.
Đơn vị trực thuộc
.

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 9-2024

Thứ Sáu, 30/08/2024|16:47

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 9-2024

I - TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC

Giá trị của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay

Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng, đồng thời là nhà thực hành đạo đức mẫu mực và vĩ đại của Việt Nam. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là giá trị tinh thần to lớn, là di sản quý báu mà Người để lại cho Đảng, cho dân tộc. Tư tưởng, tấm gương đó vẫn tiếp tục soi sáng, định hướng cho công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiếp tục bồi đắp, hoàn thiện nền đạo đức mới, con người mới, xã hội mới nhằm đưa dân tộc Việt Nam đến văn minh và tiến bộ.

Gần 40 năm đổi mới, chúng ta đã đạt thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đã củng cố và nâng vị thế của dân tộc lên tầm cao mới, tạo cơ sở cho việc đặt ra mục tiêu chiến lược mới: đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít hạn chế, thách thức đối với sự phát triển bền vững của đất nước, với vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Không phải ngẫu nhiên mà trong ba kỳ Đại hội gần đây, Ban Chấp hành Trung ương đều có nghị quyết hoặc kết luận về công tác xây dựng Đảng. Điều đó cho thấy sự nhận thức sâu sắc của Đảng về vai trò, tính cấp thiết của công tác xây dựng Đảng hiện nay. Trong đó, vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức được đặt ra là nhiệm vụ riêng, với những nội dung cụ thể để nâng cao ý thức tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên.

Trong bối cảnh mới của đất nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế với sự xâm nhập, giao thoa của nhiều luồng văn hóa và trong điều kiện phát triển của công nghệ, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt, đặt ra yêu cầu mới. Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo hệ thống chính trị, toàn thể Nhân dân vừa bảo đảm lợi ích cốt lõi của quốc gia, vừa phải ổn định tình hình an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền; gìn giữ bồi đắp giá trị văn hóa dân tộc... Điều đó cũng là để giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, để Đảng xứng đáng là đạo đức, là văn minh, là hiện thân cao quý của lương tri và phẩm giá của con người và dân tộc Việt Nam để nâng tầm vị thế đất nước trên trường quốc tế. Đó là những trọng trách của mỗi cán bộ, đảng viên, mà muốn hoàn thành nhiệm vụ đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có đức, có trí, có tầm, có bản lĩnh.

Trên nền tảng giá trị to lớn và tấm gương đạo đức vĩ đại Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay cần quan tâm thực hiện những nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kỷ luật của Đảng và thực thi pháp luật của Nhà nước.

- Thứ hai, các cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi một cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về sự cần thiết của việc rèn luyện, bồi đắp, nâng cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Thứ ba, mỗi cán bộ, đảng viên dù ở bất cứ cương vị hay thực hiện nhiệm vụ công tác nào cũng nêu cao tinh thần chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái trong bản thân mình và trong nội bộ Đảng.

- Thứ tư, một vấn đề quan trọng hiện nay là, trên nền tảng giá trị đã có để xây dựng những nội dung mới về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên phù hợp với điều kiện mới của tình hình trong nước và thế giới.

- Thứ năm, phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Bên cạnh đó, cần nâng cao dân trí, bồi dưỡng văn hóa chính trị, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; khuyến khích Nhân dân giám sát công việc của các cơ quan nhà nước. Với cán bộ đảng viên, tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng”, mà phải thật thà tự phê bình và thành khẩn tiếp thu ý kiến trước Nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “xây đi đôi với chống”, xây dựng, bồi đắp giá trị tốt đẹp là liều thuốc hiệu quả nhất để chống lại sự cũ kỹ, xấu xa, suy thoái. Các tầng lớp nhân dân đánh giá về Đảng trước hết thông qua hành động, tấm gương của mỗi đảng viên cụ thể. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng CNXH hiện nay, việc tiếp tục rèn luyện, củng cố, nâng cao đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa sống còn với sự tồn vong của Đảng, của chế độ cũng như hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Dư luận quốc tế về việc đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 03/8/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, với số phiếu 100% tuyệt đối.

Ngay sau khi đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế đã gửi điện/thư chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sẵn sàng cùng đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn dắt xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu, cùng phát huy tình hữu nghị truyền thống, củng cố lòng tin chính trị, đi sâu trao đổi chiến lược, thúc đẩy hợp tác thực chất, đem lại nhiều hạnh phúc hơn cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cho rằng, kết quả bầu cử khẳng định uy tín chính trị cao của Đồng chí Tô Lâm.

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tin tưởng dưới sự lãnh đạo tài tình của Tổng Bí thư, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ giành được nhiều thắng lợi to lớn và phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực và giữ vững vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định sẽ sát cánh cùng với đồng chí Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tiếp tục củng cố và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần phát triển vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đại tướng Raúl Castro Ruz và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez nhấn mạnh mong muốn tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ tốt đẹp và tình cảm anh em giữa hai Đảng đã được các lãnh đạo lịch sử Fidel Castro Ruz và Hồ Chí Minh kính yêu xây đắp.

Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un chúc Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tô Lâm, sẽ đạt được tiến triển to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tin tưởng việc Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước và mong muốn tiếp tục cùng Tổng Bí thư đưa mối quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam lên một tầm cao mới trong thời gian tới.

Cũng nhân dịp này, lãnh đạo nhiều chính đảng cũng đã gửi thư, điện chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Truyền thông các nước đã đưa tin đậm nét về sự kiện trên: Báo chí Lào đồng loạt đăng tin chúc mừng, đăng toàn văn thư chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào. Các cơ quan thông tấn, báo chí chính thống của Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa xã, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Nhân dân Nhật báo, đồng loạt đưa tin về sự kiện, trích đăng phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, trong đó khẳng định kế thừa và phát huy những thành tựu cách mạng; cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Việt Nam. Truyền thông Nhật Bản nhận định Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được kỳ vọng sẽ kế thừa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng Cộng sản Việt Nam phát động thời gian qua, cũng như tiếp tục chính sách ngoại giao cân bằng. Nhiều hãng, trang tin, tờ báo như AFP (Pháp), TASS (Nga), báo “Bangkok Post” (Thái Lan), The Straits Times (Singapore)... nhấn mạnh phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong cuộc họp báo sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương về việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhiều cơ quan báo chí khu vực Mỹ Latinh đăng tải thông tin về kết quả bầu Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác cán bộ tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nêu bật quyết tâm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp nối di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bảo vệ lợi ích dân tộc, thống nhất, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Các báo điện tử chính thống của Cuba, như Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba - ACN, Prensa Latina (PL) và Cubadebate đều dẫn nguyên văn lời chúc mừng của Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm…

Dư luận, truyền thông quốc tế bày tỏ thái độ tích cực, ủng hộ kết quả bầu tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn nhận và đánh giá cao sự ổn định, vững chắc nền chính trị của Việt Nam, sự tiếp nối, tinh thần đoàn kết, thống nhất trong thời kỳ chuyển tiếp giữa các thế hệ lãnh đạo. Đồng thời bày tỏ sự quan tâm tới chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới thời kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW

Nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngày 22/07/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 111/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, trong đó nêu một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

Đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành xây dựng. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước. Phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội.

Trên cơ sở những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động của Chính phủ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nội dung nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; tăng cường kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ.

Việt Nam - Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa bộ, ngành và địa phương

Ngày 19/8, tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng chứng kiến lễ ký 14 văn kiện được các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương hai nước ký kết trong chuyến thăm cấp Nhà nước lần này.

Các văn kiện được ký kết bao gồm:

1. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Học viện Hành chính Quốc gia) nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

2. Bản ghi nhớ về việc hợp tác công nghiệp giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

3. Giấy Chứng nhận bàn giao Hồ sơ Kết quả dự án viện trợ Việt Nam lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

4. Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Y tế Quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác y tế.

5. Bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc về tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin về nghiệp vụ ngân hàng.

6. Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

7. Nghị định thư giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về yêu cầu kiểm dịch và sức khỏe đối với cá sấu nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

8. Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

9. Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thúc đẩy các dự án hợp tác phát triển trong lĩnh vực xã hội và dân sinh.

10. Công thư giữa Bộ Giao thông Vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về nghiên cứu tính khả thi của Dự án viện trợ kỹ thuật lập Quy hoạch hai tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hà Nội.

11. Thỏa thuận hợp tác nghiệp vụ giữa Thông tấn xã Việt Nam, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và Tân Hoa xã, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

12. Bản ghi nhớ tăng cường hợp tác giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh truyền hình Trung ương Trung Quốc.

13. Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Quản lý trung y dược quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực y dược cổ truyền.

14. Bản ghi nhớ về Chương trình trao đổi Báo chí - Truyền thông giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo Toàn quốc Trung Quốc giai đoạn năm 2024-2029.

Hai văn kiện tuyên bố tại lễ ký kết gồm:

1. Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính quyền nhân dân tỉnh Hải Nam, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

2. Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau hơn 30 năm thực hiện bình thường hóa, đặc biệt là sau hơn 15 năm kể từ khi thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện năm 2008 đến nay đã có những bước tiến nhanh chóng và ngày càng sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực.

Từ đầu năm 2024 đến nay, quan hệ hai nước duy trì đà phát triển tích cực, không khí hợp tác lan tỏa mạnh mẽ đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. Hai bên đều đánh giá quan hệ song phương đang ở mức độ sâu sắc, toàn diện, thực chất nhất từ trước đến nay.

Đường dây 500 kV mạch 3 thể hiện khát vọng, ý chí tự lực, tự cường của đất nước

Sáng 29/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) - dự án trọng điểm quốc gia, lập nhiều kỷ lục, chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9.

Dự án trọng điểm quốc gia lập nhiều kỷ lục

Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối là đường dây 500kv mạch kép, dài khoảng 519 km, đi qua 9 tỉnh, có tổng mức đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng, với 4 dự án thành phần, được khởi công tháng 1/2024. Toàn dự án có 1.177 vị trí móng cột, 513 khoảng néo.

