.
.

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 3 - 2024

Thứ Sáu, 01/03/2024|00:00

I - TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC­­­­

Văn kiện Đại hội XIV của Đảng phải phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước

Ngày 23/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã tiến hành phiên họp đầu tiên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban chủ trì Phiên họp.Các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các thành viên Tiểu ban Văn kiện, Thường trực Tổ Biên tập Văn kiện cùng tham dự.

Theo kế hoạch, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng dự kiến được tổ chức vào tháng 1/2026. Để chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã quyết định thành lập 5 Tiểu ban, trong đó có Tiểu ban Văn kiện do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban.Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo Chính trị và Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới trình Đại hội XIV của Đảng. Để giúp việc Tiểu ban Văn kiện, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Tổ Biên tập Văn kiện.

Tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện, báo cáo kết quả hoạt động của Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ Biên tập Văn kiện từ khi thành lập đến nay; tổng hợp ý kiến của các thành viên Tiểu ban Văn kiện về dự thảo Tờ trình, dự thảo Quy chế làm việc và Kế hoạch hoạt động của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là một sự kiện chính trị cực kỳ quan trọng. Đại hội XIV của Đảng sẽ tiến hành vào thời điểm rất có ý nghĩa: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang chung sức đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trải qua 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đất nước ta đã giành được nhiều kết quả rất quan trọng, nổi bật, với nhiều điểm sáng, tạo tiền đề để cho nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn thách thức mới lớn hơn đan xen.

Đại hội XIV của Đảng có nhiệm vụ đi sâu kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó rút ra những bài học quan trọng; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong 5 năm tới (2026 - 2030), tiếp tục thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030).

Đại hội XIV sẽ kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; kiểm điểm việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XIII và tiến hành sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Đại hội XIV sẽ lại là một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, có ý nghĩa định hướng tương lai; khích lệ, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao; xây dựng một nước Việt Nam "giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XIV, đặc biệt là Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác của Đại hội phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, có đổi mới trong cách làm, phải bảo đảm thật sự có chất lượng, phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước. Đây là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm sự thành công của Đại hội.

Để bảo đảm chất lượng công việc, Tổng Bí thư đề nghị các thành viên Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban, đặc biệt là các thành viên trong Tổ Biên tập, Thường trực Tổ Biên tập cần quán triệt sâu sắc và thống nhất cao một số vấn đề về phương châm, phương pháp tư tưởng, hệ quan điểm chỉ đạo và cách làm để đạt hiệu quả cao nhất.

Kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư chỉ rõ, kiên định phải đi đôi với đổi mới nhưng là sự đổi mới có nguyên tắc, không tuỳ tiện, nóng vội. Phải nắm vững và xử lý tốt "bốn kiên định", đặc biệt là kiên định một cách sáng tạo và sáng tạo một cách kiên định, theo phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng các văn kiện Đại hội XIV của Đảng, phải gắn kết nhuần nhuyễn việc nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; với xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, hình thành đồng bộ thể chế phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa trên những trụ cột là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

“Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần này phải là một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin, khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn. Coi trọng tổng kết thực tiễn và nắm chắc lý luận khoa học; kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách để phát hiện, tìm tòi những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đang xuất hiện có sức sống từ trong thực tiễn, từ những nhân tố mới của thực tiễn, những mâu thuẫn chín muồi trong thực tiễn. Chú ý làm rõ những chủ trương, chính sách nào đã được thực tế khẳng định là đúng đắn, phù hợp và cái gì cần tiếp tục đổi mới, bổ sung, phát triển”, Tổng Bí thư chỉ rõ.

Về cách làm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Văn kiện Đại hội, trong đó có Báo cáo chính trị của Đại hội XIV là sản phẩm của trí tuệ tập thể, là một công trình tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho nên phải phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và theo đó phải có sự tham gia đóng góp của các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; tranh thủ sự tham gia đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo, của giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý. Đặc biệt, phải chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế, chắt lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học lý luận chính trị đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045…

Tổng Bí thư lưu ý, trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, cùng tìm ra chân lý, tạo sự thống nhất cao, nhất là những vấn đề mới, vấn đề khó để Báo cáo chính trị phải là báo cáo trung tâm, phải đạt ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương lớn; báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là báo cáo chuyên đề, bảo đảm  không trùng lặp; nhất quán về quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đất nước giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Tổng Bí thư chỉ rõ, sắp tới, công việc của Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban rất nhiều, rất khó, đòi hỏi phải có sự cố gắng rất lớn, sự tập trung, nỗ lực rất cao để hoàn thành công việc với chất lượng cao, đúng tiến độ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ

Chiều ngày 29/2, tại trụ sở Trung ương Đảng diễn ra Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024. Các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.

Với chủ đề “Trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đồng hành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc", hội nghị có sự tham dự của 210 đại biểu đại diện tiêu biểu cho giới trí thức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, đóng góp xây dựng nền khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo của đất nước và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tại cuộc gặp mặt, với tình cảm chân thành, sâu sắc, tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu là những trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã dành thời gian trao đổi, chia sẻ cởi mở về những kinh nghiệm, kết quả nổi bật và quyết tâm cống hiến, khát vọng của bản thân, của ngành, của giới mình. Các đại biểu bày tỏ tình cảm, niềm vui, vinh dự và ấn tượng sâu sắc trước việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan đã tổ chức gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ vào dịp đầu xuân năm mới; nhấn mạnh đây là minh chứng sinh động thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với các trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ. Các đại biểu khẳng định tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, đã đưa đất nước ta ngày càng phát triển; mặc dù còn nhiều khó khăn song thế và lực của Việt Nam đã được tăng cường; đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay. Nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm, động viên, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ không ngừng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ vui mừng khi thấy đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Việt Nam thời gian qua ngày càng lớn mạnh, hoạt động ngày càng tích cực, đóng góp ngày càng to lớn cho sự nghiệp chung của Đảng và dân tộc. Chủ tịch nước khẳng đinh: “Bằng hoạt động của mình, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực; tham mưu, tư vấn, phản biện, cung cấp nhiều luận cứ khoa học, góp phần hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gặt hái nhiều thành tựu trong những lĩnh vực chuyên ngành, chuyên sâu; góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực, cải thiện năng suất lao động, hiệu quả sản xuất-kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là với người dân ở vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của đất nước; góp phần truyền bá tri thức tiến bộ, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhiều trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ là những tấm gương trong lao động, học tập, nghiên cứu và sáng tạo, dấn thân vì dân, vì nước, vươn lên ngang tầm khu vực và thế giới, được quốc tế vinh danh, được công chúng yêu thích và mến mộ”.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết: Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống quý trọng hiền tài, yêu mến trí thức. Đảng, Nhà nước ta luôn coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, luôn đề cao, trân trọng, đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và văn nghệ sĩ; tạo mọi điều kiện để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phát triển vững mạnh, toàn diện, đóng góp nhiều hơn nữa trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ tin tưởng sâu sắc rằng, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Việt Nam dù đang sinh sống và làm việc ở trong nước hay nước ngoài, bằng tình yêu và trách nhiệm, tài năng và sáng tạo đều có thể đóng góp cho Tổ quốc theo cách riêng của mình; cùng nhau vun đắp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam, tạo thành sức mạnh nội sinh to lớn, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, phồn vinh, hạnh phúc.

Thủ tướng: Loại bỏ cơ chế xin cho để phòng, chống tham nhũng, phòng ngừa sai phạm

Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 2/2024. Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.

Tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét cho ý kiến, quyết nghị về nhiều nội dung quan trọng: Dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao; đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024…

Chính phủ đã nghe cơ quan chủ trì trình bày tóm tắt các dự án luật, đề nghị xây dựng luật; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến xây dựng các dự án luật; tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành; xem xét về quy trình, thủ tục chuẩn bị; các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng luật; tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; tham khảo kinh nghiệm quốc tế; đồng thời phân tích sâu các vấn đề quan trọng và còn có nhiều ý kiến khác nhau tại các dự án luật, đề nghị xây dựng luật. Sau khi lắng nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cho ý kiến kết luận đối với từng nội dung và giao các nhiệm vụ cụ thể hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật. Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các bộ chủ trì đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án, đề nghị xây dựng luật, nghiêm túc tiếp thu, giải trình; các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát của các đồng chí thành viên Chính phủ và các đồng chí đại biểu tại phiên họp. 

Thủ tướng đề nghị các đồng chí Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật, đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; các đồng chí Phó Thủ tướng quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện các dự án, đề án theo phân công; trình cấp có thẩm quyền theo quy định. 

Về chuẩn bị đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan trình các đề nghị xây dựng luật để trình Chính phủ xem xét, thông qua; tổng hợp đưa vào đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội.

Về việc chuẩn bị các dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 7 sắp tới, số lượng các dự án luật rất lớn, vì vậy nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật theo quy định. 

Đối với 2 dự án luật, gồm dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 1/2024, giao Bộ Tư pháp, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng thời hạn. Đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, giao Bộ Xây dựng khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án luật, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.

Lưu ý một số trọng tâm, yêu cầu trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, Thủ tướng yêu cầu phát huy vai trò của người đứng đầu, các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tập trung nguồn lực, có chế độ chính sách phù hợp với cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, nhất là công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; rút ngắn hơn nữa quy trình sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu những nội dung phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta; tăng cường truyền thông chính sách, nhất là truyền thông trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật, tạo sự đồng thuận và hiệu quả trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật. 

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng các dự án luật trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, xử lý được các vấn đề đã có quy định nhưng thực tiễn đã vượt qua, các vấn đề mới chưa có quy định điều chỉnh; tăng cường năng lực phản ứng chính sách; bảo đảm quy trình, thủ tục đúng quy định. 

Thủ tướng lưu ý thiết kế chính sách, quy định và diễn đạt bảo đảm rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, giám sát, dễ đánh giá; chú trọng lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, doanh nghiệp, người dân. Với các vấn đề còn ý kiến khác nhau thì thiết kế các phương án cụ thể, nêu rõ quan điểm để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. 

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu loại bỏ cơ chế xin cho để phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, phòng ngừa sai phạm; cắt giảm tối đa, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, không gây phiền hà, giảm chi phí, thời gian cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.

II - TIN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG ỦY KHỐI VÀ CƠ SỞ

1. Các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trong Khối tổ chức đón Tết Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm

1.1. Thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024, Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Ban Tuyên giáo đã tham mưu Đảng ủy Khối ban hành Công văn số 2056-CV/ĐUK, ngày 14/12/2023 về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024. Các đảng ủy trực thuộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Tết phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cán bộ, đảng viên, người lao động đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; bảo đảm duy trì và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối đã tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, người lao động nghỉ Tết theo đúng chế độ quy định. Chỉ đạo các đơn vị thành viên tuyệt đối không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi...; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan... Trong thời gian nghỉ Tết, bố trí cán bộ, công nhân viên, lao động trực 24/24, thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo để kịp thời xử lý, giải quyết hiệu quả mọi công việc, tình huống phát sinh và đảm bảo an toàn tuyệt đối cơ sở vật chất, tài sản của nhà nước, của đơn vị.

