.
.

Bài dự thi giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2021

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, chiến thắng đại dịch Covid – 19

Thứ Tư, 10/11/2021|20:32

Giá trị của Độc lập dân tộc

Mùa thu năm 1945 ngày 02/9 lịch sử tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hóa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Kể từ thời khắc lịch sử đó, toàn thể dân tộc Việt Nam đãbước sang trang sử mới, một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam, đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giữ vững độc lập chủ quyền, xây dựng và phát triển đất nước.76 năm sau ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa , dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, với tinh thần đoàn kết muôn người như một, đã giúp Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, từng bước phát triển ổn định. Đặc biệt, sau hơn 35 năm tiến hành đổi mới, nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7%/năm, quy mô và tiềm lực của nền kinh tế không ngừng tăng lên; tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa và công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực; Chỉ số phát triển con người của Việt Nam dần được cải thiện, mức sống của người dân từng bước được nâng lên...Cùng với đó, quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia trên thế giới; gia nhập và tích cực xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN; tham gia có hiệu quả các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế trên nhiều cấp độ...

Hơn ai hết, nhân dân, dân tộc Việt Nam đã chịu biết bao đau thương, mất mát, tủi nhục, bởi đã từng là nạn nhân của hàng trăm, hàng ngàn cuộc chiến tranh lớn nhỏ trong lịch sử; cũng đã từng chịu sự nô dịch của 1.000 năm phong kiến phương Bắc và gần 100 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc Pháp; là chiến trường ròng rã hơn 20 năm bởi âm mưu, thủ đoạn, toan tính và dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Pháp, thực dân Mỹ và bè lũ tay sai. Càng thấm thía nỗi đau của chiến tranh, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn giá trị vĩnh cửu của Cách mạng giải phóng dân tộc và nền độc lập, tự do mà cuộc cách mạng vĩ đại ấy mang lại; trân trọng hơn cuộc sống hòa bình, tự do, độc lập, dân chủ, công bằng, văn minh mà cả dân tộc ta phải đánh đổi bằng xương máu, mồ hôi, nước mắt của bao thế hệ cha anh đi trước. Chúng ta càng thấu hiểu sự hy sinh, công lao to lớn của Đảng, Bác Hồ và các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân đã dày công xây dựng, vun đắp và bảo vệ đất nước.

Tuy vậy, vì những mưu đồ đen tối, không ít kẻ bán rẻ lương tri, ngụy tạo mọi lý lẽ hòng phủ nhận giá trị vĩnh cửu của cuộc Cách mạng Giải phóng dân tộc; làm cơ sở để tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. Càng trơ trẽn hơn khi chúng tìm đủ mọi thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước vốn quý của nhân dân phục vụ cho mưu đồ chính trị đen tối; biến một bộ phận nhân dân, nhất là thế hệ trẻ chưa hiểu biết, nhận rõ dã tâm của chúng làm “lá chắn” cho các “chiến dịch phá hoại” được bọn phản động lưu vong và các tổ chức trá hình đứng đằng sau đạo diễn. Chúng lợi dụng sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ truyền thông, mạng xã hội để lan truyền, tán phát nhanh chóng luận điệu của cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền”, “yêu nước”; tạo ra sự hư ảo, lung lạc nhận thức tư tưởng đối với người nghe, xem. Điều đặc biệt nguy hại khi các hoạt động giả danh dân chủ, nhân quyền, yêu nước đã được một số cơ quan truyền thông, tổ chức nước ngoài, khuyến khích, tài trợ và được một số nhân vật chống cộng cực đoan ở các quốc gia cổ xúy, nuôi dưỡng.

Thời gian gần dây, lợi dụng đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, các phần tử phản động đã nhanh chóng đăng đàn xuyên tạc, kích động hòng tạo sự hoang mang trong xã hội. Những thủ đoạn của chúng là nhằm phá hoại tinh thần đoàn kết dân tộc, vu khống, bôi nhọ, làm giảm uy tín của Đảng, chính quyền, gây mất niềm tin trong nhân dân, kích động nhân dân “xuống đường”… tiến tới lật đổ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tin giả gây thất thiết trong đại dịch covid, hòng làm ly tán lòng người, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân ta. Phủ nhận những thành quả của Đảng và Nhà nước trong công cuôc phòng chống Covid – 19.