Quá trình thi công dự án gặp nhiều khó khăn do khối lượng công việc, thiết bị, kỹ thuật lớn, có vật tư phải nhập khẩu cần thời gian, cần nguồn nhân lực lớn, thi công trong điều kiện thời tiết bất lợi, nhất là do nắng nóng gay gắt hoặc giông sét, thi công qua địa hình phức tạp ở các địa phương được ví là “túi mưa”, “chảo lửa”…

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, cơ quan liên quan, ủng hộ của người dân, với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “làm việc liên tục 24/7”, “3 ca, 4 kíp”, “làm xuyên tết, xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày lễ”, dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối đã hoàn thành chỉ sau 6 tháng thi công thay vì phải 3 - 4 năm như thông thường. Có nhiều kỷ lục được xác lập như: Thủ tục đầu tư ngắn nhất, thời gian thi công ngắn nhất…

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong những năm qua, kinh tế - xã hội nước ta có sự phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu tăng trưởng nguồn điện bình quân phải ở mức 10 - 12%/năm. Một số thời điểm đã xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ như ở miền Bắc đầu năm 2023.

Do đó, từ tháng 6/2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp, khẩn trương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm cung ứng đủ điện cho miền Bắc trong các tháng cao điểm của năm 2024 và các năm tiếp theo, không được để xảy ra thiếu điện vì bất cứ lý do gì. Một trong những giải pháp quan trọng là phải sớm triển khai xây dựng dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc và truyền tải để bù đắp trong trường hợp thiếu hụt điện năng cục bộ của từng vùng.

Điểm lại quá trình thần tốc triển khai, hoàn thành toàn bộ Dự án trong hơn 6 tháng, đáp ứng được tất cả các yêu cầu đề ra, nhất là chuẩn bị đầu tư và nguồn vốn; giải phóng mặt bằng; bảo đảm đầu vào về vật tư, vật liệu, trang thiết bị; tổ chức triển khai và thi công…, Thủ tướng cho biết, trong quá trình thi công trên công trường, rất nhiều hành động cao đẹp đã được ghi nhận như sự hỗ trợ của các đơn vị, đoàn thể, người dân cho dự án.

“Những hình ảnh xúc động về hàng nghìn đoàn viên thanh niên, lực lượng vũ trang thấm đẫm mồ hôi tay lấm bùn tham gia kéo dây, vận chuyển nguyên vật liệu, thu dọn nhà cửa, vật kiến trúc dưới hành lang tuyến, phân luồng giao thông; hình ảnh các bà, các chị tham gia tiếp nước, thực phẩm, trái cây, hậu cần động viên công nhân lao động trong những ngày hè oi nóng…; khoảnh khắc tươi cười, phấn khởi của công nhân, những người lao động trên công trường, trên cột điện cao chênh vênh hay hình ảnh trèo đèo, lội suối chuyển vật liệu, kéo dây đã tạo nên không khí thi đua, phấn khởi thể hiện niềm vui, hạnh phúc và tự hào của những người được tham gia trên công trường Dự án trọng điểm quốc gia quan trọng này”, Thủ tướng xúc động.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong suốt 70 năm xây dựng và phát triển ngành Điện lực Việt Nam (1954 - 2024), với nhiều kết quả và thành tích đạt được, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Sao Vàng, Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh…

Phát huy, tiếp nối truyền thống cách mạng hào hùng của ngành Điện, việc thần tốc thi công hoàn thành khối lượng công việc gấp đôi, gấp ba nhưng chỉ với thời gian bằng 1/5 các Dự án mạch 1 và mạch 2, đã thể hiện sự trưởng thành vượt bậc, thành tích lớn lao, thành quả xuất sắc đáng được ghi nhận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các đơn vị quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị hỗ trợ trên công trường và hơn 12.000 kỹ sư, công nhân, người lao động ngành điện đã tham gia Dự án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương tinh thần, quyết tâm, sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của các bộ, ngành, các lực lượng, tổ chức chính trị xã hội; các Ban Quản lý dự án, nhà thầu tư vấn, thi công xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị; các tỉnh, nhất là nhân dân và hệ thống chính trị những địa phương có dự án đi qua; cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động trên công trường và các chủ thể có liên quan… để dự án về đích theo yêu cầu.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, công trình 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phối Nối được đưa vào vận hành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh về cả kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Trong dó, công trình mang ý nghĩa chiến lược góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại miền Bắc. Đây là công trình của niềm tin và sức mạnh đại đoàn kết, quan điểm “Dân là gốc” của Đảng, Nhà nước ta, sự chung sức, đồng lòng, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; có ý nghĩa với doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài về bảo đảm cung ứng điện, nhất là ở lĩnh vực công nghệ cao, tin tưởng vào quyết tâm của phía Việt Nam “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là có kết quả cụ thể, đo lường, cân đong đo đếm được”.

Công trình thể hiện khát vọng, tự tin, bản lĩnh, giá trị con người Việt Nam, với tinh thần “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”; mang ý nghĩa kết nối nền kinh tế, liên kết vùng; đề cao trách nhiệm với sự nỗ lực vượt bậc, chủ động, tích cực, sáng tạo, quyết liệt, làm việc không ngừng nghỉ của các chủ thể có liên quan.

Bài học kinh nghiệm cho triển khai các dự án lớn của đất nước

Nhấn mạnh, "Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", Thủ tướng cho rằng, Dự án này đã mang lại nhiều bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công trình, dự án lớn có thể vận dụng cho các công trình, dự án tiếp theo.

Theo đó, trong quản lý điều hành, chỉ đạo, chỉ được thực hiện với: Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, việc phân công phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, làm việc nào dứt việc đó; kết quả phải cân đong, đo đếm được để từ đó dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá.

Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, trong ngành và ngoài ngành, lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và người dân với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng”.

Nỗ lực không ngừng nghỉ, chủ động tích cực của ngành điện và sự phối hợp của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp “chia sẻ, thấu hiểu, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, cùng có hiệu quả”.

Cùng với đó, xây dựng phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, kịp thời động viên, khen thưởng, tạo không khí hăng say làm việc, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các cơ quan truyền thông báo chí làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, tạo sự đồng thuận, đồng lòng triển khai Dự án.

Chủ đầu tư, các đơn vị thi công có tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, phối hợp chặt chẽ với địa phương, cơ quan, đơn vị, huy động lực lượng tại chỗ có đủ năng lực tham gia. Các nhà thầu chính tạo điều kiện để doanh nghiệp, nhà thầu địa phương hợp tác cùng lớn mạnh, có thêm kinh nghiệm.

Thủ tướng chỉ rõ, từ thực tế triển khai và bài học rút ra từ dự án này, chúng ta có thêm kinh nghiệm để áp dụng vào dự án trọng điểm quốc gia về đường cao tốc, sân bay, bến cảng, đường sắt đô thị,... trong việc kiểm soát, đẩy nhanh tiến độ từ khâu chuẩn bị đầu tư, nguồn vốn, giải phóng mặt bằng đến khâu triển khai thi công và huy động các nguồn lực tham gia... rút ngắn tối đa thời gian hoàn thành của dự án những vẫn bảo đảm chất lượng công trình cả về kỹ-mỹ thuật và không đội vốn.

Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia phối hợp với các cơ quan địa phương làm tốt công tác hoàn nguyên, vệ sinh môi trường; tổ chức vận hành Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 cùng cả hệ thống điện quốc gia an toàn, đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển nguồn và hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp đầy đủ, vững chắc nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội; tích cực tham gia đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cấp chính quyền 9 tỉnh có Dự án đi qua phối hợp với chủ đầu tư tiếp tục quan tâm, chăm lo để ổn định, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống người dân bị ảnh hưởng trong khu vực dự án đi qua theo đúng tinh thần nơi ở mới phải ít nhất bằng và cơ bản phải tốt hơn nơi ở cũ.

Trước mắt là lo sinh kế lâu dài, bền vững cho người dân, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp; kiên quyết không để người dân thiếu chỗ ở, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu đất sản xuất; từng bước đáp ứng tốt hơn về nhu cầu vật chất, tinh thần, an ninh, văn hóa; chăm lo giáo dục, đào tạo tri thức cho lớp trẻ, để tiến tới hội nhập và làm giàu.

Theo Thủ tướng, tinh thần thần tốc, quyết thắng của Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 đã truyền động lực cho người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, tiếp tục công cuộc phát triển hạ tầng của đất nước, góp phần thực hiện thành công đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng mà các kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI, XII, XIII đã đề ra, hướng tới hoàn thành 2 mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tại 9 điểm cầu đã thực hiện nghi thức khánh thành dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngay sau đó, Thủ tướng dự lễ và thực hiện nghi thức gắn biển đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối là công trình chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024).

II. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG ỦY KHỐI VÀ CƠ SỞ

Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

Ngày 08/8, tại Hà Nội, Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ trưởng Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm trưởng đoàn đã làm việc với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Báo cáo tại buổi làm việc nêu rõ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ III nhiệm kỳ 2020-2025; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hướng dẫn, phối hợp của các Ban Đảng Trung ương và sự phối hợp của các bộ ngành, cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối và các cấp ủy đảng trong toàn Đảng bộ Khối đã lãnh đạo, chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp đảm bảo theo đúng chủ trương của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong Khối vẫn duy trì tốc đốc độ tăng trưởng hằng năm, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng lên, các chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách cơ bản tăng, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước; các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối là những doanh nghiệp có quy mô lớn, giữ vai trò quan trọng của kinh tế nhà nước, là công cụ để điều tiết và bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ứng phó với những biến động thị trường, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng quốc gia; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; bảo đảm việc làm và đời sống ổn định cho hơn 700 nghìn người lao động; đi đầu trong công tác an sinh xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Cụ thể, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngoài nghị quyết về nhiệm vụ công tác hằng năm, Đảng ủy Khối đã ban hành 03 nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK, về thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 04-NQ/ĐUK, về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong Đảng bộ Khối; Nghị quyết số 06-NQ/ĐUK, về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương; cùng với đó ban hành hơn 4.000 văn bản khác để lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc thực hiện các mặt công tác xây dựng Đảng và triển khai nhiệm vụ chính trị; các cấp ủy đảng chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền quan trọng; hình thức tuyên truyền, cổ động được đa dạng hoá; tổ chức có hiệu quả Giải Búa Liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương hằng năm với hơn 6.000 tác phẩm tham gia Giải tạo sự lan tỏa đến lớn cán bộ, đảng viên và người lao động trong toàn Đảng bộ; quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII; ngay sau Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng ủy Khối đã ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối; kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Bộ Chính trị; chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp uỷ và các quy chế, quy định về công tác cán bộ và các quy định khác theo quy định, hướng dẫn mới của Trung ương.