1.2. Các đảng ủy trực thuộc đã chỉ đạo các tạp chí, trang tin, bản tin nội bộ, website, mạng xã hội của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối tăng cường tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định... của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Đảng ủy Khối; tuyên truyền sâu rộng các bài phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là bài viết: Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Đồng thời chú trọng phản ánh những thành tựu của đất nước, về kết quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn vị, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, công tác chăm lo, chúc Tết người lao động; tích cực tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động về chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về vị trí, vai trò, đóng góp tích cực của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước... Qua đó, góp phần nâng cao ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên và người lao động trong việc chấp hành và thực hiện các nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện hiện vụ chính trị của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.

1.3. Các doanh nghiệp, ngân hàng trong Khối đã triển khai các phương án chuẩn bị đủ hàng hóa, nhu yếu phẩm và dịch vụ phục vụ nhân dân đón Tết, chỉ đạo các đơn vị thành viên tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận độngNgười Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; chủ động thực hiện rà soát, đánh giá cung - cầu thị trường tiêu thụ nội địa; đảm bảo tiến độ sản xuất, đáp ứng kịp thời nguồn hàng cho thị trường, thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ các mặt hàng thiết yếu.

Công tác phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân được bảo đảm tốt, lưu chuyển hàng không trong dịp Tết có sự tăng đột biến, kể cả hàng hóa và hành khách, nhất là lượng hành khách tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội. Tình hình cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia được bảo đảm, không xảy ra sự cố lớn về nguồn điện và lưới điện. Mạng lưới viễn thông được bảo đảm an toàn thông tin, hoạt động thông suốt, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Đáp ứng đủ xăng dầu cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự và an toàn phòng, chống cháy nổ (Các Tổng công ty: Hàng không, Đường sắt, Hàng hải, Bưu điện Việt Nam triển khai kế hoạch phục vụ Tết, đảm bảo vận chuyển hành khách, hàng hóa kịp thời, nhanh chóng trước, trong và sau Tết. Tổng Công ty Viễn thông MobiFone triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn chất lượng mạng lưới, đảm bảo an toàn, bảo mật an ninh; đảm bảo duy trì các hoạt động chăm sóc khách hàng... Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Miền Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên chuẩn bị đầy đủ lượng hàng hóa chất lượng cao phục vụ nhân dân dịp Tết, triển khai dự trữ nguồn hàng để đảm bảo an ninh lương thực trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chủ động phối hợp với các địa phương mở các gian hàng bán lương thực bình ổn giá để phục vụ nhân dân dịp Tết; ...).

Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phát động phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024. Cụ thể:

Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam sớm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, củng cố lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị tăng cường lực lượng ứng trực 24/24h. Không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp xử lý sự cố. Bố trí phương thức vận hành nguồn hợp lý đảm bảo có dự phòng và linh hoạt, duy trì các tổ máy nhiệt điện than, turbine khí và thủy điện... chạy nền tối thiểu để đảm bảo ổn định cho vận hành. Chuẩn bị đủ nhiên liệu than, khí, dầu sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát điện điện các ngày Tết. Đảm bảo cấp điện an toàn liên tục cho các địa điểm quan trọng như trụ sở cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Tỉnh ủy, HĐND, UBND ở các tỉnh/thành phố, các cơ quan phát thanh, truyền hình, các địa điểm diễn ra các hoạt động chính trị, văn hoá, nghệ thuật chào mừng năm mới; đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, không để xảy ra sự cố chủ quan để phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quán triệt tinh thần “Một đội ngũ - Một mục tiêu” và phương châm hành động năm 2024: “Quản trị biến động, bổ sung động lực mới; Làm mới động lực cũ; Tạo nguồn năng lượng mới; Vươn tới những đỉnh cao”, xác định mục tiêu hoàn thành tiến độ, chỉ tiêu kế hoạch ngay từ tháng đầu, quý đầu năm 2024 và xây dựng kế hoạch hoạt động Mừng Đảng, Mừng Xuân Giáp Thìn phù hợp với nhiệm vụ chính trị và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các đơn vị, đoàn thể. Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 Đảng ủy Tập đoàn đã phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Thành ủy Đà Nẵng và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” truyền hình trực tiếp trên VTV1 ngày 28/01/2024. Tập đoàn đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, động viên kịp thời của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ngay những ngày đầu năm đã tạo động lực mới đối với cán bộ, đảng viên, người lao động Dầu khí: ngày 08/01/2024, Tập đoàn vinh dự được đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; ngày 26/01/2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, động viên, chúc Tết cán bộ, người lao động Dầu khí trên Giàn khai thác trung tâm của Cửu Long JOC và khu vực chế tạo chân đế các dự án điện gió ngoài khơi tại cảng Dịch vụ Dầu khí PTSC, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; ngày 04/02/2024, đồng chí Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đến thăm, làm việc, động viên, chúc Tết cán bộ công nhân viên, người lao động Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC). Toàn Tập đoàn tập trung nỗ lực cao nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong quản trị biến động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống, bảo đảm công tác an ninh, trật tự, an toàn tại các dự án, công trình, trụ sở, nhà máy, xí nghiệp, giàn khoan, tàu thuyền,... Từ Tập đoàn đến đơn vị có kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ, nhân viên trực ca xuyên Tết, duy trì hoạt động tại các công trình dầu khí trên biển, trên bờ liên tục, đảm bảo sản xuất tuyệt đối an toàn; đáp ứng nguồn cung các mặt hàng chiến lược (xăng, dầu, khí, LNG, điện, đạm, …).  Trong tháng 01/2024 thị trường năng lượng, phân bón tiếp tục biến động bất lợi so với tháng 12/2023 và so với cùng kỳ. Song, toàn Tập đoàn đã có các giải pháp quản trị, điều hành, nhờ đó hầu hết các chỉ tiêu SXKD của Tập đoàn tháng 01/2024 đều hoàn thành vượt mức từ 14% - 2,1 lần so với kế hoch; Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 68,9 nghìn tỷ đồng, vượt 17% kế hoạch; Nộp ngân sách toàn Tập đoàn đạt 9,8 nghìn tỷ đồng, vượt 19% kế hoạch. Thành tích đạt được của tháng đầu năm tạo tiền đề cho việc hoàn thành toàn diện và thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của Tập đoàn.

Đảng ủy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam lãnh đạo đơn vị quyết liệt triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2024 ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới. Huy động vốn từ thị trường ước đạt hơn 1,35 triệu tỷ đồng; tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng dư nợ cấp tín dụng cho vay nền kinh tế ước đạ1,2triệu tỷ đồng; tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ có vấn đề. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát trong mức kế hoạch dưới 1,5%. Thu hồi nợ ngoại bảng ước đạt 150 tỷ đồng. Doanh số TTQT-TTTM ước đạt 8,6 tỷ USD. Thị phần TTQT – TTTM đến hết T1.2024 ước đạt 19,16%. Kết quả hoạt động kinh doanh tích cực, lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.817 tỷ đồng, tăng 11,9so với cùng kỳ năm trước.

Đảng ủy Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạo kiểm tra thường xuyên và đột xuất công tác tăng cường đảm bảo An ninh hàng không và Chất lượng dịch vụ nhà ga, sân bay giai đoạn trước, trong cao điểm tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; đảm bảo an toàn cho 100% tàu bay và hành khách đi/đến qua Cảng các dịp cao điểm lễ, tết. Tuyên truyền và triển khai các nội dung công việc liên quan đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn giao thông đến tất cả các đơn vị hàng không, phi hàng không. Trong dịp cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán 2024, các đơn vị trực thuộc đã không để xảy ra các trường hợp phản ánh, không phát sinh vụ việc liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình phục vụ hành khách; Không có trường hợp vi phạm an toàn giao thông.

Phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không nắm bắt đầy đủ, kịp thời kế hoạch bay để xây dựng các phương án khai thác vị trí đỗ tàu bay, phân bổ quầy thủ tục, bố trí sắp xếp nhân viên phục vụ tại cửa ra tàu bay, bốc xếp hành lý đi/đến…; sử dụng tối đa quầy thủ tục, chuẩn bị một cơ số quầy dự phòng cho các hãng hàng không sử dụng khi tăng chuyến bay; các trang thiết bị khai thác đảm bảo kỹ thuật, an toàn vận hành…. Mặc dù đơn vị có nhiều cố gắng, tuy nhiên do yếu tố thời tiết xấu ở khu vực phía Bắc - nhất là tại Hà Nội trong ba ngày cao điểm cận Tết vừa qua khiến cho nhiều chuyến bay bị chậm giờ gây dồn ứ cục bộ tại một số thời điểm. Sau khi các Cảng hàng không phía Bắc tiếp thu các chuyến bay, tình hình khu vực nhà ga đã thông thoáng, sự đi lại của hành khách trở lại bình thường. Đặc biệt, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vinh dự được đón tiếp Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đến thăm và chúc tết CBNV-NLĐ đang làm việc tại các Cảng hàng không vào Mùng 3 Tết  Giáp Thìn năm 2024 (ngày 12/02/2024).

Đảng ủy Tổng công ty Giấy Việt Nam chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống cháy, nổ; chú trọng công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tuyệt đối an toàn các dự án, công trình, trụ sở, nhà máy, xí nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán; phối hợp với chính quyền địa phương giáp ranh xây dựng và thực hiện có hiệu quả cụm liên kết bảo vệ an ninh trật tự, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Các đơn vị sản xuất xây dựng kế hoạch, bố trí người lao động trực Tết, kịp thời xử lý, giải quyết hiệu quả mọi công việc, tình huống phát sinh; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết. Tại khu vực công nghiệp Bãi Bằng, trong những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, CBCNV đã trực, làm việc xuyên Tết, chủ động khắc phục khó khăn, giải quyết kịp thời các sự cố, đảm bảo chạy máy an toàn, hiệu quả, năng suất, chất lượng. Trong tháng đầu Xuân Giáp Thìn, tập thể cán bộ công nhân viên, người lao động Tổng công ty Giấy Việt Nam đã hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần hứng khởi, đảm bảo chạy máy an toàn, năng suất, chất lượng. Kết quả trong 7 ngày Tết, Nhà máy Giấy sản xuất đạt sản lượng trên 2.000 tấn giấy các loại. Năm 2024, hoạt động sản xuất kinh doanh được dự báo còn nhiều khó khăn, nhưng VINAPACO đã chủ động xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể với quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất với sản lượng trên 96 nghìn tấn giấy in, giấy viết, giấy bao bì, cung cấp cho người tiêu dùng và các đối tác.

Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tập trung lãnh đạo ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các đơn vị thành viên Tập đoàn và trên địa bàn trú đóng, kể cả các công ty cao su ở Lào và Campuchia. Các đơn vị đã phối hợp tốt với lực lượng quân đội, công an và các cấp chính quyền địa phương trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Trong các ngày nghỉ Tết vừa qua, toàn Tập đoàn không xảy ra trường hợp gây rối, tụ tập, biểu tình. Công nhân và người lao động không vi phạm pháp luật, không tàng trữ hay tham gia đốt pháo dịp Tết, không tụ tập đánh bài. Cấp ủy các đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền nghỉ Tết an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, chống các hoạt động gây mất an ninh trật tự, quán triệt không uống rượu bia trong ca trực. Công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống cháy mùa khô được triển khai chu đáo, nghiêm ngặt. Trụ sở, tài sản và vườn cây được bảo vệ an toàn, không có cháy nổ, không có tình trạng phá hoại. Các khu công nghiệp phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đảm bảo an ninh trật tự trong toàn khu và bố trí trực xuyên suốt để khách hàng yên tâm nghỉ Tết hoặc tổ chức sản xuất ngày Tết. CBCNV-LĐ trải qua kỳ nghỉ Tết Nguyên đán an toàn, không có tai nạn hay thương tích về người, không có trường hợp vi phạm pháp luật hay nội quy cơ quan. Công tác y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo, các công ty thực hiện nghiêm chế độ kiểm kê, giám sát để bảo đảm an toàn tài sản công.

Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam lãnh đạo các đơn vị thành viên tại khu vực Quảng Ninh - địa bàn hoạt động trọng yếu của Tập đoàn tăng cường, chủ động thực hiện công tác quản lý tài nguyên, ranh giới mỏ, bảo vệ các mục tiêu, công trình, tài sản, các khu tập thể công nhân… đảm bảo an ninh trật tự, an toàn. Đồng thời, bố trí lực lượng trực sản xuất; duy trì công tác chế biến, chuẩn bị nguồn than, đảm bảo công tác tiêu thụ than và chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo công tác thông gió, thoát nước để sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết… Từ ngày 08/02 (29 Tết) đến hết ngày 14/02/2024 (mùng 05 Tết), toàn Tập đoàn sản xuất 61.440 tấn than; tiêu thụ 237.000 tấn; bóc 531.740 m3 đất đá. Một số đơn vị đã tổ chức ra quân sản xuất sớm từ ngày mùng 4, mùng 5 Tết như: Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc Sáu… Các đơn vị khối Điện lực, Khoáng sản, Hóa chất, Công ty Nhôm Đắk Nông và Công ty Nhôm Lâm Đồng đã thực hiện duy trì ổn định dây chuyền sản xuất trong suốt những ngày Tết, đảm bảo an toàn, hiệu quả sản xuất.

Do đặc thù ngành viễn thông yêu cầu phải đảm bảo thông tin xuyên suốt, Đảng ủy Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã lãnh đạo triển khai rà soát các tuyến truyền dẫn, đảm bảo dự phòng khác tuyến, chia tải lưu lượng trên các lớp mạng khác nhau đối với các dịch vụ quan trọng; xử lý dứt điểm các sự cố tồn tại trước Tết, đảm bảo cơ chế dự phòng và phân tải dịch vụ; Một số hệ thống có tải đạt ngưỡng license (phần mềm) nhưng vẫn trong năng lực đáp ứng của phần cứng, các đơn vị đã chuẩn bị sẵn phương án phân tải/bypass sang hệ thống khác khi vượt ngưỡng năng lực phần cứng;  bố trí đầy đủ vật tư dự phòng, phân bổ đến các trạm trung tâm để sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố phát sinh; thực hiện rà soát mạng lưới tại các khu du lịch và các địa điểm lễ hội Tết Nguyên đán theo các chỉ số chuyên môn, hoàn thành 282 điểm tổ chức sự kiện lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán; yêu cầu các đối tác cung cấp đầu mối hỗ trợ onsite trong đêm giao thừa và online trong thời gian nghỉ lễ; bố trí trực lãnh đạo, trực kỹ thuật, trực điều hành tại các điểm nút quan trọng và trực vận hành khai thác 24/24 tại các đài/trạm trên khắp các Tỉnh/Thành phố; tăng cường giám sát An ninh thông tin trong nội bộ VNPT và cho khách hàng qua các hệ thống. Tình hình cụ thể: Quốc tế: Từ 01h05 (07/11/2023) mất 400G DNG-ASBR đi JPN, US qua cáp APG. APG NOC thông báo do sự cố cáp nhánh S1.5 (BU4-BU5). Đến 23h (11/02/2024) sự cố đã được khắc phục sau khi hệ thống APG được sửa chữa; Trong nước: Mạng lưới viễn thông hoạt động ổn định, đảm bảo lưu thoát lưu lượng trong đợt tết và không có sự cố lớn và nghiêm trọng trong các ngày Tết.

2. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; đi đầu thực hiện các hoạt động an sinh xã hội

Đảng ủy Khối, các đảng ủy tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên, người lao động; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà các đồng chí cán bộ hưu trí, chăm lo hỗ trợ những gia đình công nhân, lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn, công nhân viên và người lao động làm việc ở vùng sâu, vùng xa ... đảm bảo mọi người, mọi nhà đều có Tết. Tiêu biểu như:

- Ngày 08/02/2024 (tức ngày 29 tháng Chạp), Đoàn công tác của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương do đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối dẫn đầu, đã đến thăm, động viên và chúc Tết tập thể cán bộ, công nhân viên đường sắt và hành khách Ga Hà Nội (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - VNR), đồng thời kiểm tra công tác phục vụ hành khách tại Ga Hà Nội. Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối; lãnh đạo các ban, đơn vị của Đảng ủy Khối. Về phía Đảng ủy VNR có đồng chí Đặng Sỹ Mạnh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV cùng đại diện lãnh đạo Tổng công ty và các ban, đơn vị trực thuộc. Báo cáo nhanh với Đoàn công tác, đồng chí Đặng Sỹ Mạnh cho biết: Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Đường sắt những năm qua đã từng bước hồi phục với nhiều tín hiệu khả quan. Sản lượng và doanh thu đạt vượt kế hoạch; an toàn giao thông đường sắt tiếp tục giảm ở cả 3 tiêu chí. Kinh doanh vận tải có nhiều khởi sắc; công tác bán vé tàu Tết đã được triển khai từ rất sớm với nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân mua vé. Thu nhập của người lao động được đảm bảo.

Thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân viên đường sắt và hành khách Ga Hà Nội, đồng chí Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Long Hải đã gửi lời thăm hỏi, chúc mừng năm mới sức khỏe, hạnh phú đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động và gia đình trong ngành Đường sắt. Đồng chí cũng bày tỏ mong muốn, hy vọng trong VNR sẽ tiếp tục đà thuận lợi, nền tảng của năm 2023 để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh năm 2024, phấn đấu kinh doanh có lãi; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo điều hành để hỗ trợ Tổng công ty nói chung và VNR nói riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững vai trò nòng cốt trong nền kinh tế.

- Ngày 31/01/2024 (tức ngày 21 tháng Chạp năm Quý Mão), tại Hà Nội, Cơ quan Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp đầu năm mới 2024 và chuẩn bị đón Xuân Giáp Thìn 2024. Dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; đồng chí Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối; đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng ủy Khối; đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị của Đảng ủy Khối và các đồng chí cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động từng công tác tại Cơ quan Đảng ủy Khối qua các thời kỳ.

Tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Long Hải, Bí thư Đảng ủy Khối đã thăm hỏi, chúc sức khỏe các đồng chí nguyên là cán bộ công chức, viên chức Khối Kinh tế Trung ương, Cơ quan Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương qua các thời kỳ. Báo cáo tình hình hoạt động của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương trong năm qua, đồng chí Nguyễn Long Hải cho biết, năm 2023 với chủ đề công tác là: “Tập trung xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ”, Đảng ủy Khối đã hoàn thành việc sắp xếp mô hình tổ chức đảng của 36/36 đảng bộ, tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối; ban hành hệ thống văn bản đồng bộ với nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định về lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình mới; về tăng cường công tác phát triển đảng viên. Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc; chế độ, chính sách cho cán bộ chuyên trách công tác đảng... để lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Công tác tổ chức học tập, quán triệt triển khai Nghị quyết được đổi mới bằng hình thức trực tuyến, đem lại hiệu quả cao, thiết thực, tiết kiệm; cùng với việc định hướng kịp thời công tác chính trị, tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong Đảng. Với sự đồng bộ, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 của các doanh nghiệp trong Khối đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu các tập đoàn, tổng công ty trong Khối ước đạt 2 triệu tỷ đồng, vượt 11,7% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế của các đơn vị trong Khối ước đạt 198,4 nghìn tỷ đồng, vượt 11,9% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước của các đơn vị trong Khối ước đạt 242,8 nghìn tỷ đồng, vượt 29,7% kế hoạch năm. Các doanh nghiệp trong Khối triển khai tốt chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền đạt 2.566 tỷ đồng., trong đó, các đơn vị kinh doanh tốt như: PVN, TKV, các ngân hàng thương mại, Petrolimex, ACV…

Phấn khởi trước những thành tích đã đạt được của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, đồng chí Trần Văn Tuấn - nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối, Trưởng Ban liên lạc hưu trí đã báo cáo về kết quả hoạt động năm 2023 của Ban, thông tin về tình hình sức khỏe, tâm tư tình cảm của các cán bộ hưu trí qua nhiều thời kỳ; bày tỏ mong muốn tiếp tục đóng góp ý kiến, kinh nghiệm vào sự phát triển chung của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Thay mặt lãnh đạo Đảng ủy Khối, đồng chí Nguyễn Long Hải, Bí thư Đảng ủy Khối đã trân trọng và cảm ơn sâu sắc những đóng góp của các thế hệ cán bộ qua nhiều thời kỳ đối với những kết quả quan trọng mà Đảng ủy Khối đã đạt được. Đồng chí đề nghị Văn phòng và các ban, đơn vị Đảng ủy Khối phải luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với các đồng chí nguyên Thường trực Đảng ủy Khối và các đồng chí cán bộ hưu trí để kịp thời tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các đồng chí vào các hoạt động của Đảng bộ Khối, cũng như nắm bắt tình hình sức khỏe, điều kiện cuộc sống để kịp thời động viên, chia sẻ, đồng hành với các đồng chí. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp, có ý nghĩa thiết thực, là nét văn hóa được Cơ quan Đảng ủy Khối duy trì thực hiện trong nhiều năm qua.

- Thông qua các hoạt động "Xuân nghĩa tình Dầu khí, Tết ấm áp sẻ chia" tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, người lao động Dầu khí đã dành hơn 110 tỷ đồng triển khai nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội trong và ngoài Tập đoàn. Công tác giáo dục truyền thống, thông tin, tuyên truyền phong phú, thiết thực tạo hiệu ứng tích cực trong nội bộ và tác động xã hội.

- Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức “Chuyến bay mơ ước - Hành trình đoàn viên”, đưa công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn Tết Giáp Thìn 2024 và ngược lại. Công đoàn Tổng công ty triển khai chương trình “Phụ nữ Vietnam Airlines Trao gửi yêu thương”, thăm và tặng quà các cháu là bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM. Đoàn thanh niên thực hiện Công trình thanh niên "Bếp ăn lắp ghép", "Sân chơi cho em" tại Trường mầm non Púng Luông, Trường mầm non Pú Nhu - Háng Sung thuộc tỉnh Yên Bái; chương trình “Mang tết về nhà” cho đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn; trao tặng cán bộ, chiến sỹ và các em học sinh, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn Đồn Biên phòng Chiềng Sơn (Mộc Châu, Sơn La)… với tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.

- Trước thềm năm mới 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức đoàn công tác đồng hành cùng Chương trình Xuân Trường Sa lần thứ 12 đi thăm hỏi, động viên, chúc tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải Quân, tổng kinh phí quà tặng là 795 triệu đồng.

