ha cà phê được trồng trong các giai đoạn từ năm 1980 – 1986(chiếm trên 55% trong tổng diện tích cà phê của đơn vị) và có trên 1.500 ha bịsâu bệnh phá hoại, nhất là bị tuyến trùng, rệp sáp hại rễ nên vườn cây già cỗi,năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn VănTrương, trong tổng diện tích cà phê già cỗi này, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam có kế hoạch đầu tư vốn cưa ghép phục hồi 5.500 ha, diện tích còn lại là nhổ bỏ trồng mới lại cà phê hoặc chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quảkinh tế cao hơn.

Từ mùa mưa năm 2009 đến nay, được sự giúp đỡ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cà phê Việt Namđã tiến hành cưa ghép trên 300 ha cà phê già cỗi bằng các dòng cà phê vối vôtính chọn lọc như: TR4, TR5...TR9 và TR11, TR12, TR13. Đây là các dòng cà phêvối đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, không những có năng suất cao từ 4,2 đến 7,3 tấn cà phê nhân/ ha mà còn kháng được bệnh gỉ sắtcao, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, chín muộn tập trung, có kích cỡ nhânlớn đáp ứng tốt yêu cầu xuất khẩu. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam cũng đã thực hiện các mô hình cưa đồng loạt để ghép (cưa trắng) và cưa xen kẻ (cưa thaythế các gốc cà phê có năng suất thấp, bị bệnh lá). Từ thực tiễn sản xuất, TổngCông ty nhận thấy việc cưa trắng đồng loạt để ghép các chồi cà phê vối chọn lọcmang lại hiệu quả cao nhất và đang nhân rộng ra toàn đơn vị. Các đơn vị thành viên như Công ty Cà phê Đắk Uy 3, Buôn Hồ...diện tích vườn cây cà phê sau khi thực hiện cưa trắng để ghép chồi cà phê vối vô tính chọn lọc hiện đang sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng cho năng suất khá cao trong các niên vụ đến. 

Đối với diện tích cà phê già cỗi nhưng không bị các bệnh tuyến trùng, rệp sáp hại rễ, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam chủ trương nhổ bỏ, làm đất, rà rễ thật kỹ đưa vào trồng mới ngay lại cà phê bằng các dòng vô tính chọn lọc. Nhờ làm tốt công tác dọn vệ sinh, cày bừa kỹ đất, trồng mới, chăm sóc đúng quy trình kỹthuật, nên đến nay cà phê trồng tái canh của Công ty cà phê Ia Grai đã đưa vàothu bói, với năng suất 2-2,5 tấn cà phê nhân/ ha. Riêng đối với diện tích càphê già cỗi bị bệnh tuyến trùng rễ, rệp sáp hại rễ, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam cũng đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung luân canh, cải tạo đất trước khi đưa vào tái canh cây cà phê, đồng thời, chuyển đổi gần 500 ha cà phêở các công ty, nông trường thành viên như Đắk Đoa, Ia Sao, Buôn Hồ , Ia Ko bị tuyến trùng, rệp sáp hại rễ nặng sang trồng cao su, ca cao... 
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam cũng đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm có xây dựng các mô hình trồng tái canh cây cà phê để làm cơ sở cho các đơn vị, địa phương trong cả nước học tập triển khai thực hiện việc tái canh cây cà phê. Tổng Công ty cũng kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế, chínhsách cho các công ty, tổng công ty, địa phương vay vốn ưu đãi để đầu tư cải tạo vườn cây già cỗi, tái canh cây cà phê.

Theo TTXVN

.
.
.
.