Trong năm 2022 và 2023, Đảng ủy Khối đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện việc sắp xếp mô hình tổ chức đảng; nhận tổ chức đảng, đảng viên từ thực hiện cấp ủy địa phương về trực thuộc đảng ủy doanh nghiệp theo Quy định số 60-QĐ/TW của Ban Bí thư; Đảng ủy Khối đã ban hành quyết định thành lập, kiện toàn 36/36 đảng bộ tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, trong đó có 15 đảng uỷ trực thuộc đã tiếp nhận 1.034 tổ chức đảng theo các đề án được phê duyệt với trên 53.000 đảng viên; tăng cường lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của Điều lệ Đảng; chấp hành nghiêm túc các kế hoạch kiểm tra của Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương; từ đầu nhiệm kỳ tới nay, cấp ủy các cấp kiểm tra 12 tổ chức đảng và 88 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 4.954 tổ chức đảng và 35.966 đảng viên; giám sát 4.522 tổ chức đảng và 25.535 đảng viên; thi hành kỷ luật kỷ luật 35 tổ chức và 1.344 đảng viên, giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với 01 đảng viên; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tiếp tục được chỉ đạo nền nếp, phát huy quyền làm chủ của người lao động. Từ năm 2020 đến nay, toàn Khối đã kiểm tra 1.347 tổ chức đảng; giám sát 1.070 tổ chức đảng về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Từ năm 2020 đến năm 2023, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty trong Khối đều có sự tăng trưởng, từ 1,42 triệu tỷ đồng lên 2,02 triệu tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế của các đơn vị trong Khối từ 123 nghìn tỷ đồng lên 198 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách các đơn vị trong Khối từ 220 nghìn tỷ đồng lên 242 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu các đơn vị trong Khối từ 1,6 triệu tỷ đồng lên 1,8 triệu tỷ đồng; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời bảo đảm đời sống, thu nhập cho hơn 700 nghìn lao động; 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu các tập đoàn, tổng công ty trong Khối ước đạt 1,03 triệu tỷ đồng, đạt 55,4% kế hoạch năm, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận trước thuế ước đạt 103,4 nghìn tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch năm, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2023; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 122 nghìn tỷ đồng, đạt 60,5% kế hoạch năm, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến 30/6/2024, tổng số lao động của các đơn vị trong Khối là 719.184 người, thu nhập bình quân người lao động 17,98 triệu đồng/người/tháng.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo để làm rõ thêm những kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ (2020 - 2025) đến nay.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ trưởng Tổ biên tập Văn kiện đã đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo, những ý kiến thảo luận của các đại biểu và ghi nhận những kết quả đạt được của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương kể từ khi được thành lập đến nay; hoạt động của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương ngày càng đi vào nền nếp, các quy chế, quy định được ban hành đồng bộ, cụ thể, rõ ràng. 

Đồng chí nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy khối và các cấp ủy đảng tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình; phát huy được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng, giữ vị trí then chốt.

Tuy nhiên, đồng chí cũng lưu ý, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp còn chậm…

Trên cơ sở những kết quả đạt được, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các đảng ủy trực thuộc cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo doanh nghiệp nỗ lực vượt khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, chủ đạo, nòng cốt dẫn dắt phát triển đảm bảo cân đối lớn cho nền kinh tế; các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào những lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng và trong quốc phòng, an ninh.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đồng bộ mô hình các tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp; chú trọng công tác xây dựng Đảng; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, phát triển đội ngũ đảng viên; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức, để đáp ứng yêu cầu cho nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay.

Đoàn công tác ghi nhận và tổng hợp những kiến nghị của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương: Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng năm 2024

Từ 22/8/2024 - 28/8/2024, tại Quảng Ninh, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng năm 2024. Sau 05 ngày trao đổi, học tập nghiêm túc, Hội nghị đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra. Đồng chí Nguyễn Long Hải, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối dự và phát biểu tại Hội nghị.

Báo cáo tổng kết công tác tổ chức Hội nghị, đồng chí Hoàng Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Đảng ủy Khối cho biết: Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh các đảng ủy trực thuộc Đảng ủy Khối đang trong giai đoạn phấn đấu hoàn thành sớm một số chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2020 - 2025; đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để chuẩn bị tổ chức đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030; triển khai thực hiện Quy định số 60-QĐ/TW, ngày 08/3/2022 và Quy định số 87-QĐ/TW, ngày 28/10/2022 của Ban Bí thư, các đảng ủy trực thuộc Đảng ủy Khối đã hoàn thành việc kiện toàn tổ chức đảng theo mô hình toàn doanh nghiệp, hoặc tiếp nhận thêm nhiều tổ chức đảng ở địa phương về trực thuộc đảng bộ công ty mẹ - tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng; các đảng ủy cấp trên cơ sở doanh nghiệp trực thuộc Đảng ủy Khối hoàn thành việc lập các ban tham mưu giúp việc cấp ủy (ban tuyên giáo, ban tổ chức, cơ quan UBKT, văn phòng) và bố trí cán bộ làm chuyên trách công tác đảng. Đối tượng triệu tập dự tập huấn rộng, với số lượng tham dự gần 1.600 lượt đại biểu là các đồng chí đại diện thường trực đảng ủy, các ủy viên UBKT đảng ủy, lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan tham mưu giúp viêc đảng ủy cấp trên cơ sở và cán bộ tham mưu công tác Đảng của đảng ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Khối; đại diện thường trực và lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc các đảng ủy cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở trong Đảng bộ Khối; đại diện ban chỉ đạo 35 của các đảng ủy trực thuộc, công tác viên dư luận xã hội, báo cáo viên của Đảng ủy Khối; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội của các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối; lãnh đạo, chuyên viên các ban, đơn vị Cơ quan Đảng ủy Khối.

Nội dung chương trình tập huấn được Thường trực Đảng ủy Khối quan tâm chỉ đạo xây dựng theo hướng bảo đảm thiết thực, sát với yêu cầu thực tiễn đội ngũ cán bộ trong Khối; bồi dưỡng có hệ thống về kiến thức các mặt công tác Đảng; triển khai các quy chế, quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Đảng ủy Khối; trao đổi xử lý tình huống, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn ở cơ sở.

Tham gia Hội nghị lần này, các học viên đã được 17 đồng chí báo cáo viên là lãnh đạo cấp vụ và tương đương của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị của Đảng ủy Khối với kiến thức lý luận và thực tiễn sâu sắc, phong phú và với sự nhiệt tình, trách nhiệm đã truyền đạt nội dung của 17 chuyên đề, nhóm chuyên đề nhằm củng cố, cập nhật nội dung các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Đảng ủy Khối; trao đổi kỹ năng nghiệp vụ, xử lý tình huống trong công tác tuyên giáo, dân vận, kiểm tra giám sát, văn phòng cấp ủy và tổ chức xây dựng Đảng. Tài liệu các chuyên đề tập huấn được chuẩn bị đầy đủ, gửi đến các đại biểu thông qua mã QR giúp cho việc nghiên cứu, khai thác được thuận tiện.

Thông qua truyền đạt các nội dung chuyên đề và trao đổi, giải đáp các câu hỏi tình huống, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn ở cơ sở của các báo cáo viên giúp cho cán bộ, chuyên viên làm công tác Đảng của các đảng ủy trực thuộc hiểu sâu sắc hơn các nội dung quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Đảng ủy Khối về công tác xây dựng Đảng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện; đồng thời, nhận thức rõ hơn những vấn đề mới đang đặt ra đối với công tác xây dựng Đảng, xác định rõ trách nhiệm trên cương vị công tác được giao và vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm được truyền đạt vào phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ công tác được giao của mỗi cán bộ và chuyên viên.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Long Hải, Bí thư Đảng uỷ Khối đã biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tham gia tập huấn đầy đủ và thái độ học tập nghiêm túc của các đồng chí học viên trong suốt thời gian tập huấn. Đồng chí nhấn mạnh, tập huấn triển khai các văn bản của Trung ương, của Đảng ủy Khối và và kiến thức, kỹ năng công tác Đảng cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác xây dựng Đảng là việc làm được Đảng ủy Khối tổ chức thường xuyên hằng năm. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Đảng ủy Khối, đồng chí Nguyễn Long Hải đề nghị các đảng ủy trực thuộc sau Hội nghị này cần tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các mặt công tác tại đơn vị. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của công tác: chính trị, tư tưởng; tổ chức, cán bộ; kiểm tra, giám sát; dân vận và các tổ chức chính trị - xã hội; công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực…

Đối với công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong doanh nghiệp, đồng chí yêu cầu các đảng uỷ doanh nghiệp trực thuộc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 12/5/2022 của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí đề nghị các đảng ủy trực thuộc Đảng bộ Khối tiếp tục tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung tuyên truyền đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030; phát động, tổ chức đợt thi đua sâu rộng phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyền, thông tin theo hướng đa dạng hóa, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với từng đối tượng; triển khai Giải Búa Liềm Vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2024; chủ động, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch; chủ động dự báo tình hình, kịp thời xử lý thông tin, định hướng dư luận xã hội về vị trí, vai trò của DNNN và công tác xây dựng Đảng trong DNNN; tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/ĐUK, ngày 28/4/2023 của Đảng ủy Khối về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối DNTW”.