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Công đoàn Agribank đã triển khai tới các cấp công đoàn trong toàn hệ thống tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đặc biệt là đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mắc bệnh hiểm nghèo; đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng gia đình chính sách đảm bảo đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, ấm no, hạnh phúc. Cùng với công tác hỗ trợ đoàn viên, người lao động, Công đoàn Agribank tổ chức hỗ trợ cho 362 cháu là con đoàn viên, người lao động Agribank bị bệnh bẩm sinh, mắc bệnh hiểm nghèo mỗi cháu 5 triệu đồng, với tổng số tiền là 1.810 triệu đồng.

- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) dành 342 tỷ đồng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động VCB và các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn cả nước.

Sáng 15/02/2024 - ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Vietcombank đã tổ chức chương trình Gặp mặt Chúc mừng năm mới - Xuân Giáp Thìn 2024 theo hình thức truyền hình hội nghị với điểm cầu chính tại Trụ sở chính và hơn 121 điểm cầu tại các chi nhánh Vietcombank trong toàn quốc. Phát biểu chúc mừng năm mới Vietcombank, đồng chí Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TW đã chúc mừng các thành tích của Đảng bộ Vietcombank trong năm 2023 khi Đảng bộ Vietcombank lần thứ 6 liên tiếp được đánh giá là Đảng bộ xuất sắc tiêu biểu của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TW. Đồng chí kỳ vọng, Đảng bộ Vietcombank cùng các doanh nghiệp thuộc Đảng ủy Khối DNTW sẽ tiếp tục nỗ lực, phát huy những thành tích đã đạt được, kiên định với những mục tiêu đề ra để hoàn thành xuất sắc kế hoạch của năm 2024.

- Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP lãnh đạo ổn định tình hình đời sống, việc làm, tiền lương cho tổng số 9.355 lao động (trong đó có 1.927 nữ). Các đơn vị trong hệ thống TCT đều chú trọng quan tâm chăm lo, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động, trong đó tập trung quyết toán tiền lương năm 2023, quyết toán tiền lương tháng 01/2024 để chi thêm lương, tiền thưởng cho người lao động sớm để đón tết, mức bình quân là 16 triệu đồng/người, đơn vị cao nhất là VinauSteel bình quân 35,6 triệu đồng/người. Trong dịp tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, có 08 đơn vị SXKD trong dịp Tết nguyên đán là Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên, Trung tâm Quốc Tế IBC, Khách sạn Phương Nam, NatsteelVina, Vinapipe, Vingal, Tôn Phương Nam, Tấm Lá Thống Nhất. Để tăng cường công tác kiểm tra, động viên người lao động, đảm bảo an toàn, lãnh đạo các đơn vị đã phân công trực tết cùng đồng hành với người lao động; phối hợp cùng tổ chức Công đoàn các cấp chúc tết, tặng quà cho 22 đơn vị/bộ phận với 3.669 người lao động sản xuất trong dịp Tết năm 2024. Đối với của người lao động tại Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung được hỗ trợ với số tiền hơn 2,015 tỷ đồng. Các đơn vị trong hệ thống Tổng công ty tổ chức đón tết vui vẻ trang trọng, tiết kiệm và an toàn.

- Đảng ủy TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) lãnh đạo bảo đảm chế độ đãi ngộ, tiền lương của người lao động gắn với kết quả thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh của từng đơn vị và đánh giá theo sự đóng góp và năng lực của từng cán bộ, góp phần nâng cao giá trị cống hiến của người lao động. Cụ thể, tính đến thời điểm ngày 15/2/2024, NHCTVN có 22.307 cán bộ, người lao động với thu nhập trung bình là 34.626.000 đồng/người/tháng. Từ ngày 16/12/2023 đến ngày 15/2/2024, NHCTVN đã hỗ trợ tổng số tiền hơn 94,1 tỷ đồng để xây dựng trường học, tặng quà Tết, tặng thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng các công trình giao thông, hỗ trợ các quỹ khuyến học, …tại các địa phương trên cả nước đặc biệt là vùng núi, vùng sâu vùng xa.

Sáng ngày 15/2/2024 (Mùng 6 tháng Giêng), VietinBank tổ chức Gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn và thúc đẩy hoạt động kinh doanh năm 2024.​ Sự kiện được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở chính và truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu: Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, chi nhánh, công ty con trong toàn hệ thống VietinBank.  Tham dự sự kiện có đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (ĐUK DNTW); đồng cPhạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cùng đại diện các đơn vị thuộc Ban Nội chính TW, ĐUK DNTW và NHNN. Thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Lãnh đạo VietinBank, đồng chí Trần Minh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối DNTW, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT VietinBank gửi tới đại biểu dự buổi gặp mặt cùng toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động những lời chúc tốt đẹp nhất. Năm 2023, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, VietinBank đã đạt được những kết quả nổi bật: Dư nợ tín dụng tăng trưởng thuộc nhóm cao toàn ngành, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, chất lượng tín dụng đảm bảo, lợi nhuận hoàn thành chỉ tiêu NHNN và Đại hội đồng cổ đông giao. Năm 2024, VietinBank quyết tâm giữ vững vị thế là ngân hàng chủ lực, tiên phong thực hiện chủ trương, chính sách để góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh tiền tệ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, gắn với thực hiện trách nhiệm cộng đồng và an sinh xã hội.

Thay mặt Thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, đồng chí Hồ Xuân Trường chúc mừng năm mới và đánh giá cao kết quả Đảng bộ VietinBank đã đạt được năm 2023. Đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy Khối chúc toàn hệ thống VietinBank đoàn kết, thống nhất hoạt động an toàn, phát triển bền vững, kinh doanh hiệu quả trong năm 2024.

- Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị thực hiện chương trình “Tết Sum vầy - Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” tại 3 miền với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Sản phẩm là mặt hàng thiết yếu và đồ gia dụng được doanh nghiệp cam kết chất lượng và giảm giá từ 30-70%. Công đoàn một số đơn vị đã tổ chức gian hàng “không đồng” nhằm tặng quà cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, khuyết tật, chất độc da cam... Bình quân lương tháng 13 và thưởng Tết cho NLĐ ước đạt gần 16 triệu đồng/người, tương đương 1,7 tháng lương. Toàn hệ thống Công đoàn đã chi khoảng 43,7 tỷ đồng để tặng quà Tết, trợ cấp khó khăn và hỗ trợ tấm vé nghĩa tình cho trên 119.000 lượt người lao động.

- Mặc dù còn nhiều khó khăn, Đảng ủy Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy  đã chỉ đạo quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động như thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bố trí phương tiện cho người lao động ở xa về quê ăn Tết với tổng số tiền gần 27,5 tỷ đồng.

- Đồng chí Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã gửi lời chúc Tết đến toàn thể CBCNV-LĐ; chỉ đạo tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí, đối thoại định kỳ giữa lãnh đạo các công ty với người lao động và hộ dân góp đất trồng cao suĐối với khu vực Tây nguyên, Miền núi phía Bắc, các tổ chức Đoàn thể phối hợp với địa phương tăng cường công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số có biện pháp kịp thời để ổn định tư tưởng, gắn bó với đơn vị trong tình hình khó khăn, nhất là trong thời điểm nghỉ mùa cạo để ổn định lao động, góp phần cùng địa phương giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn.

Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn phối hợp với Công đoàn Cao su Việt Nam chi hỗ trợ 6,828 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi tập trung để thưởng Tết cho người lao động tại các đơn vị chưa có nguồn khen thưởng. Công đoàn Cao su Việt Nam tặng 3.445 phần quà thăm hỏi CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các đơn vị với tổng số tiền trên 1,722 tỷ đồng; tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ”, hỗ trợ và tặng quà cho 344 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các đơn vị khối Công nghiệp dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước không có điều kiện về quê đón Tết. Đoàn Thanh niên Tập đoàn trao 220 suất quà cho thanh niên công nhân cao su có hoàn cảnh khó khăn tại miền núi phía Bắc, hỗ trợ cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng Bù Gia Mập, tặng quà cho các gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, tham gia chương trình “Tết trọn niềm vui” năm 2024 do Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận tổ chức, trao quà cho các hộ cận nghèo, khó khăn, nạn nhân chất độc Dioxin và trao nhà nhân ái cho hộ nghèo, với tổng số tiền 170 triệu đồng.

- Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo tổ chức chương trình “Tết thợ mỏ năm 2024” tại 06 vùng: Uông Bí - Hạ Long - Cẩm Phả - Thái Nguyên - Tây Bắc - Tây Nguyên. Theo đó: Tập đoàn và Công đoàn TKV đã hỗ trợ 3.000 suất quà với tổng số tiền 7,5 tỷ đồng cho công nhân lao động xuất sắc, tiêu biểu và công nhân có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất gồm 2 triệu đồng tiền mặt và túi quà trị giá 500.000 đồng). TKV đã vinh dự được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đến dự và trao quà tại chương trình như: đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Vũ Hồng Anh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội; đồng chí Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương...

Tập đoàn hỗ trợ 09 đơn vị gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh kinh phí để chăm lo tết cho người lao động với tổng số tiền là 68,204 tỷ đồng. Tổ chức thăm hỏi, trợ cấp cho 2.419 công nhân lao động bị bệnh hiểm nghèo, thu nhập thấp năm 2023 với số tiền 4,838 tỷ đồng (mức tiền 2 triệu đồng/người). Hỗ trợ 765 công nhân khối mặt bằng, lộ thiên, sàng tuyển, dịch vụ, phục vụ vé xe về quê đón tết với số tiền 382 triệu đồng (mức tiền 500.000 đồng/người). Hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu 300 triệu đồng để tặng quà cho hộ nghèo, hộ khó khăn; Hỗ trợ TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 1 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân và chăm lo Tết cho nhân dân; Hỗ trợ các Trung tâm Điều dưỡng Thương binh, người có công tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Bình với tổng số tiền 60 triệu đồng; Hỗ trợ Công ty Nhôm Đắk Nông hơn 8,6 tỷ đồng để chi hỗ trợ các hộ dân khó khăn về nhà ở, hộ nghèo thuộc địa bàn khai trường sản xuất của Công ty… Tiền tết bình quân trong toàn Tập đoàn đạt trên 8,0 triệu đồng/người. Về thưởng Tết, mức thưởng cơ bản bằng và cao hơn Tết Quý Mão năm 2023. Các đơn vị đã bố trí 513 chuyến xe ô tô đưa đón công nhân (bao gồm cả vợ/chồng, con) về quê đón Tết. Ngoài ra, các đơn vị còn hỗ trợ 23.631 vé xe cho người lao động về quê ăn Tết, mức hỗ trợ từ 200.000 đồng đến 2,0 triệu đồng/người, với tổng số tiền 16,49 tỷ đồng. Tổ chức thăm hỏi tặng quà cho 25.387 gia đình chính sách, gia đình có công với sự nghiệp làm than, công nhân bị tai nạn lao động, công nhân có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, chất độc màu da cam, công nhân xuất sắc, với tổng số tiền 31,738 tỷ đồng.

