.
.

Xuất khẩu cao su năm 2011 và dự báo năm 2012

Thứ Hai, 27/02/2012|23:26

 

Năm 2011, mặc dù trải qua quý 4 ảm đạm, nhưng ngành cao su Việt Nam đã có một năm thắng lớn về giá bán và kim ngạch xuất khẩu.   

Kể từ khi lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD vào năm 2006 và luôn duy trì ở mức trên dưới 1 tỷ USD cho đến năm 2009.

Năm 2010 cao su tăng trưởng đột biến, cả nước xuất khẩu 760.000 tấn cao su và lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt mốc 2 tỉ USD, đạt 2,3 tỉ USD). Năm 2011 xuất khẩu 816,5 nghìn tấn, nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng vọt lên đến 3,2 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 35,4% về trị giá so với năm 2010, đạt 102,1% kế hoạch năm đề ra. Với kết quả đó, xuất khẩu cao su xếp vị trí thứ 2 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo. Theo dự báo trước đó của Hiệp hội Cao su Việt Nam, mức giá trị này có thể sẽ đạt tới 3,7 tỷ USD, nếu giá xuất khẩu cao su không giảm sâu trong những tháng cuối năm 2011.

 Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu cao su sang 25 thị trường trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Đài Loan, Đức… là những thị trường chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm. Trong đó, Trung quốc là thị trường chính, chiếm 61,4% thị phần, với 501,5 nghìn tấn, trị giá 1,9 tỷ USD. Kế đến là Ấn Độ, với 29,6 nghìn tấn, trị giá 109,1 triệu USD.

 Do thị trường cao su đã có những dấu hiệu xấu trong những tháng cuối năm 2011, vì vậy sang năm 2012, ngành cao su đã đề ra nhiều giải pháp để giữ giá cao su. Trong trường hợp giá giảm sâu thêm, sẽ điều tiết sản lượng khai thác theo hướng giảm trong năm 2012 để tác động giữ giá bán.

 Chú trọng thị trường nội địa khi thị trường thế giới biến động cũng là một trong những giải pháp được đề ra. Trong năm 2012, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cam kết sẵn sàng ký kết các hợp đồng bán cao su nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su công nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất cũng như các doanh nghiệp khác trong nước.

VRG đã ký một biên bản thoả thuận với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), trong năm 2012 VRG sẽ cung ứng cho VINACHEM khoảng 28.500 tấn cao su các loại.

 Thoả thuận nói trên nằm trong kế hoạch tăng cường tiêu thụ nội địa của VRG, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu cao su năm nay được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. VRA dự báo sản lượng xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam năm 2012 sẽ không cao hơn đáng kể so năm 2011, vào khoảng 800.000 tấn.

 Việt Nam sẽ vẫn xếp thứ 5 thế giới về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu, với thị phần khoảng 10% trên thế giới.

 Theo Hiệp hội Nghiên cứu Cao su, nhu cầu cao su trên toàn thế giới năm 2012 vào khoảng 27,2 triệu tấn, tăng 5,84% so với năm 2011. Nhưng do nhu cầu sử dụng cao su tổng hợp tăng cao, cộng với sản lượng cao su tự nhiên tăng mạnh ở nhiều nước nên thị trường cao su tự nhiên trong năm 2012 được dự báo sẽ ở vào tình trạng cung vượt cầu. Theo đó, các chuyên gia cao su Việt Nam cũng như quốc tế dự báo trong quý I năm 2012 giá cao su xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm sâu và phải tới quý II thậm chí là quý III mới có thể phục hồi trở lại. Giá cao su xuất khẩu hiện chỉ còn khoảng 3.300 USD/tấn, và dự báo giá sẽ giảm sâu xuống mức dưới 3.000 USD/tấn trong quý I/2012.

 Tình hình này đã gây ra nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành cao su trong nước. Được biết, năm 2012, Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình (HRC) sẽ giảmdiện tích khai thác cao su và tập trung thanh lý lượng cao su tồn trong năm 2011 nên hiệu quả kinh doanh dự kiến sẽ không bằng năm 2011. Bởi vậy, HRC đã đặt các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2012 thấp hơn so với năm 2011. Đại diện CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) cũng cho biết, mặc dù đã đặt kế hoạch kinh doanh năm 2012 cao hơn năm 2011 nhưng TRC xác định năm 2012 sẽ khó khăn hơn năm 2011.