Ba là, tổ chức quán triệt triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị “về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng” và Kế hoạch số 139-KH/ĐUK, ngày 23/8/2024 của Đảng ủy Khối “về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ Khối DNTW”; các đảng ủy trực thuộc ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội đảng bộ cấp mình, thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030 và thành lập các tổ công tác chỉ đạo đại hội các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp phù hợp với các quy định của Trung ương và mô hình tổ chức của doanh nghiệp; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc việc cụ thể hóa các tiêu chí của mô hình “chi bộ bốn tốt”, “đảng bộ cơ sở bốn tốt”; triển khai đánh giá, hoàn thiện để đưa vào thực hiện chính thức phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” trong toàn Đảng bộ Khối; đẩy mạnh phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng, nhất là quần chúng là công nhân, người lao động, trí thức, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, nhằm bảo đảm tỷ lệ phát triển đảng viên theo nghị quyết của Trung ương, tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị, doanh nghiệp trước mắt cũng như lâu dài.

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đến làm việc và tặng quà cho công nhân Công ty cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin

Ngày 28/8, Đoàn công tác của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương do đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương làm trưởng đoàn đã đến làm việc và tặng quà cho công nhân Công ty cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin.

Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Vũ Ngọc Thắng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty cổ phần Than Hà Lầm cho biết: Qua hơn 64 năm xây dựng và phát triển, đến nay (tháng 8/2024) tổng số cán bộ công nhân viên là 3.416 người trong đó có trên 729 người thuộc các dân tộc thiểu số của 20 dân tộc khác nhau. Trong đó: Đoàn viên công đoàn: 3.416 người; đoàn viên thanh niên: 1.135 đồng chí, của 26 chi đoàn; hội viên hội CCB: 96 đồng chí; cán bộ công nhân viên là nữ: 538 đồng chí; hiện tại Đảng bộ Công ty có 1.003 đảng viên sinh hoạt tại 34 chi bộ (13 chi bộ khối phòng, 20 chi bộ công trường phân xưởng và 01 chi bộ Đảng - Đoàn thể).

Hiện tại, Công ty thực hiện mô hình chi bộ đồng nhất với cơ quan chuyên môn, toàn Đảng bộ có 34 chi bộ tương ứng 33 đơn vị và chi bộ khối đảng đoàn thể; thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư Đảng ủy là Giám đốc Công ty, 100% Bí thư các chi bộ đồng thời là Trưởng phòng, Quản đốc các đơn vị; trong những năm qua, Đảng bộ triển khai thực hiện làm tốt công tác dân vận, nắm bắt và ổn định tư tưởng cán bộ đảng viên; công tác xây dựng Đảng được quan tâm, hằng năm phát triển Đảng đạt trên 3%, luôn chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện theo chương trình thống nhất trong toàn Đảng bộ theo chỉ đạo của Đảng bộ Than Quảng Ninh, không chồng chéo nội dung kiểm tra giữa Đảng ủy, cơ quan chuyên môn và các tổ chức đoàn thể.

Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 8 tháng đầu năm 2024: Than nguyên khai sản xuất: 1.522.350 tấn/2.400.000 tấn = 63,4% kế hoạch (KH) năm; trong đó Than lò chợ CGH: 770.459 tấn/1.125.000 tấn = 68,5% KH năm; mét lò đào CBSX: 7.998 m/ 11.985 m = 66,7% KH năm; tiêu thụ: 1.408.281 tấn/2.240.000 tấn = 62,9 % KH năm; doanh thu sản xuất than: 1.869 tỷ đồng/ 3.066,9 tỷ đồng = 60,9% KH năm; lợi nhuận trước thuế: 74,2 tỷ đồng/99,324 tỷ đồng = 74,7% KH năm; lao động bình quân 8 tháng: 3.362 người/3.484 người = 96,5% KH năm; tiền lương bình quân 8 tháng: 19,144 triệu đồng/người-tháng/18,821 triệu đồng/người-tháng = 101,7% KH (trong đó, tiền lương thợ lò 25,9 triệu đồng/người-tháng); nộp nhân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm 2024, là 367,9 tỷ đồng.

Công ty đã tích cực đầu tư cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý và sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng mỏ hiện đại, các đường lò rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất.

Trong những năm vừa qua, Công ty luôn làm tốt việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động và quy chế thực hiện dân chủ cơ sở; tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động theo định kỳ hằng năm; chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động về những vần đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc, nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi. Đặc biệt chế độ tiền lương, tiền thưởng, hỗ trợ người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, được Công ty quan tâm, chăm lo, thiết thực.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí đồng chí Nguyễn Long Hải, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đánh giá cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Than Hà Lầm. Đồng chí nhấn mạnh, Công ty cổ phần Than Hà Lầm là doanh nghiệp có bề dày truyền thống, có nhiều thành tích trong quá trình xây dựng và phát triển, là doanh nghiệp điển hình về thực hiện cơ giới hóa, xây dựng mỏ hiện đại, năng suất cao, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao tiền lương cho thợ lò... Đồng chí Nguyễn Long Hải tin tưởng trong thời gian tới, Công ty cổ phần Than Hà Lầm tiếp tục đạt được thành tích cao hơn nữa trong công tác xây dựng Đảng, phát triển sản xuất, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường; tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực khai thác, đào lò, vận chuyển vật liệu để giảm sức lao động, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh; xây dựng Công ty phát triển theo hướng “Mỏ Xanh - Sạch - Hiện đại - Mỏ ít người”, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị vững mạnh, góp phần vào thắng lợi chung của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.

Đoàn đại biểu Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã đi khảo sát sản xuất tại công trường, thăm hỏi, tặng quà cho công nhân và gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn của Công ty cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin.

Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương: Hội nghị thực hiện quy trình công tác cán bộ

Ngày 21/8/2024, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị thực hiện các bước quy trình giới thiệu nhân sự bổ sung Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 và giới thiệu bổ sung quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 và nhiệm kỳ 2025-2030.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Long Hải, Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương nhấn mạnh: Nhân sự bổ sung Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2020-2025, quy hoạch cấp ủy Khối nhiệm kỳ 2020-2025 và nhiệm kỳ 2025-2030 phải đảm bảo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể quy định tại điểm 1, 2, phần II, Quy định số 02-QĐ/ĐUK, ngày 07/9/2021 của Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối quản lý và Đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối, nhiệm kỳ 2020-2025. Ngoài ra, nhân sự đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn, điều kiện như: không trong thời gian thi hành kỷ luật, xem xét xử lý kỷ luật hoặc có liên quan trách nhiệm đến các vụ việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra của cơ quan có thẩm quyền mà chưa được kết luận, làm rõ và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối nhiệm kỳ 2020 - 2025 hoặc có quy hoạch, đã giữ chức vụ tương đương…

Hội nghị giao ban công tác dư luận xã hội quý III, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024

Ngày 20/8, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác dư luận xã hội quý III, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối đã tăng cường chỉ đạo Ban Tuyên giáo các đảng ủy trực thuộc, đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội đẩy mạnh công tác nắm bắt, phản ánh những vấn đề dư luận xã hội và cán bộ, đảng viên, người lao động quan tâm; qua đó kịp thời tham mưu với cấp ủy, ban lãnh đạo đơn vị đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, để cán bộ, đảng viên, người lao động trong Khối nắm được, tạo sự đồng thuận cao đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; công tác chỉ đạo, điều hành phát triển sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định an ninh - quốc phòng, nhất là các vấn đề được đông đảo dư luận và cán bộ, đảng viên, người lao động trong Khối quan tâm.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phản ánh một số vấn đề dư luận cán bộ, đảng viên quan tâm như: Các sự kiện chính trị, đối ngoại nổi bật của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga (từ ngày 19-20/6/2024); tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024; kết quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Đảng bộ Khối, đặc biệt là việc bảo đảm tiến độ thi công các công trình trọng điểm quốc gia được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt như dự án Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Đường dây 500kV mạch III Quảng Trạch - Phố Nối… 

Thời gian tới, ban tuyên giáo các đảng ủy và đội ngũ cộng tác viên cần tiếp tục triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác Tuyên giáo năm 2024; tập trung tham gia chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, hướng tới Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ IV và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; tham mưu xây dựng các báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng; nắm chắc tình hình, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, người lao động… nhằm kịp thời phản ánh, tham mưu với các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp chỉ đạo, định hướng, giải quyết những vấn đề phát sinh, góp phần tạo sự thống nhất trong cấp ủy và đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, người lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Tập đoàn Bảo Việt lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm tăng trưởng 9,3%

Tập đoàn Bảo Việt cho biết, trong nửa đầu năm 2024, Tập đoàn Bảo Việt đã đạt nhiều dấu ấn tích cực trong hoạt động kinh doanh.

Tổng doanh thu hợp nhất sau 6 tháng đầu năm 2024 đạt 28.030 tỷ đồng, tương ứng gần 1,1 tỷ đô la Mỹ. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 1.275 tỷ đồng và 1.057 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 9,5% và 9,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng tài sản hợp nhất tại 30/6/2024 đạt 234.844 tỷ đồng, tăng 6,2% so với thời điểm 31/12/2023.

Tổng doanh thu Công ty Mẹ đạt 810 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 580 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 4,8% và 5,5% so với cùng kỳ năm 2023, bám sát tiến độ kế hoạch năm 2024 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Tại 30/6/2024, tổng tài sản Công ty Mẹ đạt 18.396 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 18.252 tỷ đồng, tăng lần lượt 2,9% và 3,3% so với thời điểm 31/12/2023.

Với tiềm lực tài chính mạnh, quy mô vốn và tài sản hàng đầu trong các doanh nghiệp bảo hiểm, Bảo Việt luôn thực hiện các cam kết với cổ đông, gia tăng giá trị cho nhà đầu tư. Theo kế hoạch phân phối lợi nhuận, trong năm 2024 Bảo Việt sẽ dành hơn 745 tỷ đồng chi trả cổ tức bằng tiền, tương đương tỷ lệ 10,037% trên mệnh giá cổ phiếu.