- Bình quân tiền thưởng Tết cho người lao động trong toàn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là trên 20 triệu đồng/người; có những đơn vị lo tết cho NLĐ ở mức cao trên 30 triệu đồng/người, tiêu biểu là Công ty TNHH MTV Apatít Việt Nam, Công ty CP DAP – Vinachem, Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Công ty CP Hóa chất Cơ bản Miền Nam, Công ty CP Phân bón Bình Điền, Công ty CP Phân bón Miền Nam, Công ty CP Bột giặt LIX... Tập đoàn đã trợ cấp, hỗ trợ cho 2.204 công nhân lao động gặp khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trẻ em con CNLĐ bị khuyết tật… với tổng số tiền trên 1,2 tỷ đồng. Quỹ An sinh xã hội Tập đoàn đã hỗ trợ cho cán bộ hưu trí hóa chất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, CNLĐ nghèo tại các địa phương có đơn vị của Tập đoàn đóng trụ sở với số tiền 200 triệu đồng. Tổng số tiền Công ty mẹ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chi chăm lo cho người lao động và tham gia các hoạt động An sinh xã hội trong dịp Tết là hơn 2 tỷ đồng. Tổng số tiền các đơn vị thành viên chi trong dịp này là hơn 10 tỷ đồng.

Đảng bộ Khối triển khai phần mềm "Sổ tay đảng viên điện tử"

Sáng ngày 01/02/2024, trong không khí cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2024) và đón mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sử dụng và khai trương phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” của Đảng bộ Khối DNTW. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; đồng chí Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Khối; đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng uỷ Khối; đại diện lãnh đạo cấp vụ Ban Tổ chức Trung ương; các bộ, ngành Trung ương; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối; đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị Đảng uỷ Khối; lãnh đạo các đảng uỷ trực thuộc.

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Nguyễn Long Hải - Bí thư Đảng ủy Khối DNTW cho biết: Với mục đích góp phần vào sự thành công của quá trình chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số Việt Nam; thực hiện tốt vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi số... Ban Chấp hành Đảng bộ Khối DNTW đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK, ngày 07/6/2021 về thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó trong đó xác định "Chuyển đổi số là xu thế tất yếu khách quan, là cơ hội và yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương...". Việc khai trương phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” đúng vào dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón mừng Xuân Giáp Thìn 2024 là một trong những hoạt động rất có ý nghĩa của Đảng ủy Khối DNTW.

Trong các sản phẩm dịch vụ số của các đơn vị trực thuộc, Sổ tay đảng viên điện tử MobiFone được Đảng ủy Khối DNTW đánh giá cao, coi đây là một “điểm sáng” trong triển khai thực hiện Nghị quyết về Chuyển đổi số của Đảng ủy Khối và thể hiện sự quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy Khối DNTW. Sổ tay đảng viên điện tử MobiFone đã được toàn thể cán bộ, đảng viên tại đơn vị này sử dụng thường xuyên, là công cụ chuyển đổi số hỗ trợ đắc lực cho các chi bộ, đảng viên trong tổ chức sinh hoạt chi bộ, nghiên cứu, học tập Nghị quyết của Trung ương và của Đảng ủy Khối; giúp đảng viên tiếp cận nhanh, kịp thời các thông tin, tài liệu nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng; định hướng nội dung công tác tư tưởng, sinh hoạt thường kỳ. Phần mềm này được MobiFone khẳng định đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và có khả năng đáp ứng số lượng lớn đến rất lớn người dùng truy cập đồng thời một lúc. Việc bảo mật an toàn thông tin bằng nhiều lớp là một trong những ưu điểm vượt trội của ứng dụng này. Đến nay, đã có 28 đơn vị trong Đảng ủy Khối đăng ký sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” do MobiFone phát triển. 

Đồng chí Nguyễn Long Hải  Bí thư Đảng ủy Khối chia sẻ: “Đến nay, đã có 11 đảng bộ đủ điều kiện để nhấn nút khai trương phần mềm "Sổ tay đảng viên điện tử" và 17 đảng bộ ký biên bản ghi nhớ về việc xây dựng phần mềm "Sổ tay đảng viên điện tử" với đơn vị cung cấp phần mềm. Đây là sự vào cuộc khá tích cực của các đảng ủy trực thuộc trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch của Đảng ủy Khối. Việc xây dựng, triển khai sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” trong Đảng bộ Khối là từng bước "số hóa" nghiệp vụ công tác Đảng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các tổ chức đảng, chi bộ; giúp đảng viên tiếp cận nhanh, kịp thời các thông tin, tài liệu, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng; định hướng nội dung công tác tư tưởng; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ; nâng cao nhận thức cho đội ngũ đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng”.

Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong việc sử dụng phần mềm, đồng chí đề nghị Đảng ủy Tổng Công ty Viễn thông MobiFone chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam hoàn thiện phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” để triển khai chung trong Đảng bộ Khối; phối hợp triển khai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” đến các đảng bộ trực thuộc; thực hiện tốt việc bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu trên môi trường mạng internet; tập huấn sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” cho các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối. Trong năm 2024, 38/38 đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối triển khai sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”, trong đó 100% các đảng bộ, chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc trong Đảng bộ Khối sử dụng “Sổ tay đảng viên điện tử”. Thời gian triển khai thực hiện từ 03/02/2024, hoàn thành trước ngày 30/9/2024.

Đồng chí yêu cầu các đảng ủy trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai, sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” để thống nhất thực hiện trong Đảng bộ; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, sử dụng “Sổ tay đảng viên điện tử” trong Đảng bộ; tiến hành sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị với cấp trên sau khi triển khai thực hiện.

Đồng chí Nguyễn Hồng Hiển, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV MobiFone cho biết: Với vai trò là một trong 38 đơn vị trực thuộc Đảng ủy Khối hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, MobiFone đã đóng góp 2 sản phẩm dịch vụ số được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận tảng số mobiEdu - nền tảng học trực tuyến và MobiFone Meet - nền tảng họp trực tuyến trở thành nền tảng số quốc gia tiềm năng, trong đó Mobi Meet đã được Ban Tuyên giáo Trung ương chọn làm giải pháp họp trực tuyến cho các cán bộ, đảng viên phạm vi trong và ngoài nước tham gia học tập trực tuyến Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Và sản phẩm MobiEdu là hệ sinh thái đầu tiên có các sản phẩm tích hợp giữa các khoá học trực tuyến mở và hệ thống LMS, được Chính phủ tin tưởng lựa chọn làm sản phẩm hợp tác, hỗ trợ nước bạn Lào trong quá trình chuyển đổi số giáo dục (nền tảng L-MOOCs).

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối DNTW và lãnh đạo các đảng ủy trực thuộc đã tiến hành nhấn nút khai trương và ký bản ghi nhớ về việc sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”. Phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” của Đảng ủy Khối DNTW sẽ đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nền tảng số và quá trình chuyển đổi số quốc gia; bảo đảm sự thống nhất, liên thông, khai thác tối đa các tính năng, tác dụng của phần mềm theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện làm việc của cán bộ, đảng viên, người lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trong toàn Đảng bộ Khối.

Khởi động Tháng Thanh niên và phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024

Ngày 24/2, tại xã Pha Mu (huyện Than Uyên), Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp với Tỉnh đoàn Lai Châu tổ chức lễ khởi động Tháng Thanh niên và phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024. Tham dự buổi Lễ, có đồng chí Vũ Mạnh Hà, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu và đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương; cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Lai Châu, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương và hơn 500 cán bộ, đoàn viên, thanh niên Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Trong năm 2023, với chủ đề “Tuổi trẻ Khối Doanh nghiệp Trung ương xung kích, tiên phong chuyển đổi số”, công tác Đoàn và phong trào thanh niên Khối đã có nhiều đổi mới, đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa và đạt kết quả đáng khích lệ, góp phần không nhỏ thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Cụ thể, năm 2023, các cơ sở Đoàn trong Khối đã đăng ký, đảm nhận thực hiện hơn 3.300 công trình thanh niên các cấp; thực hiện hơn 3.500 đề án nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất, làm lợi cho doanh nghiệp gần 250 tỷ đồng. Đồng thời, tuổi trẻ Khối đã triển khai các hoạt động hỗ trợ khoảng 13.500 trẻ em hoàn cảnh khó khăn, trong đó đỡ đầu hơn 4.100 trường hợp theo chương trình "Gieo mầm yêu thương"; hỗ trợ kinh phí xây dựng 315 "Ngôi nhà yêu thương"; khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí tặng hơn 3.500 lượt người dân; thăm hỏi, trao hơn 5.500 suất quà tặng các gia đình chính sách, khó khăn; xây mới 8 "Cầu an sinh", 53 sân chơi thiếu nhi... Tổng giá trị các hoạt động an sinh xã hội nêu trên là hơn 52 tỷ đồng.

Phát động tại buổi lễ, đồng chí Hoàng Thị Minh Thu, Bí thư Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương cho biết: Lễ khởi động Tháng Thanh niên và Phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm  2024 là sự kiện khởi đầu cho các hoạt động xuyên suốt Năm Thanh niên tình nguyện 2024. Các hoạt động trong Tháng Thanh niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mỗi đoàn viên thanh niên; là môi trường rèn luyện thực tiễn để đoàn viên, thanh niên phát huy được năng lực, sức sáng tạo, nhiệt huyết của tuổi trẻ, đóng góp tài năng, trí tuệ, sức trẻ của mình vào cộng đồng, xã hội, doanh nghiệp và đất nước. Đồng thời, tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh và môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và đất nước.

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khởi động, đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đề nghị: Tuổi trẻ Khối Doanh nghiệp Trung ương và tỉnh Lai Châu tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho đoàn viên thanh niên. Đồng thời, đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo môi trường, điều kiện tốt nhất để thanh niên phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo, tham gia thực hiện các công trình, phần việc. Từ đó, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn tại địa phương, đơn vị. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động đồng hành, chăm lo, hỗ trợ và bồi dưỡng thanh niên, nhất là các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương mong muốn, các cấp bộ Đoàn ở 2 đơn vị tiếp tục tăng cường chuyển đổi số đồng bộ trên tất cả các mặt công tác của đoàn, phát huy vai trò của thanh niên tham gia tích cực công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp Nhà nước, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống và nâng cao năng lực số cho thanh niên. Chú trọng xây dựng đoàn vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng…

Tại lễ phát động, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lai Châu, Khối Doanh nghiệp Trung ương đã đánh trống phát động Tháng Thanh niên và trao Cờ lệnh cho tuổi trẻ Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương và Tỉnh đoàn Lai Châu.

Hưởng ứng Lễ Khởi động Tháng Thanh niên và Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024, nhiều hoạt động an sinh xã hội đã được triển khai, cụ thể như: trao tặng 50 suất quà cho các em học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Pha Mu (xã Pha Mu); tổ chức gắn biển Công trình xây dựng lớp học và hạng mục phụ trợ Trường Mầm non Khoen On (xã Khoen On); trao tặng 10 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tặng 20 suất quà cho người dân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn xã Pha Mu; hỗ trợ kinh phí và khởi công xây dựng 4 ngôi nhà yêu thương; tặng 40 suất quà cho thanh niên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Lai Châu (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam). Cùng với đó, trồng mới 10.000 cây xanh và gắn biển công trình rừng cây thanh niên, góp phần hoàn thành các mục tiêu trồng rừng, phát triển và bảo vệ rừng, tăng cường khả năng phòng hộ, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, nâng cao chất lượng môi trường sống xanh sạch. Đây cũng là Công trình Thanh niên cấp Đoàn Khối năm 2024.