Cuối tháng 6 năm 2021 đất nước ta đối mặt lần thứ 2 với làn sóng dịch Covid-19. Và khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát và vô cùng nguy hiểm lại một lần nữa thử thách chúng ta. Trong khi Đảng và Nhà nước,  các lực lượng tuyến đầu và nhân dân đang ngày đêm chống dịch bảo vệ sức khỏe cho toàn dân thì Internet cũng xuất hiện những đợt tấn công dồn dập của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, một số cá nhân có tâm địa đã  xuyên tạc, bịa đặt, những thông tin hình ảnh cắt ghép nhằm vẽ nên một bức tranh đen tối về Việt Nam tang thương, giãy giũa trongdịch bệnh,những dòng tin lá cải“Việt Nam toang rồi”, “Chính phủ chủ quan trong đối phó với dịch bệnh”, “Đảng, Nhà nước để nhân dân vùng dịch đói khát”…. Điên cuồng hơn cả, trên trang mạng xã hội của bọn phản động Việt Tân còn tung tin thất thiệt: “Việt Nam, cơn ác mộng chỉ mới bắt đầu. Cách chống dịch của Đảng làm COVID-19 lây lan càng nhiều”. Chỉ trích phương thức chống dịch mới chỉ là một trong nhiều thủ đoạn mà các đối tượng này sử dụng. Để đào sâu thêm hố ngăn cách giữa chính quyền và người dân, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước, các thế lực thù địch còn tung lên mạng những luận điệu xuyên tạc, vu vạ rằng chính quyền quay lưng lại với nhân dân trong đại dịch. Nhằm phủ nhận những kết quả của Việt Nam trong cuộc chiến với Covid, lớn hơn là làm suy giảm niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, nhất là khi Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội nghiêm ngặt được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

"Mùa dịch Covid, đảng không giúp dân mà "ngăn sông cấm chợ" tức là giết dân".

"Chỉ biết ra lệnh phong toả, cách ly rồi mặc dân sống chết ra sao."

Các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị, ngoài bịa đặt các thông tin xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, còn dùng thủ đoạn kích động chia rẽ vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Phan Đức Tú trao biển hỗ trợ mua vắc – Xin Phòng chống Covid – 19
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Phan Đức Tú trao biển hỗ trợ mua vắc – xin Phòng chống Covid – 19

Trong khi lực lực y bác sĩ trên cả nước tình nguyện vào miền TP. Hồ Chí Minhđể chung tay dập dịch thì ngay lúc này trên mạng xã hội đã có những bài viết nhằm kích động người dân tẩy chay, từ chối sự giúp đỡ chống dịch bởi thành phố có thể tự phòng chống dịch "không cần đến sự xuất hiện của đội tình nguyện, vì Sài Gòn đang bận dữ lắm…".Nhiều phần tử thiếu thiện chí, đã mượn cớ này, hùa theo đưa ra những bình luận ác ý. Rằng "Sài Gòn đâu thiếu bác sĩ giỏi", hay "không cần các người vào đây hô hào”. Mọi chiêu trò của các thế lực thù địch đều núp bóng cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19. Nhiều chủ trương, chính sách, chỉ thị, hướng dẫn phòng, chống dịch của Đảng và Chính phủ Việt Nam bị họ bóp méo, xuyên tạc theo kiểu “không vì lợi ích của dân...” mà vì “lợi ích của Đảng”. Họ cho rằng nhiệm vụ phòng, chống dịch là của Bộ Y tế, việc Việt Nam sử dụng Quân đội hỗ trợ Công an trong kiểm soát người dân thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là vì “lý do an ninh, quốc phòng” chứ không vì “phòng, chống dịch bệnh”. Chúng cho rằng phòng, chống dịch bằng biện pháp hành chính kiểu Việt Nam chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa” và không hiệu quả. Chiến lược tiêm vắc-xin cho nhân dân cũng bị các thế lực thù địch bóp méo, xuyên tạc cho rằng Việt Nam đã “chậm trễ” trong việc này và khi có vắc-xin thì triển khai “tiêm chủng với tốc độ rùa bò”; có sự phân biệt giữa “quan chức” với “dân thường”;  “người giàu” và “ người nghèo” trong việc tiêm vắc-xin covid – 19.