Hướng tới 60 năm thành lập (15/01/1965 - 15/01/2025), Bảo Việt chính thức khởi động các hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập và khai mạc triển lãm tranh thiếu nhi “Em yêu Bảo Việt 60 năm” tại trụ sở chính Tập đoàn, dành cho con cán bộ, nhân viên, tư vấn viên trong toàn hệ thống Bảo Việt. Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo con cán bộ, tư vấn viên trên cả nước. Với hàng trăm bức tranh đã tham gia chương trình gồm các thể loại vẽ tay, vẽ đồ họa, Ban tổ chức đã chọn ra những bức vẽ đẹp nhất, ý nghĩa nhất trưng bày tại Triển lãm tranh, thể hiện tình yêu của các em nhỏ dành cho Bảo Việt trong suốt chặng đường 60 năm qua.

Tập đoàn Bảo Việt cho biết thêm, trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, nửa đầu năm 2024 đạt 21.558 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 19,9% với lợi nhuận sau thuế đạt 630 tỷ đồng; triển khai nhiều chương trình chăm sóc khách hàng. Cùng với đó, Bảo Việt Nhân thọ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động an sinh bằng các chương trình trao tặng học bổng “Quỹ xe đạp chở ước mơ”, “Thắp sáng tài năng trẻ”, chương trình đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ người nghèo, hiến máu nhân đạo… Bên cạnh đó, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5.709 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 2,8%; lợi nhuận sau thuế đạt 178 tỷ đồng, tăng trưởng 18,4% so với cùng kỳ năm 2023. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đạt 532 tỷ đồng tổng doanh thu và 116 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (số liệu thực hiện), tăng trưởng lần lượt 55,2% và 59,7% so với cùng kỳ năm 2023. BVSC tiếp tục duy trì vị thế thương hiệu công ty chứng khoán hàng đầu thị trường và kết nối với nhiều trường đại học, trung tâm đào tạo trên cả nước nhằm bồi dưỡng đối tượng thế hệ trẻ, nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường trong tương lai.

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD Việt Nam) đã ký kết Thỏa ước tín dụng hạn mức tín dụng khí hậu trị giá 50 triệu EUR để tài trợ cho các dự án giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Là ngân hàng chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng hàng đầu trong hoạt động nguồn vốn ủy thác nước ngoài, BIDV luôn tiên phong thực thi các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực này. Xác định được tầm quan trọng của việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh,... BIDV luôn dành sự quan tâm, nguồn lực cho lĩnh vực này và đã trở thành ngân hàng thương mại tiên phong tại Việt Nam về tín dụng xanh, mang lại những giá trị tích cực cho thị trường cũng như các nhà đầu tư quốc tế.

Tiếp nối thành công của hạn mức tín dụng giảm thiểu tác động biến động khí hậu (hạn mức tín dụng xanh SUNREF 100 triệu USD) đã ký kết và giải ngân trong năm 2021, AFD và BIDV tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác gắn bó và hiệu quả giữa hai bên thông qua việc ký kết hạn mức tín dụng khí hậu trị giá 50 triệu EUR. Hạn mức này đem đến cho khách hàng của BIDV cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tài trợ ưu đãi từ nước ngoài để đầu tư vào các dự án xanh. Sau hạn mức đầu tiên tập trung tài trợ các dự án giảm thiểu biến đổi khí hậu, hạn mức tín dụng lần này hướng đến mục tiêu tài trợ các dự án thích ứng biến đổi khí hậu, đánh dấu một bước tiến mới mạnh mẽ trong việc phát triển tài chính xanh tại Việt Nam.

Hạn mức tín dụng khí hậu 50 triệu EUR là sự khẳng định cam kết của hai bên trong quá trình thúc đẩy đầu tư, tài trợ các dự án xanh đã được thống nhất tại Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện ký kết ngày 28/05/2024 giữa BIDV và AFD. Bên cạnh đó, AFD còn cung cấp cho BIDV khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 200.000 EUR nhằm tư vấn, hỗ trợ ngân hàng xây dựng danh mục khoản vay phù hợp, thiết lập những chính sách tiêu chí đánh giá các rủi ro khí hậu của các dự án được tài trợ, phát triển và cải thiện hệ thống đánh giá, quản lý rủi ro về môi trường xã hội.

Theo chiến lược kinh doanh của BIDV giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến 2030, BIDV xác định “phát triển bền vững” là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng. Trong thời gian qua, BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội như Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, các Dự án năng lượng tái tạo sử dụng nguồn vốn SUNREF. Hạn mức tín dụng khí hậu 50 triệu EUR lần này sẽ tiếp tục cung cấp cho BIDV nguồn vốn dài hạn tài trợ lĩnh vực tăng trưởng xanh vì mục tiêu phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng phát thải ròng bằng “0” (Net zero bank) vào năm 2045.

VCCI ký thỏa thuận hợp tác, đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số với MobiFone và VNPT

Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký thỏa thuận hợp tác, đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số với Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) về đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2024-2026, tầm nhìn 2030.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tư vấn, hỗ trợ xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình chuyển đổi số cho VCCI. Còn VCCI sẽ đề xuất giải pháp, môi trường, chính sách hỗ trợ thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Hai bên cùng triển khai tuyên truyền, điều tra, khảo sát nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. Trong đó, lựa chọn, đặt hàng 10 sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số tiêu biểu trong 10 lĩnh vực để thí điểm chuyển đổi số tại VCCI và doanh nghiệp hội viên, từ đó, đánh giá, nhân rộng sản phẩm, mang lại hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp...

Hướng đến mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghệ số, cung cấp hệ sinh thái số toàn diện MobiFone đã và đang đẩy mạnh nghiên cứu, cung cấp nhiều giải pháp, đồng hành cùng chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Đến nay, nhiều sản phẩm, giải pháp “Make in MobiFone” ra đời đã góp phần đẩy mạnh phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, chú trọng đến các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Trước đó, năm 2023 MobiFone chính thức có mặt trên Trang vàng giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp với các giải pháp chính: MobiFone Invoice (Nhóm giải pháp hóa đơn điện tử), MobiFone eContract (Nhóm giải pháp hợp đồng điện tử) và Tổng đài di động 3C- Cloud Contact Center (Nhóm giải pháp hạ tầng và quản lý thông tin).

Lễ ký kết hợp tác giữa MobiFone và VCCI có ý nghĩa quan trọng trong việc đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đóng góp mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi số quốc gia và mở ra cơ hội đưa các sản phẩm Make in MobiFone “xuất khẩu” ra thế giới.

* Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Bộ TT&TT và VCCI, nội dung ký kết giữa Tập đoàn VNPT và VCCI tập chung thống nhất đồng hành triển khai cụ thể về các vấn đề: (1) Tư vấn xây dựng chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số cho VCCI và các Hội, Hiệp hội cùng các doanh nghiệp hội viên; (2) Triển khai các hội thảo liên kết vùng, kết nối cung cầu về sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tiêu biểu; (3) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các doanh nghiệp; (4) Triển khai các hoạt động thúc đẩy, phổ cập các dịch vụ số tin cậy như chữ ký số, hợp đồng điện tử...; (5) VNPT lựa chọn các sản phẩm Make in Viet Nam tiêu biểu triển khai thí điểm cho VCCI và các doanh nghiệp – sau khi đánh giá, công bố mô hình thành công, hiệu quả - sẽ nhân rộng, với danh mục cụ thể được cập nhật theo tình hình thực tế.

Việc ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với VNPT trong việc khai thác cơ hội đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị phần ở trong và ngoài nước thông qua thị trường có quy mô 200.000 doanh nghiệp đang hoạt động ở tất cả các ngành, nghề kinh tế của Việt Nam, cũng như mạng lưới đối tác của VCCI trên thế giới.

EVN đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm

Trong tháng 7, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 27,7 tỷ kWh, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó sản lượng tiêu thụ điện ngày lớn nhất (ngày 09/07) đạt 964,3 triệu kWh.

Nhằm đảm bảo cung cấp điện tháng 8 và các tháng cuối năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó EVN sẽ phối hợp cùng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) theo dõi sát sao diễn biến khí tượng, thủy văn, tình hình nhiên liệu, khả dụng tổ máy và tăng trưởng phụ tải để kịp thời cập nhật, điều chỉnh phương thức vận hành đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, tin cậy.

Ngoài ra, EVN yêu cầu các Tổng Công ty Điện lực/Công ty Điện lực tiếp tục bám sát tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương để phân tích cơ cấu tỷ trọng thành phần phụ tải, nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu phụ tải; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20 về việc tuyên truyền và thực hiện tiết kiệm điện.

“Các Tổng Công ty Phát điện và các đơn vị phát điện phối hợp với đơn vị điều độ cập nhật nhu cầu huy động các tháng cuối năm để điều chỉnh kế hoạch cung cấp nhiên liệu kịp thời, linh hoạt đảm bảo sản xuất điện theo nhu cầu của hệ thống. Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo độ khả dụng và tin cậy của các tổ máy,” đại diện EVN cho hay.

Đối với các nhà máy thủy điện vận hành các hồ chứa an toàn trong mùa lũ năm 2024, khai thác tối ưu nguồn nước và theo dõi, dự báo sát tình hình thủy văn để có phương án tích nước sớm trong giai đoạn cuối mùa lũ để đảm bảo mục tiêu tích nước đến mực nước dâng bình thường vào cuối năm 2024, phục vụ nhu cầu phát điện, đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2025.

Lãnh đạo EVN cũng lưu ý Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia vận hành an toàn, tin cậy hệ thống lưới điện; chuẩn bị đủ vật tư thiết bị dự phòng, rà soát triển khai có hiệu quả các giải pháp giảm thiểu sự cố lưới điện truyền tải.