Tổng giá trị các hoạt động an sinh xã hội của Đoàn khối Doanh nghiệp Trung ương đã đóng góp, hỗ trợ và thực hiện trong khuôn khổ chương trình đạt gần 1,9 tỷ đồng. Những phần quà ý nghĩa này là tình cảm của Tuổi trẻ Khối Doanh nghiệp Trung ương với hy vọng động viên tinh thần, khích lệ thanh niên công nhân vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, chào đón một năm mới với tâm thế hăng say lao động sản xuất, góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển. Trong khuôn khổ buổi lễ, Đoàn Khối doanh nghiệp Trung ương và Tỉnh đoàn Lai Châu đã dâng hương, trồng cây lưu niệm tại Nhà truyền thống Khu di tích lịch sử bản Lướt (xã Mường Kim).

Hoàn tất bàn giao mặt bằng cho dự án đường dây 500 kV mạch 3 trong tháng 3/2024

Ngày 27/2, tại Hưng Yên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) tổ chức Lễ phát động thi đua xây dựng dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Tham dự buổi lễ phát động có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương có dự án đường dây 500 kV mạch 3 đi qua. 

Dự án đường dây 500 kV mạch 3 kéo dài gồm 4 dự án thành phần, có chiều dài 519 km nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên), với tổng vốn đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Các dự án này đều khởi công tháng 10/2023 và tháng 1/2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành, đóng điện vào tháng 6/2024. 

Theo Tổng Giám đốc EVNNPT Phạm Lê Phú, đây là các dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để tăng cường năng lực lưới điện truyền tải 500 kV Bắc - Trung, nâng cao sự ổn định vận hành hệ thống điện, giữ vị trí quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, dự án giúp giảm bớt nguy cơ đầy và quá tải cho các đường dây 500 kV hiện hữu, đảm bảo tiêu chí N-1, đặc biệt khi công suất truyền tải cao theo giao diện Bắc - Trung ở thời điểm các nhà máy thủy điện miền Bắc phát thấp và để truyền tải công suất, đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Với tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc quyết liệt, chỉ đạo để dự án hoàn thành chủ trương đầu tư trong thời gian rất ngắn (khoảng 4 tháng) và tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng của các dự án. Trước và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo EVN, EVNNPT, công đoàn các cấp đã đến động viên người lao động trên công trường, tạo không khí thi đua sôi nổi, quyết tâm triển khai, thi công các dự án.  

Với sự vào cuộc quyết liệt đó, đến nay tiến độ bàn giao mặt bằng của các địa phương cơ bản đáp ứng được yêu cầu, khi đã bàn giao mặt bằng được 1143/1177 vị trí móng, đạt 97% và 230/502 khoảng néo hành lang tuyến, đạt khoảng 46%. Trong đó, đã có 7/9 địa phương đã hoàn thành bàn giao toàn bộ vị trí móng cột, 2 địa phương còn lại gồm Nghệ An và Thanh Hóa đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để bàn giao vị trí móng cột cho nhà thầu thi công.

Về tiến độ thi công, đại diện đơn vị thi công xây lắp cho biết đã tổ chức thi công xuyên Tết để đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đại diện các nhà thầu cam kết tăng cường thêm nhân lực, huy động lực lượng tại địa phương theo phương châm "4 tại chỗ" để thi công ngày đêm, đáp ứng mục tiêu chỉ đạo của chủ đầu tư và Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày 26/2/2024, dự án đang triển khai làm đường tạm thi công, đào, đúc móng 950/1177 vị trí móng cột; hoàn thành đúc 99 móng cột; hoàn thành lắp dựng 1 cột thép và đang lắp dựng 11 cột thép. Tuy nhiên, dự án vẫn còn rất nhiều vướng mắc trong chuyển đổi rừng tại một số địa phương và trong giải phóng mặt bằng tại một số vị trí cột và hành lang an toàn đường dây. Cùng với đó, dự án gặp khó khăn vướng mắc về công tác thi công, đặc biệt toàn tuyến có 240/1177 vị trí là các vị trí móng cột đòi hỏi nhiều thời gian thi công.

Phát biểu tại Lễ phát động, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng với EVN/EVNNPT để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án có ý nghĩa rất quan trọng này. Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị và kêu gọi Công đoàn Viên chức Việt Nam, các công đoàn ngành (Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải), LĐLĐ 9 tỉnh có dự án đi qua thường xuyên quan tâm, kịp thời động viên cán bộ, công nhân viên, người lao động trên công trường để tạo niềm tin, hăng say lao động, quyết tâm hoàn thành dự án theo kế hoạch; động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc theo tiến trình triển khai dự án. Công đoàn các cấp sẽ phối hợp với các nhà thầu tham gia dự án huy động tối đa mọi nguồn lực, tổ chức thi công với phương châm "4 tại chỗ", thi công "3 ca, 4 kíp", "vượt nắng, thắng mưa", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "xuyên lễ, xuyên ngày nghỉ"… với quyết tâm cao nhất, chung sức đồng lòng cùng chủ đầu tư hoàn thành dự án trong tháng 6/2024.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và là động lực thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khi hoàn thành, dự án sẽ nâng cao năng lực truyền tải hệ thống 500 kV Bắc-Nam, bù đắp cho trường hợp thiếu hụt điện năng cục bộ của từng miền, đặc biệt đảm bảo cấp điện và an ninh năng lượng cho miền Bắc trong những năm tới. Phó Thủ tướng biểu dương sự nỗ lực, phấn đấu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia, các bộ, ngành chức năng đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện được khối lượng công việc rất lớn trong thời gian ngắn vừa qua.

Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao và biểu dương 9 địa phương có đường dây đi qua đã đồng thuận, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công theo kế hoạch. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, trực tiếp là Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT cùng với lãnh đạo 9 địa phương quan tâm, hỗ trợ, quyết liệt chỉ đạo cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong tham mưu, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả của dự án. Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chủ đầu tư là Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia và các đơn vị liên quan phải đề cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện các cam kết trong hợp đồng và các quy định của pháp luật. UBND các địa phương có dự án đi qua khẩn trương chỉ đạo thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thi công các vị trí móng cột; hỗ trợ tối đa chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo đảm bàn giao mặt bằng hành lang tuyến trong tháng 3/2024, Phó Thủ tướng yêu cầu.  Phó Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cấp công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn các bộ, ngành, địa phương có liên quan tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, phát huy trách nhiệm, tinh thần sáng tạo; thi đua thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao; thường xuyên quan tâm, động viên, chăm lo cho đoàn viên, người lao động tham gia dự án.  

Phó Thủ tướng khẳng định Thường trực Chính phủ đã, đang và sẽ luôn theo sát và chỉ đạo quyết liệt, tạo điều kiện tốt nhất cho việc hoàn thành dự án đường dây 500 kV mạch 3.

 II - TIN THAM KHẢO

Một số kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Năm 2023, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng quyết liệt, đồng bộ, đạt đựợc nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương, cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó lần đầu tiên có 06 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 606 tổ chức đảng, 24.162 đảng; trong đó, thi hành kỷ luật 459 đảng viên do tham nhũng, 8.863 đảng viên do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm.

Điểm nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm qua là đã đề cao, khuyến khích cán bộ nghiêm khắc nhận trách nhiệm chính trị, tự nguyện từ chức, nghỉ công tác khi có sai phạm, khuyết điểm hoặc để cán bộ cấp dưới, tổ chức đảng vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng phải xử lý kỷ luật; kịp thời thay thế, bố trí công tác khác đối với cán bộ bị kỷ luật, uy tín thấp. Đã xem xét, cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 09 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác hơn 360 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có hơn 90 cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực; giám định, định giá tài sản; phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm tham nhũng, tiêu cực là những khâu yếu trước đây nay đã được tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo nhiều chuyển biến tích cực (Nổi bật là, đã động viên, khuyến khích các đối tượng tự nguyện nộp lại tài sản chiếm đoạt, gây thiệt hại, có vụ án đã thu hồi được 100% tài sản bị chiếm đoạt, với số tiền rất lớn. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đến nay đã thu hồi được 76,2 nghìn tỷ đồng).

Hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả, tạo chuyển biến mới, rõ rệt trong công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở, khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" (Trong năm, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã quyết định đưa hơn 260 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo; chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương khởi tố mới 839 vụ án/2.276 bị can về tham nhũng). Nhiều địa phương đã phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước; khởi tố cả cán bộ diện Trung ương và tỉnh ủy, thành ủy quản lý, trong đó có cả nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ngành, cán bộ chủ chốt cấp huyện; tiếp tục quan tâm đẩy mạnh, tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong chính các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Công tác thông tin, tuyên truyền đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, nhất là các cơ quan báo chí đã thông tin, tuyên truyền sâu sắc, đậm nét đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân về kết quả công tác PCTNTC trong thời gian qua; kịp thời đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch; qua đó, khẳng định và lan tỏa quyết tâm của Đảng, Nhà nước; tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và bạn bè quốc tế trong công tác PCTNTC.

Nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới: Cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; về bảo vệ người tố cáo, cung cấp thông tin về tham nhũng, tiêu cực; về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý tài sản liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử; về thanh toán không dùng tiền mặt;...

Thực hiện hiệu quả các Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong công tác cán bộ; trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và trong công tác xây dựng pháp luật, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Chỉ đạo tăng cường, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc, dư luận xã hội quan tâm. Khẩn trương hoàn thành kiểm tra, thanh tra các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, nhất là khẩn trương kết luận, xử lý dứt điểm các sai phạm liên quan đến Công ty Việt Á, Công ty AIC, tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB.

Tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo theo Kế hoạch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng. Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và Nhân dân trong đấu tranh PCTNTC. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh; xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng PCTNTC.

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực, quyết tâm hơn nữa để hoàn thành các dự án giao thông

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 70/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nêu cao tinh thần yêu nước, trách nhiệm để nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa, làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp", "xuyên lễ, xuyên tết", làm việc cả Thứ Bảy và Chủ nhật để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra đối với từng hạng mục công trình và cả dự án.

Quán triệt tinh thần "tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả". Trong mọi trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, trở ngại, chủ đầu tư, các nhà thầu, các lực lượng tham gia dự án cần đồng tâm, hiệp lực, "chỉ bàn làm, không bàn lùi", quyết tâm cao nhất, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm để vượt qua mọi thách thức, đưa công trình về đích đúng kế hoạch. Nghiên cứu, rút kinh nghiệm trong việc không chia nhỏ gói thầu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, triển khai thi công. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng công trình, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường. Chú trọng việc tạo cảnh quan môi trường, không gian chung của các dự án khi hoàn thành, thể hiện được dấu ấn, các giá trị văn hóa của dân tộc, đặc trưng bản sắc từng vùng, địa phương. Cụ thể:

Về Dự án Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ACV đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để triển khai dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu, tuy nhiên, nhu cầu đưa dự án vào khai thác sớm là rất cấp thiết nhằm giảm tải cho nhà ga T1. Vì vậy, cần phấn đấu rút ngắn tiến độ, hoàn thành và đưa vào khai thác công trình trước ngày 30 tháng 4 năm 2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (ngày 30 tháng 4 năm 1975). 