Việc cơ quan chức năng của Việt Nam áp dụng các biện pháp xử lý với một số cá nhân đăng phát thông tin sai sự thật lên không gian mạng, chúng liền vu cáo “vi phạm tự do thông tin”, “tự do ngôn luận” và kích động người dân phản đối. Tương tự một số người dân có những biểu hiện chủ quan, lơ là, vi phạm các quy định trong phòng, chống dịch bị xử phạt,... chúng cũng lu loa rằng: Việt Nam vi phạm quyền con người....

Tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 26/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có báo cáo giải trình nhiều vấn đề trong lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính mà các đại biểu quan tâm, trong đó có nội dung liên quan đến Quỹ Vắc xin. Theo đó, số tiền huy động được đến nay trên 8.200 tỷ đồng; chủ động chi cho mua vaccine là 8.187 tỷ đồng để Bộ Y tế mua 91 triệu liều vaccine và cũng đang trình thêm khoản chi 12.280 tỷ đồng dành cho công tác phòng chống dịch. Những lời lẽ trên được lồng ghép trong các bài phân tích, những video clip được dàn dựng công phu. Nhưng thực tế thì hơn 13 triệu liều vaccine đã được tiêm miễn phí cho mọi đối tượng ở nhiều địa phương trong cả nước.

Ngoài việc ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu, thì việc phân bổ vaccine cũng được Bộ Y tế tính toán hợp lý trên nguyên tắc công bằng, minh bạch giữa các địa phương.

Chiêu trò kích động, phân biệt lại được các thế lực xấu triệt để sử dụng. Họ tự so sánh chất lượng của từng loại vaccine của từng quốc gia sản xuất, rồi tự nhận định rằng loại này tốt hơn loại kia. Từ đó hàm hồ cho rằng "Hà Nội chỉ toàn được ưu tiên các loại vaccine tốt, nhiều địa phương khác phải tiêm vaccine kém".Nhưng thực tế, tất cả vaccine được nhập về Việt Nam, đều được Bộ Y tế phê duyệt, được cấp phép sử dụng tại hàng trăm quốc gia, vùng lãnh thổ và hầu hết đều được Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Rõ ràng, vaccine là rất cấp bách bởi sự xuất hiện của biến thể Delta đã đã tác động rất mạnh đến toàn thế giới và Việt Nam không phải là 1 ngoại lệ. Tới nay, biến thể này đã xuất hiện ở hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có thể thấy là ngay là cả những quốc gia đạt tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao cũng đang vất vả ứng phó.

Nhiều thông tin bóp méo, xuyên tạc hòng làm ly tán lòng người, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân ta. Đây là những chiêu trò cực kỳ nguy hiểm mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần nhận diện và kiên quyết đấu tranh bác bỏ.

Trái ngược với điều này, thực tế từ ngay những người dân đang sống trong tâm dịch lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã 2 lần ra lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác về công tác phòng chống đại dịch Covid - 19 . Cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt chính là yếu tố cơ bản nhất để chiến thắng dịch bệnh., trong đó chỉ rõ: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng...” .  Lời kêu gọi của Tổng Bí thư  không chỉ thể hiện sự kế thừa mà còn là lời hiệu triệu khi Tổ quốc lâm nguy, mà còn là cơ sở động lực, niềm tin và nhân lên lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Lời kêu gọi thể hiện trọng trách lớn lao, trọng trách và người đứng đầu Đảng đối với vận mệnh dân tộc và thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trước đại dịch.