Về đầu tư xây dựng, trong tháng 8/2024, EVN tiếp tục đôn đốc các đơn vị tập trung lực lượng tại các công trường, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm như: dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng, Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch 1; công trình đường dây 500 kV mạch 3 (từ Quảng Trạch đến Phố Nối) và các công trình lưới điện đang thi công phục vụ đấu nối nguồn điện, giải tỏa nguồn thủy điện, nhập khẩu điện, cấp điện phụ tải và cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo...

"Để đảm bảo điện cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân trong mọi tình huống, EVN rất mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ và hành động tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm trưa (từ 11h00 đến 15h00) và tối (từ 19h00 đến 23h00)," đại diện EVN khuyến nghị.

Theo thống kê, trong tháng 7 năm 2024, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 27,7 tỷ kWh, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó sản lượng tiêu thụ điện ngày lớn nhất (ngày 09/07) đạt 964,3 triệu kWh và công suất cực đại đạt 46.298 MW (cùng ngày 09/07). Lũy kế 7 tháng năm 2024, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 179,44 tỷ kWh, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Về nguồn điện, tập đoàn đã hạ đặt thành công rotor tổ máy số 1 dự án Thủy điện Ialy mở rộng. Về lưới điện, Trong 7 tháng năm 2024, EVN và các đơn vị đã khởi công 55 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 62 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV.

Công bố và trao Quyết định Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV Vinachem

Chiều 22/8, tại Hà Nội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã tổ chức công bố và trao Quyết định Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV Vinachem cho đồng chí Phùng Quang Hiệp.

Ngày 02/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg bổ nhiệm đồng chí Phùng Quang Hiệp, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Ngày 02/8/2024, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã có Quyết định số 2059-QĐ/ĐUK chuẩn y đồng chí Phùng Quang Hiệp giữ chức vụ Bí thư Đảng uỷ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Phùng Quang Hiệp bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, Lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Lãnh đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tin tưởng và bổ nhiệm đồng chí là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Ngoài niềm vui và vinh dự, đây còn là trách nhiệm to lớn mà lãnh đạo cấp trên đã tin tưởng, giao phó, đòi hỏi Tân Chủ tịch HĐTV Vinachem phải nỗ lực vượt bậc, không ngừng học hỏi, rèn luyện, vượt qua khó khăn, thử thách, tận tâm, tận tụy, trách nhiệm hết lòng vì sự nghiệp phát triển vững mạnh của Tập đoàn.

Trong nhiệm kỳ của mình, đồng chí Phùng Quang Hiệp hứa sẽ nỗ lực hết sức mình để thực hiện tốt một số nội dung:

Thứ nhất, luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu, thể hiện tính tiên phong, gương mẫu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; chủ động, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo Tập đoàn triển khai xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn đúng định hướng, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế đất nước.

Thứ hai, tiếp tục cùng ban lãnh đạo Tập đoàn xây dựng văn hóa Tập đoàn, từng bước khẳng định vị thế, dấu ấn và thương hiệu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, tiếp tục củng cố và phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó trong nội bộ Tập đoàn, xây dựng Tập đoàn thành một khối thống nhất, phát huy sức mạnh truyền thống văn hóa 55 năm xây dựng và phát triển của Tập đoàn trong thời kỳ mới.

“Trong tình hình hiện nay, Tập đoàn tiếp tục đứng trước những thời cơ và vận hội mới nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức. Nhưng tôi tin tưởng rằng, với truyền thống tốt đẹp của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, với tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên, cá nhân tôi và Tập đoàn sẽ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục thể hiện vai trò trụ cột đối với ngành Hóa chất Việt Nam và nâng tầng uy tín, ảnh hưởng của Tập đoàn đối với khu vực” - đồng chí Phùng Quang Hiệp nhấn mạnh.

Để thực hiện được điều này, Tân Chủ tịch HĐTV Vinachem mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chỉ đạo, ủng hộ, đồng hành của các bộ, ban, ngành; sự hợp tác hỗ trợ của chính quyền và nhân dân các địa phương; sự hợp tác chặt chẽ hiệu quả của các Tập đoàn, Tổng công ty, Ngân hàng và các đơn vị bạn; sự đồng lòng ủng hộ của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn và niềm tin của bạn bè trong và ngoài nước.

Sắp xếp, cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước

Với mục tiêu cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đảm bảo cơ cấu hợp lý, phát huy vai trò chủ đạo là doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh vốn theo quy định; thực hiện đầu tư kinh doanh vốn vào doanh nghiệp, dự án theo cơ chế thị trường trong các ngành, lĩnh vực Nhà nước cần tiếp tục nắm giữ chi phối hoặc các doanh nghiệp, dự án trong các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không tiếp tục nắm giữ chi phối trong giai đoạn này nhưng có đóng góp quan trọng với chuỗi giá trị của SCIC, như: công nghệ, thị trường, tài chính, nguồn thu cổ tức hằng năm, sử dụng nhiều lao động, có nhiều cơ sở đất đai...; đồng thời, khai thác tốt các cơ hội đầu tư trong nước và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Củng cố SCIC đảm bảo đủ các nguồn lực tài chính, quản trị để tập trung thực hiện nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn, đầu tư và phát triển các dự án đầu tư có quy mô lớn, quan trọng, điều hành và định hướng phát triển các công ty con theo chiến lược phát triển của SCIC; hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn.

SCIC sau khi cơ cấu lại có đủ năng lực và nguồn lực tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ổn định và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường; đổi mới tổ chức, phương thức kinh doanh, cơ chế quản lý và điều hành, nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tổ chức hợp lý thị trường và quản lý tốt quá trình hoạt động kinh doanh; đầu tư vào các dự án trọng điểm đảm bảo tốc độ tăng trưởng của SCIC; cơ cấu lại vốn đầu tư tại các công ty con, tạo ra các doanh nghiệp trong SCIC có vốn chủ sở hữu lớn, có tiềm lực về tài chính, đảm bảo nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đảm bảo các cân đối lớn của Nhà nước trong các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp; bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước đã đầu tư tại doanh nghiệp; từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động của SCIC theo mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, định hướng sau năm 2025 SCIC trở thành tổ chức đầu tư tài chính có quy mô vốn chủ sở hữu hàng đầu tại Việt Nam.

Xử lý dứt điểm các công ty con, công ty liên kết, các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật để giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước, SCIC và xã hội; trong đó, tập trung sớm xử lý dứt điểm tranh chấp hợp đồng EPC tại dự án trong danh mục xử lý của Ban Chỉ đạo các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương.

Kế hoạch sắp xếp lại và Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2025 được phê duyệt bởi Quyết định số 690/QĐ-TTg, ngày 17/7/2024 đặt ra một số mục tiêu, một số chỉ tiêu chủ yếu và định hướng phát triển như sau: Doanh thu bình quân hằng năm đạt 9.400 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế bình quân hằng năm đạt 6.700 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): bình quân hằng năm đạt 10%; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) bình quân hằng năm đạt 9,6%; nộp ngân sách nhà nước bình quân hằng năm đạt 5.400 tỷ đồng.

SCIC tập trung vào các ngành, nghề kinh doanh chính như đầu tư và quản lý vốn đầu tư theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ; tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đã tiếp nhận theo quy định hiện hành. Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính, như đầu tư và kinh doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, dự án đem lại hiệu quả kinh tế theo quy định của pháp luật; cung cấp các dịch vụ tư vấn và đầu tư, tài chính, chuyển đổi, quản trị, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Các ngành, nghề khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Hoàn thiện các quy định, quy chế quản lý nội bộ; ứng dụng quản trị trên nền tảng số. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy mô về vốn, lao động, trình độ công nghệ và tài sản của doanh nghiệp; thúc đẩy cơ chế liên kết nội bộ trong toàn Tổng công ty. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện tình hình mới. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán; quản lý sử dụng lao động hiệu quả, cải cách cơ chế tiền lương; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Từng bước thực hiện quản trị doanh nghiệp tiệm cận với các nguyên tắc quản trị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tăng cường công tác dự báo, các giải pháp quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Tạo lập nguồn lực tài chính tập trung để đảm bảo nguồn lực đầu tư vào các dự án trọng điểm thuộc ngành nghề kinh doanh chính của SCIC; phát huy vai trò dẫn dắt của SCIC trong việc thúc đẩy hình thành, mở rộng chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị. Tăng tích tụ, tập trung vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ tại một số doanh nghiệp trong danh mục nhằm nâng cao nguồn lực tài chính để đầu tư vào các dự án lớn có tính chiến lược.

Thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc SCIC theo Quyết định được phê duyệt; tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu, truyền thống, lịch sử... tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ vốn, tài sản nhà nước, tài sản doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Thực hiện kiện toàn mô hình tổ chức Đảng bộ - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo mô hình Tổng công ty nhà nước và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty; nâng cao vai trò lãnh đạo, giám sát của tổ chức đảng tại Tổng công ty đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, quản lý cán bộ trong Tổng công ty; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong hoạt động quản lý điều hành, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rà soát, cơ cấu lại tổ chức bộ máy của các đơn vị theo định hướng tinh gọn, giảm đầu mối.

Kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại SCIC, các doanh nghiệp trong danh mục của SCIC đến năm 2025 như sau: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tiếp tục duy trì là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn đến năm 2025. Doanh nghiệp do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ như hiện tại (gồm 01 doanh nghiệp): Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư SCIC. Doanh nghiệp do SCIC nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên như hiện tại (gồm 07 doanh nghiệp): Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền; Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP; Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải; Công ty cổ phần Cảng Quảng Bình; Công ty cổ phần Cảng Thuận An (thực hiện thoái vốn sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận); Công ty cổ phần Phim Giải Phóng; Tổng công ty Sông Đà - CTCP.

Vietnam Airlines nằm trong Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2024

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao chứng nhận nhãn hiệu nổi tiếng - nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam năm 2024. Tại buổi lễ, Vietnam Airlines (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) được vinh danh trong Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất.

Nhờ việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, Vietnam Airlines xuất sắc trở thành một trong 10 nhãn hiệu nổi tiếng - nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam năm 2024. Giải thưởng một lần nữa khẳng định vị thế của hãng hàng không quốc tế 4 sao, nắm giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển chung của ngành vận tải hàng không Việt Nam.