Để bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình, khai thác hiệu quả Dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ACV khẩn trương rà soát, nghiên cứu phương án kết nối giữa 3 nhà ga tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất để bảo đảm thuận tiện, lưu thoát nhanh, không gây ách tắc cục bộ. Chỉ đạo các nhà thầu, đơn vị liên quan tập trung xây dựng lại tiến độ chi tiết, xây dựng tiến độ tổng thể với đường "găng" theo mục tiêu mới về thời điểm hoàn thành Dự án. Phát động phong trào thi đua đến ngày 30 tháng 4 năm 2025, kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, trong đó có các hình thức động viên, khen thưởng, bồi dưỡng thích hợp đối với các cơ quan, đơn vị, cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động. Nghiên cứu hoàn thiện thêm về thiết kế kiến trúc, tạo điểm nhấn mỹ thuật cho công trình nhà ga; tăng cường ánh sáng, cây xanh, tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường, bảo đảm hài hòa kiến trúc của công trình. Luôn luôn chú trọng công tác bảo đảm an toàn lao động trên toàn phạm vi công trường, tại mọi thời điểm, tuyệt đối không để xảy ra sự cố mất an toàn lao động. Quy hoạch, xây dựng các khu dịch vụ văn minh, hiện đại, đặc trưng, xanh sạch, đẹp; Thực hiện công tác lựa chọn các đơn vị khai thác các dịch vụ tại nhà ga theo đúng quy định, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.

Về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, đây là dự án quan trọng quốc gia, đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ duyệt dự án đầu tư từ năm 2020, nhưng quá trình triển khai giai đoạn đầu rất chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan của Chủ đầu tư. Nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc tích cực, hỗ trợ, quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, nhất là Bộ GTVT, UBQLVNN, đồng thời với tinh thần trách nhiệm, chủ động khắc phục những hạn chế của ACV, đến nay có nhiều chuyển biến rất tích cực, sau 2 năm đã triển khai được khối lượng lớn công việc, trong đó đặc biệt đã lựa chọn được nhà thầu quốc tế đối với gói thầu lớn, quan trọng nhất của dự án (gói thầu nhà ga hành khách 5.10); nhiều công việc đã được triển khai và có kết quả tích cực.

Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và ACV tập trung thực hiện các nhiệm vụ. Trong đó, về tiến độ, quán triệt đến các đơn vị liên quan (nhà thầu, tư vấn, giám sát…), đến từng cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động xác định rõ năm 2024 là năm tăng tốc, năm 2025 là năm bứt phá để 6 tháng đầu năm 2026 tập trung hoàn thiện, bàn giao đưa vào khai thác.

Các bộ, ngành khẩn trương triển khai các dự án thành phần, bảo đảm hoàn thành đồng bộ với các hạng mục chính của Dự án khi đưa vào vận hành khai thác. Phấn đấu, cố gắng rút ngắn tiến độ hoàn thành, thi công khẩn trương, tiết kiệm thời gian thi công. Các chủ đầu tư khẩn trương xây dựng lại tiến độ tổng thể, tiến độ chi tiết mốc tiến độ hoàn thành mới của hạng mục, dự án thành phần làm cơ sở triển khai, kiểm tra và theo dõi giám sát. Phát động phong trào thi đua với các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể từ nay đến ngày 30 tháng 4 năm 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.

Về các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc, trong đó với dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh rà soát, đề xuất phương án cung ứng cát san lấp phục vụ dự án hoàn thành trước ngày 28 tháng 2 năm 2024. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo, chủ trì cuộc họp các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng và các địa phương (An Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh…) để có phương án điều phối, giải quyết dứt điểm cát đắp nền đường để bảo đảm đáp ứng đủ, kịp thời cho dự án (hoàn thành chậm nhất trong tháng 3 năm 2024). Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao 100% diện tích để thi công dự án trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 (trong đó đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch hoàn thành chậm nhất ngày 31 tháng 3 năm 2024). Bộ Giao thông vận tải và các địa phương (tỉnh Bình Dương, Đồng Nai) phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình triển khai đầu tư tuyến đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án thành phần đưa vào khai thác đồng bộ, sớm phát huy hiệu quả của tuyến đường.

Khẩn trương thẩm định Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài: Về các dự án giao thông kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thẩm định Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hoàn thành trong tháng 2 năm 2024.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) hoàn thiện phương án nghiên cứu đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xem xét, báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đề xuất tối đa 02 phương án khả thi nhất để xem xét, quyết định. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trình cấp thẩm quyền quyết định trong tháng 3 năm 2024. Bộ Giao thông vận tải chủ trì nghiên cứu tổng thể kết nối giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Long Thành, bao gồm đầu tư đường sắt kết nối (trên cao hoặc đi ngầm), bảo đảm kịp thời khai thác, vận hành đồng bộ hai Cảng hàng không khi đưa vào sử dụng.

Về phát triển cảng biển, hàng hải, với bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 13 tháng 02 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xem xét quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định các kiến nghị của Cục Hàng hải Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: (i) cho phép sử dụng vốn dư đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để cắt cong, mở rộng tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải nâng cao năng lực tiếp nhận tàu; (ii) tăng nguồn vốn bảo trì các tuyến luồng, nhất là tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải bảo đảm chuẩn tắc cho tàu lớn vào/rời cảng; (iii) bố trí nguồn vốn đóng mới tàu tìm kiếm cứu nạn để tăng cường hỗ trợ hoạt động hàng hải. Ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông đường thủy nội địa (nhất là các tuyến đường thủy nội địa kết nối với khu bến Cái Mép - Thị Vải với Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ), phát triển các bến thủy nội địa, cảng cạn và các tuyến đường sắt để tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa đi/đến cảng biển lớn, qua đó giảm chi phí vận chuyển, chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt Nam so với khu vực và Thế giới.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định số 55/QĐ-TTg, ngày 17/01/2024, nêu rõ mục tiêu và định hướng phát triển như sau:

Về thăm dò và khai thác than, tập trung thăm dò nâng cấp tài nguyên than hiện có; đẩy mạnh việc thăm dò các mỏ mới, đảm bảo công tác thăm dò luôn đi trước một bước. Phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than Bể than Đông Bắc, hoàn thành công tác thăm dò đến đáy tầng than Bể than An Châu nhằm xác minh và nâng cấp trữ lượng than đảm bảo đủ độ tin cậy theo quy định để huy động vào thiết kế khai thác. Đổi mới và áp dụng công nghệ thăm dò, khai thác than tiên tiến, đặc biệt đối với những khu vực nằm ở độ sâu lớn, điều kiện địa chất phức tạp. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá trữ lượng và tài nguyên than.

Tích cực tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước, nghiên cứu đầu tư lựa chọn công nghệ, phương pháp thăm dò thích hợp để thăm dò Bể than sông Hồng trong giai đoạn đến năm 2030. Phấn đấu hoàn thành thăm dò một phần diện tích và điều tra, đánh giá xong tài nguyên Bể than sông Hồng trong giai đoạn 2031 - 2045. Tập trung phát triển, duy trì các mỏ hầm lò sản lượng lớn theo tiêu chí “Mỏ xanh, Mỏ hiện đại, Mỏ sản lượng cao, Mỏ an toàn”.

Phát triển sản lượng khai thác theo hướng bền vững; khai thác an toàn, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên than. Tăng cường cơ giới hóa, hiện đại hóa trong khai thác than; nâng cao hệ số thu hồi than sạch trong khai thác hầm lò. Đầu tư một số đề tài/đề án/dự án nghiên cứu khai thác thử nghiệm tại Bể than sông Hồng để lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý. Khuyến khích các địa phương có các điểm than trữ lượng nhỏ đầu tư khai thác để phục vụ nhu cầu tại chỗ; chú trọng công tác khai thác than bùn làm nhiên liệu và phân bón phục vụ nhu cầu của ngành nông, lâm nghiệp.

Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm cơ hội đầu tư nước ngoài để thăm dò, khai thác than (Loại than Việt Nam phải nhập khẩu) bảo đảm hiệu quả và tuân thủ quy định của pháp luật. Phấn đấu sản lượng than thương phẩm khai thác (Không bao gồm than bùn) giai đoạn đến năm 2030 đạt khoảng 45 - 50 triệu tấn/năm và giảm dần trong giai đoạn 2031 – 2045 (Đạt khoảng 38 - 40 triệu tấn vào năm 2045). Phấn đấu đưa vào vận hành khai thác thử nghiệm tại Bể than sông Hồng trước năm 2040 để tiến tới khai thác quy mô công nghiệp trước năm 2050 (Nếu thử nghiệm thành công).

Về sàng tuyển và chế biến than, phát triển công tác sàng tuyển và chế biến than theo hướng nâng cao tỷ lệ sàng tuyển và chế biến than tập trung trong toàn ngành; đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng than phù hợp theo thị trường theo từng giai đoạn. Duy trì, cải tạo các nhà máy sàng tuyển, trung tâm chế biến than hiện có kết hợp việc duy trì hợp lý các cụm sàng mỏ; đầu tư xây dựng mới nhà máy sàng tuyển tập trung theo khu vực để đảm bảo yêu cầu chế biến than.

Chế biến than sản xuất trong nước kết hợp với pha trộn than nhập khẩu theo hướng tối đa chủng loại than cho sản xuất điện; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm theo thị trường, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. Thực hiện công tác sàng tuyển và chế biến than tại các mỏ địa phương phù hợp với nhu cầu tiêu thụ, công suất các dự án mỏ; xây dựng các cơ sở chế biến than bùn tập trung với công nghệ tiên tiến theo hướng ưu tiên chế biến ra các sản phẩm có chất lượng sử dụng cho ngành nông, lâm nghiệp và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Về thị trường than, hình thành thị trường than với nhiều người bán và nhiều người mua, đa dạng hóa nguồn than (Than sản xuất trong nước, pha trộn, nhập khẩu,...) và đầu mối cung cấp than cho các hộ tiêu thụ trong giai đoạn đến năm 2030; phấn đấu vận hành thị trường than cạnh tranh đầy đủ tại các phân khúc thị trường than sau năm 2030. Hoàn thành việc nghiên cứu, thí điểm áp dụng chỉ số giá than quốc tế phù hợp cho tham chiếu giá than nhập khẩu phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam theo lộ trình phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xuất khẩu, nhập khẩu than phù hợp nhu cầu thị trường và thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện, trong đó có xem xét đến việc dự trữ than.

Về công tác an toàn và bảo vệ môi trường, thực hiện tiêu chí mỏ “An toàn - Hiện đại - Thân thiện với môi trường”; tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để kiểm soát hữu hiệu các yếu tố rủi ro trong sản xuất than. Phát triển ngành than trở thành ngành kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển bền vững, hài hòa, thân thiện với môi trường, cộng đồng và các ngành kinh tế khác; phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy; bảo vệ nước dưới đất; phòng, chống sụt, lún đất,... Nghiên cứu khai thác và sử dụng hiệu quả đất đá thải mỏ để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường ngành than gắn với mục tiêu giảm phát thải khí mà kính, hướng tới mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050…

IV - VĂN BẢN, QUYẾT ĐỊNH MỚI

Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Kết luận số 72-KL/TW ngày 23/2/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Toàn văn Kết luận được đăng tải trên Tạp chí điện tử Đảng ủy Khối, mục Văn bản- Chính sách mới.