Tại Kỳ họp thứ I Quốc hội khóa XV - Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đây cũng là một kỳ họp đặc biệt, bởi ngay tại Kỳ họp này, Quốc hội đã bổ sung nội dung phòng chống Covid-19 vào Nghị quyết của kỳ họp. Việc Quốc hội bổ sung ngay vào chương trình kỳ họp để xem xét, quyết định một số biện pháp cần thiết, chưa có tiền lệ nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch là việc làm hết sức cần thiết và mang ý nghĩa chính trị, pháp lý cao; thể hiện trách nhiệm, tinh thần chủ động, đồng hành của Quốc hội với Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 với gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng cho người lao động bị ảnh hưởng. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh tới nay cũng đã ban hành 2 gói hỗ trợ với giá trị gần 1800 tỷ đồng. Các chính sách này đều được triển khai rất nhanh và đến tận tay những người dân thực sự cần hỗ trợ, thể hiện tinh thần quyết liệt, quyết tâm phòng, chống dịch chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tinh thần, quyết tâm ấy đã nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội và sự chung tay vào cuộc đầy trách nhiệm của cả cộng đồng.

Những gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỷ của Nhà nước đã đến với người dân trong từng khu phố, từng doanh nghiệp. Hàng ngàn tỷ đồng người dân quyên góp, của doanh nghiệp hỗ trợ...đã đến đúng nơi cần kíp nhất. Hàng vạn y bác sỹ, sinh viên xung phong đến những điểm nóng dịch bệnh. Những hội, nhóm từ thiện tình nguyện giúp đỡ người yếu thế. Bước vào cuộc chiến với đại dịch COVID-19, Việt Nam không phải quốc gia giàu tiềm lực, không phải là quốc gia có kinh nghiệm hay có trình độ chuyên môn cao nhất nhưng chắc chắc, niềm tin và sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và toàn dân là thứ "vũ khí" mạnh mẽ của người dân Việt Nam đang sở hữu.

Dịch bệnh chưa có trong tiền lệ, cả thế giới cũng đang chống chọi với diễn biến phức tạp, vì vậy giải pháp mà cả hệ thống chính trị Việt Nam đã thực hiện chống COVID-19 luôn luôn thống nhất quan điểm làm gì cũng phải đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết.Nhiều quyết sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong cuộc chiến chống dịch đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận như thành lập Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19, chiến lược ngoại giao vaccine. Hay mới đây là chiến dịch tiêm chủng cho 100% dân số từ 18 đến 65 tuổi.

Mọi biện pháp chống dịch được thực hiện dựa trên việc áp dụng những bài học đã có của Việt Nam và thế giới, vừa làm, vừa tổng kết, rút kinh nghiệm. Những tình huống nảy sinh là chưa có tiền lệ.Cả hệ thống chính trị cùng toàn dân đang nỗ lực hết mình chống dịch. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt là điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang được toàn dân hưởng ứng. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm “ Chống dịch như chống giặc”, Việt Nam chắc chắn sẽ đẩy lùi được dịch bệnh covid  - 19.

Truyền thống vượt khó của dân tộc ta từ ngàn đời nay vẫn vậy. Mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi gia đình là một lô cốt chống dịch. Đồng lòng tin tưởng, chia sẻ khó khăn, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nhất là trong những lúc khó khăn.

Tại phiên họp thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương  Thủ tướng  Phạm Minh Chính đã phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”. Với phương châm“chống dịch như chống giặc”, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hưởng ứng, triển khai các phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề, nội dung phù hợp, tạo động lực khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân tích cực tham gia thi đua đẩy lùi sự bùng phát của dịch bệnh, duy trì và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội; chăm lo đời sống, sức khỏe nhân dân.