Trong khi đó theo Hãng tin Bloomberg, tại thị trường thế giới, thặng dư cao su toàn cầu năm 2012 sẽ ở mức 413.000 tấn, dư thừa rất nhiều so với mức thiếu hụt 87.000 tấn trong năm 2011. Nguồn cung cao su toàn cầu sẽ tăng 7% lên 11,8 triệu tấn trong khi nhu cầu cao su chỉ tăng 3%, lên mức 11,4 triệu tấn.

 Cùng với đó, trong năm nay sản lượng cao su của Thái Lan được dự báo tăng 8% lên mức 3,7 triệu tấn, Indonesia dự kiến tăng 5,1% lên mức 3,1 triệu tấn và Malaysia sẽ duy trì xung quanh mức 1 triệu tấn. Cả ba nước này chiếm 70% sản lượng cao su toàn cầu.

 Năm 2012, mặc dù nhu cầu cao su của ngành công nghiệp ô tô vẫn tăng cao nhưng giá cao su tiếp tục chịu áp lực giảm, do tác động của tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Hơn nữa, ảnh hưởng từ thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản và lũ lụt ở Thái Lan trong năm 2011 cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá cao su do việc sản xuất ô tô bị gián đoạn.

 Giá cao su trên thị trường hàng hóa Tokyo đang giao dịch ở mức 272,7 yên (74.000 đồng/kg), giảm 49% so với mức kỷ lục 535,7 yên (146.000 đồng/kg) trong tháng 2/2011. Giá cao su đã giảm liên tục trong 10 tháng qua. Theo khảo sát của hãng tin Bloomberg, giá cao su có thể tiếp tục giảm thêm 10% xuống mức 240 yên (65.500 đồng/kg) trong năm nay – đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2009.

Mặc dù chiếm ưu thế nhưng nhiều thách thức vẫn đang chờ đợi các doanh nghiệp ngành cao su như biến động giá, diễn biến thời tiết thất thường… Để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, các doanh nghiệp cần luôn theo dõi sát sao diễn biến giá thị trường cao su trong nước và trên thế giới để có kế hoạch phát triển diện tích trồng cao su phù hợp.

 Thị trường xuất khẩu cao su tháng 12 và năm 2011

 ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)

Thị trường

KNXK T12/2011

KNXK năm 2011

Lượng

trị giá

Lượng

trị giá

Tổng KN

100.348

341.613.895

816.577

3.234.706.173

Trung Quốc

74.959

219.270.117

501.571

1.937.566.406

Ân Độ

6.321

20.939.400

26.913

109.148.959

Malaixia

5.980

16.543.907

57.872

229.428.381

Đài Loan

4.103

14.591.569

34.370

151.858.088

Đức

3.671

12.986.803

29.325

132.458.654

Hàn Quốc

2.962

8.912.569

33.065

130.249.630

Hoa Kỳ

1.958

5.623.082

24.534

89.551.601

Thổ Nhĩ Kỳ

1.499

5.007.631

13.002

53.823.176

Nga

1.360

4.569.301

12.107

55.161.624

Indonesia

1.142

2.524.702

10.139

29.570.763

Nhật Bản

931

3.353.928

10.190

48.354.072

Tây Ban Nha

765

2.315.230

8.734

37.345.354

Phần Lan

706

2.729.079

3.246

15.058.492

Italia

641

2.135.211

8.943

37.916.010

Bỉ

551

1.684.410

4.713

16.660.650

Achentina

318

962.563

2.693

10.966.172

Braxin

305

918.190

5.054

21.589.336

Pháp

302

1.040.692

3.370

16.109.299

Thụy Điển

282

945.301

847

3.614.216

Anh

265

799.570

2.206

9.269.915

Hong kong

147

497.690

2.196

9.917.


VINANET

.
.
.
.