Hướng dẫn số 19 - HD/BTGĐUK về việc triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024), Đồng chí Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết rất quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt về cả lý luận và thực tiễn: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”.

Thực hiện Hướng dẫn số 141- HD/BTGTW, ngày 05/02/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối hướng dẫn triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn Đảng bộ Khối về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng. Làm cho cán bộ, đảng viên và người lao động nhận thức sâu sắc,khơi dậy niềm tự hào, niềm tin son sắt của cán bộ, đảng viên và nhân dân về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dân tộc Việt Nam anh hùng.

2. Khẳng định vai trò, sứ mệnh, sự cống hiến của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc; khẳng định đường lối, sự lãnh đạo đúng đắn, những thành tựu vĩ đại của cách mạng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tạo sức lan tỏa, củng cố niềm tin, sự đoàn kết, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên định, kiên trì con đường độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc; xây dựng doanh nghiệp, đơn vị ngày càng phát triển.

3.Việc triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, sâu rộng tới chi bộ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Bảo đảm truyền tải đầy đủ, sâu sắc nội dung bài viết, chân thực, có sức lan tỏa, lôi cuốn đối với mọi cán bộ, đảng viên, người lao động.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG

1. Tuyên truyền, giáo dục thông điệp bài viết của Tổng Bí thư về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng; sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng, gắn với vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, tổ chức, giáo dục, rèn luyện Đảng ta làm nên những kỳ tích vĩ đại trong 94 năm qua, tập trung vào các nội dung sau đây:

1.1. Đảng lãnh đạo, đề ra đường lối giải phóng dân tộc, khơi dậy, nhân lên sức mạnh của cả dân tộc, giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1930-1945):

(i) Quá trình vận động thành lập Đảng từ những năm 20 của thế kỷ XX cho đến sự kiện ngày 03/02/1930. Dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long, Hng Kông (Trung Quốc), quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

(ii) Quá trình phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng gắn bó máu thịt với Nhân dân, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ và tin tưởng. Chỉ trong vòng 15 năm, Đảng ta đã tiến hành ba phong trào cách mạng lớn: Phong trào cách mạng 1930-1931, tiêu biểucao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh; Phong trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939);Cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939-1945), đỉnh cao là Cách mạng Tháng Tám (1945), Đảng lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 02/9/1945.

(iii) Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền non trẻ, vượt qua tình thế khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”; tích cực chuẩn bị mọi mặt,tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với đường lối kháng chiến toàn dân”,“toàn diện, trường kỳ”,“dựa vào sức mình là chính”; lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch của kẻ thù, đặc biệt là thắng lợi trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

1.2. Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước tiếp tục sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam; lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ: Chiến tranh một phía (1954-1960); Chiến tranh đặc biệt (1961-1965); Chiến tranh cục bộ (1965-1968); Việt Nam hoá chiến tranh (1969-1975)chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc. Hiệp định Pari được ký kết (01/1973), buộc đế quốc Mỹ và quân chư hầu phải rút quân về nước, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta tiến lên Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng miền Nam mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

1.3. Đảng ta lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước tiến hành công cuộc đổi mới đất nước:

(i) Tiến hành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976), khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 1976-1980, 1981-1985, từng bước khôi phục kinh tế-xã hội.

(ii) Tiến hành công cuộc đổi mới (từ 1986 đến nay). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới về tư duy nhận thức, hội nhập quốc tế, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Đảng đã từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa đường lối đổi mới mà nội dung cơ bản, cốt lõi được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện quan trọng của Đảng qua các kỳ Đại hội.

- Thành tựu về lý luận, hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Trong đó, đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thành tựu về thực tiễn, công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, thực sự đem lại những thay đổi lớn lao, rất tốt đẹp cho đất nước trong gần 40 năm qua, góp phần làm cho “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

- Ý nghĩa lịch sử to lớn của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.

1.4. Giá trị truyền thống cách mạng cần phát huy:

(i) Trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

(ii) Giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.

(iii) Gắn bó máu thịt giữa Đảng và Nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ Nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu.

(iv) Đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình và tình thương yêu đồng chí.

(v) Đoàn kết quốc tế thuỷ chung, trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả.

2. Nghiên cứu thông điệp bài viết của Tổng Bí thư về đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

2.1. Đường lối cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử, gắn với các nhiệm kỳ đại hội của Đảng.

2.2. Lý luận đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là lý luận và thực tiễn qua gần 40 năm thực hiện đổi mới toàn diện đất nước.

2.3. Lý luận phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

3. Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương - Quá trình 17 năm xây dựng, lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với các đảng ủy tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị. Trong đó cần làm nổi bật các nội dung:

- Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Khối, giai đoạn 2007-2020.

- Kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ III, nhiệm kỳ 2020- 2025.

- Những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Khối đến cuối nhiệm kỳ Đại hội III và những năm tiếp theo (Kết luận giữa nhiệm kỳ của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối; Nghị quyết công tác hằng năm).

4. Triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

- Nhận thức rõ bối cảnh tình hình thế giới, trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi còn nhiều khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn với những kết quả đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho nhiệm kỳ khóa XIII và đến năm 2030.

- Quán triệt, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm Đại hội XIII của Đảng đã đúc kết được, đặc biệt một số bài học kinh nghiệm về việc đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, lề lối làm việc được rút ra tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa XIII.

- Tập trung thực hiện thật tốt những nhiệm vụ về phát triển kinh tế; văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Nước ta sẽ là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

III. HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN TỔ CHỨC SINH HOẠT CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG

1. Hình thức

- Tuyên truyền, giới thiệu nội dung cốt lõi bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”trong sinh hoạt của cấp ủy, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đảng, đoàn thể.

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm nghiên cứu về chủ đề và nội dung bài viết; các nội dung định hướng nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục theo Hướng dẫn này.

-  Xây dựng nội dung phim, video clip tuyên truyền, giáo dục trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị.

2. Đối tượng

Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp uỷ, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị-xã hội các cấp và cán bộ, đảng viên.

3. Thời gian

- Thời gian triển khai tổ chức thực hiện kể từ ngày Hướng dẫn có hiệu lực.

- Việc thực hiện đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng cần được coi là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài, tập trung cao điểm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng hàng năm, đặc biệt là hai mốc quan trọng kỷ niệm 95 năm, 100 năm ngày thành lập Đảng, các dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày Quốc khánh 2/9…

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối

- Chủ trì, hướng dẫn triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; nắm bắt tư tưởng, thông tin phản hồi của dư luận.

- Chỉ đạo Tạp chí điện tử Đảng ủy Khối, các tạp chí, bản tin, trang thông tin điện tử trong Khối tuyên truyền, giới thiệu bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

2. Các đảng ủy trực thuộc

- Chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tổ chức nghiêm túc đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng này gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và các nghị quyết, kết luận khác của Trung ương, của Đảng ủy Khối về công tác xây dựng Đảng.

- Chỉ đạo các cơ quan tạp chí, bản tin, trang thông tin điện tử của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị tổ chức tuyên truyền sâu rộng về nội dung bài viết, chú trọng nền tảng mạng xã hội.

- Có các hình thức khuyến khích hoạt động nghiên cứu nhằm làm rõ hơn truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, đường lối lãnh đạo của Đảng, phương thức lãnh đạo cầm quyền của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh, yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay.

- Chỉ đạo công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lịch sử cách mạng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, phản động.

- Chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi… để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng nội dung bài viết của Tổng Bí thư và truyền thống lịch sử cách mạng của Đảng, nhằm không ngừng bồi đắp niềm tin, lý tưởng, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, chú trọng tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, các ứng dụng nền tảng mạng xã hội.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Hướng dẫn (lồng ghép vào báo cáo định kỳ năm 2024 của đơn vị) về Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối.

Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW và công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2024

Căn cứ Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới và Hướng dẫn công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương; ngày 28/02/2024, Đảng ủy Khối đã ban hành Công văn 2189 ĐUK “V/v thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW và công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2024”.

Thực hiện nghiêm Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 của Chính phủ

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định số 1764/QĐ-TTg, ngày 31/12/2023, nêu rõ một số nhiệm vụ và chỉ tiêu phấn đấu như sau:

Về một số nhiệm vụ, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã được Quốc hội đề ra để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 6,0 - 6,5%, quy mô GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD/người. Khắc phục các hạn chế trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15, ngày 15/11/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 53/NQ-CP, ngày 14/4/2023 của Chính phủ; tập trung thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, kiến nghị, giải pháp đảm bảo chất lượng, tiến độ và yêu cầu của các Nghị quyết.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước. Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII).

Đẩy mạnh phân bổ, triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công, quy định về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng. Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, xác định đây là nhiệm vụ, giải pháp căn bản để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Quốc hội. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cán bộ, công chức, viên chức trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về THTK, CLP. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra về THTK, CLP gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các cơ quan, đơn vị.

Về chỉ tiêu một số lĩnh vực, năm 2024 thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Kiểm soát chặt công tác lập, phân bổ, quản lý, sử dụng chi ngân sách nhà nước, đặc biệt các khoản chi mua sắm, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hạng mục công trình.

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện giảm dần chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nâng mức độ tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi thường xuyên theo lộ trình; nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để góp phần cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập của viên chức trong đơn vị sự  nghiệp công lập.

Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, trật tự ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật; thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2024, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ngân sách nhà nước tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2024; bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, dự án chuyển tiếp theo tiến độ; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại được bố trí cho các dự án  khởi công mới đủ thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật.

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghiêm các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư công theo đúng quy định.

Quản lý, sử dụng tài sản công, tập trung đẩy nhanh công tác sắp xếp, xử lý nhà đất theo quy định để đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trong phạm vi cả nước. Có các giải pháp xử lý cơ bản các cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm, có tranh chấp, sử dụng sai mục đích, thiếu hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc. Kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp các cơ sở đã được phê duyệt, nhất là các cơ sở nhà, đất phải thu hồi, đấu giá. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản các cơ quan, đơn vị sau sáp nhập và phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định, không để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó tập trung việc sửa đổi quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với một số loại tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan, làm cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ các loại tài sản này. Triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, đảm bảo trước năm 2025 hoàn thành việc tổng kiểm kê tài sản công.

Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả theo các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình tổng thể về THTK, CLP của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng, phát huy nguồn lực kinh tế, tài chính từ đất đai cho phát triển kinh tế, cụ thể như sau: Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản; kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế; nâng cao chất lượng quy hoạch bảo đảm khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, giảm thiểu thất thoát, lãng phí, tác động tiêu cực đến môi trường. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất theo đúng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã được Quốc hội, Chính phủ  thông qua.

Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể giải quyết các dự án sử dụng vốn nhà nước thua lỗ tại các doanh nghiệp. Làm rõ trách nhiệm và kết quả xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, gây ra thua lỗ, thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các nguồn vốn nhà nước khác.

Tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động, tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đảm bảo mục tiêu giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Kết luận số 40-KL/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026.

BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

 

.
.
.
.