Với thông điệp “Vạn dặm nâng niu”, Vietnam Airlines không chỉ đơn thuần kết nối những mảnh đất, mà còn là người bạn đồng hành, mang đến những trải nghiệm bay đẳng cấp và khó quên cho hành khách.

Sở hữu đội máy bay thân rộng thế hệ mới như Boeing 787 và Airbus A350, Vietnam Airlines mang đến không gian cabin rộng rãi, thoải mái và hiện đại. Đặc biệt, với việc tiếp tục đón nhận máy bay Boeing 787-10 mới, hãng khẳng định nỗ lực tăng tải, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines tự hào là một trong những hãng hàng không đúng giờ nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này khẳng định cam kết của hãng về chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp trong hoạt động khai thác.

Chương trình tư vấn và bình chọn nhãn hiệu nổi tiếng - nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên năm 2006. Chương trình được tổ chức trên cơ sở những quy định về nhãn hiệu nổi tiếng của điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ và điều 6 Bis Công ước Paris, nhằm đánh giá, ghi nhận, quảng bá kịp thời các nhãn hiệu tiêu biểu của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong tất cả mọi lĩnh vực có bề dày thành tích phát triển, có chất lượng vượt trội, tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, được đông đảo người tiêu dùng tín nhiệm và ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường.

Qua 19 năm tổ chức, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng, quan tâm của rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp hội viên trên cả nước và tự hào là một trong những chương trình có uy tín nhất hiện nay.

12 năm liên tiếp Vietcombank đứng trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes xếp hạng

Forbes vừa công bố danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là doanh nghiệp 12 lần liên tục xuất hiện trong danh sách này của Forbes Việt Nam và là doanh nghiệp đứng đầu về lợi nhuận sau thuế.

Tại Diễn đàn Kinh doanh 2024 - sự kiện thường niên do Forbes Việt Nam tổ chức vừa qua, Vietcombank đã nhận kỷ niệm chương Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024 của Forbes. Đây là danh sách thường niên lần thứ 12 được Forbes Việt Nam xếp hạng dựa trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX) và sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), với tổng lợi nhuận sau thuế 190.831 tỉ đồng và tổng doanh thu đạt 1.296.831 tỉ đồng. Phần lớn trong danh sách là các công ty đã xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường, không chỉ dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình mà trong cả nền kinh tế.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam được bình chọn dựa trên quy trình đánh giá nghiêm ngặt, từ việc sơ loại theo các tiêu chí tài chính cơ bản đến chấm điểm dựa trên các yếu tố tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2019-2023. Ngoài ra, Forbes cũng cân nhắc kỹ lưỡng về vị thế trong ngành, chất lượng quản trị và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Cũng trong tháng 8/2024 vừa qua, HR Asia Magazine - Tạp chí nhân sự uy tín hàng đầu Châu Á đã vinh danh Vietcombank là “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2024” cùng 3 giải thưởng đặc biệt là “HR Asia Diversity, Equity and Inclusion Awards - Doanh nghiệp có chính sách đa dạng, công bằng và hòa nhập nổi bật nhất”, “HR Asia Most Caring Company Awards - Doanh nghiệp quan tâm chăm sóc nhân viên tuyệt vời nhất” và “HR Asia Sustainable Workplace Awards - Doanh nghiệp có môi trường làm việc bền vững”. Mặc dù năm 2024 là năm đầu tiên Vietcombank ghi danh tham dự giải thưởng HRAA nhưng kết quả đánh giá của Ban Tổ chức đối với Vietcombank ở tất cả các tiêu chí đều đạt mức cao vượt trội so với mức bình quân thị trường.

Liên tiếp được các tổ chức uy tín trong nước và nước ngoài trao tặng giải thưởng, Vietcombank khẳng định vị thế, tầm nhìn và sứ mệnh ngân hàng số 1 Việt Nam, đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của đất nước.

III - TIN THAM KHẢO

Kế hoạch thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Ngày 24/7/2024, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 711/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nêu rõ các nguồn lực và giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ để đảm bảo thực hiện tốt Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Về tài chính, cần rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý theo nguyên tắc khuyến khích phát triển ngành, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và tính thống nhất của hệ thống chính sách, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

Về đầu tư, cần phát huy nội lực, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đủ năng lực đóng vai trò chủ lực tham gia thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng chiến lược, có trữ lượng lớn. Về nguồn vốn, vốn đầu tư cho các dự án thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng ngoài một phần vốn của ngân sách nhà nước, chủ yếu do doanh nghiệp tự bảo đảm bằng nguồn vốn tự có, vốn vay thương mại trên thị trường tài chính, vốn huy động từ các nguồn khác.

Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc đánh giá thực hiện quy hoạch; rà soát, điều chỉnh quy hoạch; công bố quy hoạch; xây dựng, đồng bộ hóa, quản lý, vận hành, khai thác và nâng cấp hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo phù hợp với Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nguồn kinh phí cho việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ các nguồn tài chính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và các quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài theo quy định pháp luật.

Về khoa học, công nghệ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhằm thu hồi tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và khoáng sản có chất lượng thấp. Đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Ứng dụng, phát triển nền tảng số nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu số, xây dựng bản đồ số hóa phục vụ công tác nghiên cứu, hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng; thường xuyên cập nhật, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo hướng đáp ứng các tiêu chí kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp, hướng tới phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn liền với dự án đầu tư nhà máy chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo tiến độ đã được phê duyệt; chủ trì và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến hoạt động đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy hoạch.

“Xanh hóa” logistics hướng tới thương mại điện tử bền vững

Những năm gần đây, tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu các nước trong khu vực và cả trên thế giới, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” này cũng kéo theo những hệ lụy xấu đến môi trường từ dịch vụ logistics như quy trình đóng gói sử dụng nhựa, nylon,… hay giao nhận hàng hóa gây phát thải nhiều CO2.

Trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng theo hướng xanh hóa và bền vững, yêu cầu đặt ra với phát triển thương mại điện tử cũng không ngoại lệ. Trong đó, xanh hóa logistics trong thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng để bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững.

Lượng phát thải lớn

Trong 15 năm qua, thương mại điện tử Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng bình quân liên tục 20%/năm trừ giai đoạn ảnh hưởng bởi Covid-19. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá nằm trong nhóm tốp 10 thế giới về tốc độ tăng trưởng và dự đoán còn tiếp tục thăng hạng trong các năm tới. Trong thành công đó, logistics đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là mắt xích không thể thiếu để hoàn thành các đơn hàng và giao dịch. Với 43,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân tham gia thương mại điện tử cao nhất Đông Nam Á và cũng cho thấy nhu cầu giao hàng của ngành này luôn cần thiết.

Tuy nhiên, theo Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) Lê Hoàng Oanh, thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhưng đã và đang bộc lộ nhiều yếu tố chưa bền vững liên quan đến hoạt động logistics. Trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, có hai khâu tác động xấu tới môi trường là giao hàng và đóng gói. Mỗi sản phẩm được giao từ cửa hàng trực tuyến đều có bao bì riêng, thường là hộp carton, bao bì nylon, hộp xốp, đồ nhựa dùng một lần. Mỗi ngày, hàng nghìn xe tải, ô-tô, xe máy,… giao đơn hàng cho khách và lấy lại những đơn hàng chưa có người nhận,… tạo ra lượng khí thải carbon khổng lồ. Thậm chí, những tác động này còn ở mức độ cao hơn trong trường hợp giao hàng siêu tốc.

Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp cao (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam - VECOM) Nguyễn Thanh Hưng cho biết: Theo tính toán, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam trong năm 2023 đã sử dụng 332.000 tấn bao bì, trong đó khối lượng bao bì nhựa các loại là 171.000 tấn. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 20-25%/năm, quy mô thương mại điện tử nước ta năm 2030 sẽ gấp hơn 4 lần hiện nay và nếu không có các giải pháp mạnh mẽ thay đổi quy trình đóng gói hàng hóa, lượng rác thải nhựa từ thương mại điện tử sẽ lên tới khoảng 800.000 tấn.

Về khâu giao hàng, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải chia sẻ: Cơ cấu dịch vụ vận tải của Việt Nam chưa cân đối, thiếu bền vững khi vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so các phương thức vận tải khác. Lượng phát thải khí nhà kính của vận tải đường bộ cao gấp gần 22 lần so với hàng không, gấp gần 20 lần đường biển và gấp gần 250 lần đường sắt. Ngân hàng Thế giới (WB) tính toán, trung bình mỗi năm hoạt động vận tải ở Việt Nam phát thải hơn 50 triệu tấn CO2, trong đó, vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 85%. Lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam còn tiếp tục tăng trung bình 6-7% mỗi năm, dự báo các ngành vận tải trong nước sẽ phát thải tới 60 triệu tấn CO2 trong năm 2024 và 90 triệu tấn vào năm 2030.

Chung tay bảo vệ môi trường

Hoạt động logistics đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng của thương mại điện tử, nhưng cũng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính và gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Do đó, việc “xanh hóa” hoạt động logistics là nhu cầu bắt buộc để phát triển thương mại điện tử bền vững hơn. Theo các chuyên gia, logistics xanh là phương pháp quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng hóa nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này bao gồm việc tối ưu vòng quay phương tiện và năng lực vận chuyển của các phương tiện để giảm tình trạng xe rỗng, đồng thời liên kết các phương thức vận tải nhằm giảm các phương thức không thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, “xanh hóa” còn ở việc ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện môi trường trong bao gói sản phẩm và tìm cách tái sử dụng bao bì.

Thực tế, việc áp dụng các giải pháp logistics xanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội. Theo Báo cáo Logistics Việt Nam, chi phí logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành, dao động từ 10-20%. Trong chi phí logistics, chi phí vận chuyển có tỷ lệ cao nhất khoảng từ 60-80%. Chính vì vậy, việc tối ưu hóa chi phí vận chuyển không những giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí mà còn đóng góp đáng kể vào việc giảm lượng phát thải từ hoạt động vận chuyển.

Theo nghiên cứu của các tổ chức Google, Temasek và Bain & Company, việc tối ưu hóa hoạt động vận chuyển trong thương mại điện tử như giảm quãng đường di chuyển của các phương tiện giao nhận, sử dụng các vật liệu tái chế, thân thiện môi trường để đóng gói hàng hóa,… sẽ góp phần cắt giảm được 30-40% lượng khí phát thải trong lĩnh vực này. Không những vậy, doanh nghiệp cũng nâng cao được uy tín và thương hiệu nhờ sự chuyển đổi có tính đóng góp cho môi trường, từ đó thu hút khách hàng có ý thức cùng chung tay bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi logistics xanh sẽ tạo lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp thương mại điện tử và bưu chính như Lazada, Grab hay Viettel Post đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo nhằm giảm tác động tiêu cực tới môi trường, đơn cử như tiết giảm số lượng thùng carton, chuyển sang dùng 100% bao bì tái chế hay giảm rác thải nhựa; khuyến khích khách hàng chờ giao hàng chậm, thay vì đẩy mạnh quảng bá hình thức giao hàng nhanh,… Phó Tổng Giám đốc Viettel Post Đinh Thanh Sơn chia sẻ: Hiện tại có nhiều công nghệ hiện đại đang được triển khai trên thế giới trong lĩnh vực logistics nhằm tối ưu hóa vận hành và bảo vệ môi trường. Về phần mình, Viettel Post đang hợp tác với các hình thức vận tải đường sắt và đường biển để nâng cao năng lực logistics; đồng thời đặt mục tiêu chuyển phát 20 triệu đơn hàng mỗi ngày, kết hợp phát triển bền vững thông qua việc trang bị xe tải điện năng lượng mặt trời và ứng dụng công nghệ trong giám sát, vận hành kho thông minh.

Chuyển đổi logistics xanh trong thương mại điện tử không chỉ là xu hướng mà còn là con đường tất yếu để phát triển bền vững và mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này cần sự hợp tác chặt chẽ từ doanh nghiệp, Chính phủ và người tiêu dùng để tạo thành một hệ sinh thái logistics xanh hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Doanh nghiệp cần chủ động áp dụng các giải pháp logistics xanh, đầu tư công nghệ, tối ưu hóa hoạt động và sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Về phía Chính phủ, khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi logistics xanh qua việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đồng thời xây dựng hệ thống giao thông xanh và cơ sở hạ tầng phù hợp. Người tiêu dùng nên ủng hộ, ưu tiên các doanh nghiệp cam kết bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và bao bì thân thiện, chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 648/QĐ-TTg, ngày 07/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xác định các nhiệm vụ, giải pháp, phương thức, danh mục các dự án, nguồn lực thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định nhiệm vụ của các bộ, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống cảng hàng không.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt bởi Quyết định số 655/QĐ-TTg, ngày 16/7/2024 nêu các nhiệm vụ cần thực hiện như sau:

Tổ chức công bố quy hoạch, tuyên truyền, phổ biến nội dung quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch đến các tổ chức, cá nhân để tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch, tham gia phát triển hệ thống cảng hàng không theo quy hoạch được phê duyệt. Cung cấp các dữ liệu quy hoạch phục vụ xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, làm cơ sở để các bộ, ngành và địa phương tích hợp vào các quy hoạch có liên quan; triển khai thực hiện lưu trữ hồ sơ quy hoạch theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng về nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không. Báo cáo, đánh giá việc thực hiện Quy hoạch theo định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành hàng không dân dụng (Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Nghị định, Thông tư, đề án, các văn bản hướng dẫn) để phù hợp với điều kiện thực tiễn và các quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đáp ứng nhu cầu phát triển; tạo thuận lợi trong hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không; quản lý khai thác cảng hàng không và sân bay chuyên dùng.

Xây dựng, hoàn thiện Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không nhằm hoàn thiện các giải pháp, xây dựng cơ chế chính sách cụ thể (bao gồm nội dung rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan) để tạo hành lang pháp lý đầy đủ làm cơ sở triển khai huy động các nguồn lực ngoài nhà nước; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Rà soát, sửa đổi, bổ sung Chương trình an toàn hàng không quốc gia, Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Triển khai việc cải thiện điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 12/5/2020 của Chính phủ về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực hàng không dân dụng.

Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch các cảng hàng không thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch cấp cao hơn và các quy hoạch liên quan, bảo đảm hiệu quả thực hiện quy hoạch, cụ thể:

Giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành công tác lập quy hoạch 30 cảng hàng không[1], bảo đảm đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giai đoạn 2026 - 2030, hoàn thành công tác nghiên cứu, lập quy hoạch Cảng hàng không Cao Bằng, Cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô, Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng.

Lập đề án quy hoạch cảng hàng không tiềm năng (khi có nhu cầu) bao gồm: các sân bay phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh[2]; các vị trí tiềm năng theo đề xuất của các địa phương, có vị trí quan trọng về khẩn nguy, cứu trợ, có tiềm năng phát triển về du lịch, dịch vụ[3] và các vị trí khác có thể xây dựng, khai thác cảng hàng không khi đủ điều kiện; trong đó đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu, điều kiện, khả năng hình thành cảng hàng không cũng như các tác động liên quan, huy động tối đa nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo phương thức đối tác công tư và xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng khi đủ điều kiện.

Tổ chức đánh giá, rà soát tình hình thực hiện quy hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch các cảng hàng không khi không triển khai được hoặc bổ sung các cảng hàng không khi có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Nguồn vốn lập quy hoạch gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng cảng hàng không, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng các cảng hàng không một cách có trọng tâm, trọng điểm; tập trung các dự án có tính lan tỏa lớn; ưu tiên nguồn lực đầu tư các cảng hàng không đầu mối, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế tại vùng Thủ đô Hà Nội[4] và vùng Thành phố Hồ Chí Minh[5].

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị an ninh hàng không theo Quyết định số 34/QĐ-TTg, ngày 07/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không như: hàng rào vành đai, các cổng, cửa, các lối ra vào khu vực hạn chế, hệ thống bốt gác, đường tuần tra canh gác, chiếu sáng, bãi đỗ biệt lập. Tiêu chuẩn hóa, đầu tư trang bị đầy đủ hệ thống phương tiện, trang bị, thiết bị an ninh hàng không như: cổng từ, máy soi, camera giám sát, thiết bị chống đột nhập, máy phát hiện chất nổ...; từng bước hiện đại hóa hệ thống thiết bị an ninh hàng không theo công nghệ tiên tiến của thế giới.

Lập, cập nhật, điều chỉnh các kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nhằm khai thác an toàn, hiệu quả trong toàn bộ hai vùng thông báo bay của Việt Nam và tại các cảng hàng không trên cả nước trong bối cảnh tốc độ phát triển ngành hàng không dân dụng ngày càng gia tăng và yêu cầu đặc thù của hội nhập quốc tế đối với dẫn đường hàng không. Đôn đốc thực hiện các dự án cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng không (ANS) trọng điểm bảo đảm tiến độ như Dự án Trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh.

Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay tại tất cả các cảng hàng không đáp ứng yêu cầu bảo đảm hoạt động bay an toàn với tầm nhìn dài hạn, hiệu quả gắn với nhiệm vụ tham gia đảm bảo an ninh, chủ quyền vùng trời và tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn của ICAO. Từng bước đầu tư các trung tâm logistics, trung tâm đào tạo, huấn luyện bay, bảo dưỡng sửa chữa máy bay.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng không theo Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM) hàng không dân dụng Việt Nam định hướng đến năm 2030, bao gồm các giải pháp về tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường hiệu quả phối hợp hoạt động bay hàng không dân dụng và quân sự, tối ưu hóa sử dụng vùng trời; hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị song song với đổi mới áp dụng các phương thức bay mới và phương thức điều hành bay tiên tiến.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí để đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng hiện hữu là tài sản công do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu tại các cảng hàng không; các công trình thiết yếu phục vụ sử dụng lưỡng dụng; các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không và tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Việc sử dụng vốn đầu tư công cho đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công.

Dự án sử dụng nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước bao gồm các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không theo phương thức đối tác công tư; các dự án đầu tư xây dựng công trình thiết yếu của cảng hàng không bằng nguồn vốn của doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay; các dự án đầu tư xây dựng công trình dịch vụ hàng không, phi hàng không bằng nguồn vốn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không mới hoặc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trong cảng hàng không hiện có phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng hàng không và quy hoạch chi tiết cảng hàng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và các quy định hiện hành có liên quan.

Tổng nhu cầu sử dụng đất dự kiến phát triển hệ thống cảng hàng không được xác định theo quy hoạch phù hợp với Nghị quyết số 39/2021/QH15, ngày 13/11/2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 23,83 nghìn ha; tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 26,09 nghìn ha.

IV - VĂN BẢN, QUY ĐỊNH MỚI

Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

Ngày 12/8/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 

Tạp chí điện tử Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đăng tải nội dung Kết luận tại đây.

Chỉ thị số 38-CT/TW về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo

Ngày 30/7/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Tạp chí điện tử Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đăng tải nội dung Chỉ thị tại đây.

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Thực hiện Hướng dẫn số 160-HD/BTGTW, ngày 25/7/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024); Hướng dẫn số 16-HD/BTGĐUK, ngày 17/01/2024 về tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024. Ngày 12/8/2024, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã ban hành Công văn số 441-CV/BTGĐUK về việc tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Tạp chí điện tử Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đăng tải nội dung Công văn và Đề cương tuyên truyền tại đây.

 


[1] Gồm 14 Cảng hàng không quốc tế: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc; 16 Cảng hàng không quốc nội: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa.

[2] Yên Bái, Gia Lâm, Gia Bình.

[3] Gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh.

[4] Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

[5] Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

 

.
Chia sẻ
.
Giá vàng
.
.
.
Ngoại tệ
.
.
.
.
.