Kế hoạch nhấn mạnh 5 nội dung tập trung thi đua, đó là thi đua thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, mạnh mẽ và hiệu quả các giải pháp, tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát tốt hơn đại dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống đại dịch. Các cuộc thi đua được khơi dậy như  thi đua phát huy sáng kiến, giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, thi đua đảm bảo an sinh xã hội, thi đua giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thi đua triển khai hiệu quả, an toàn Chiến lược vaccine phòng Covid-19 nhằm đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng, thi đua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.

Tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, với tinh thần “triệu trái tim, một ý chí”, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo. Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, sinh động, phù hợp với các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19 và những yêu cầu nghiêm ngặt trong phòng, chống đại dịch để nâng cao nhận thức, ý thức người dân; cổ vũ mọi người dân thi đua chấp hành tốt các quy định của chính quyền các cấp; phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ’, “mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là một pháo đài chống dịch”.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; mở các chuyên trang, chuyên mục biểu dương gương người tốt, việc tốt và các mô hình tiêu biểu vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch hiệu quả, những cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch để nhân rộng những giá trị tốt đẹp nhất của từng con người, cộng đồng và cả dân tộc, tạo sức lan tỏa rộng khắp, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin tất thắng vào “cuộc chiến” chống đại dịch của đất nước. Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch.

Động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp làm tốt, những cá nhân tiêu biểu trong phòng, chống đại dịch. Tập trung phát hiện khen thưởng cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp tham gia phòng, chống dịch tại tuyến đầu; các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ, ủng hộ, giúp đỡ công tác phòng, chống dịch và các tập thể, cá nhân có ý tưởng mới, sáng tạo tham gia tuyên truyền cổ vũ, động viên, trợ giúp hiệu quả công tác phòng, chống đại dịch covid – 19.

Sự vào cuộc của các lực lượng, tổ chức và cá nhân

Tinh thần ấy, niềm tin ấy đã lan tỏa bằng sự vào cuộc của các mọi cấp nghành cho tới mỗi người dân.  Công an nhân dân Việt Nam lúc này là lực lượng Chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp chiến lược bảo đảm an ninh, trật tự; giữ vững thế chủ động chiến lược, góp phần ổn định chính trị xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước, lực lượng CAND đã thể hiện rõ hơn vai trò nòng cốt xung kích, tuyến đầu, thực sự là: “Lá chắn phòng, chống dịch Covid-19 - Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Tiếp tục học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy CAND; xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND: “Bản lĩnh vững vàng, công việc mẫn cán, nghiệp vụ tinh thông, điều lệnh mẫu mực, lối sống nhân văn”; nâng cao tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” và thực hiện nhất quán phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng” (4). Toàn lực lượng CAND tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự lực, tự cường, vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tích cực tham gia tuyến đầu phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19; giữ vững ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Căn cứ tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần thiết như: Hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn nhất định trên nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”; dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; thực hiện biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc; kêu gọi, thuyết phục, huy động, trưng dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan trong phạm vi thẩm quyền quản lý. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi áp dụng.

Xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả xử lý hình sự theo quy định của pháp luật đối với mọi hành vi không tuân thủ, cản trở, chống đối việc thực hiện các quy định, biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền. Nhằm thực hiện thắng lợi 03 mục tiêu: “Vừa làm tốt nhiệm vụ tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19; vừa thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, yên ổn lòng dân; vừa phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân.

Đã có những chiến sỹ đã ra đi trong cuộc chiến không có tiếng súng này, chúng ta không khỏi xúc động khi Đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh, Thượng úy Phạm Tấn Tài, Trung úy Nguyễn Văn Chiến hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ. Sự hy sinh của các anh đã khơi dậy niềm tin của nhân dân về những chiến sĩ công an “Vì Tổ quốc quên thân, vì Nhân dân phục vụ”.

Trong cuộc chiến đầy cam go đó, không thể không kể tới là lực lượng cán bộ y bác sĩ trên mọi miền tổ quốc, Tôi vẫn không thể quên được mái tóc ngắn cũn và khuôn mặt chi chít vết hằn vì đeo khẩu trang trong thời gian dài của Bác Sĩ Trần Huyền Trang – Bác Sĩ Khoa Giác mạc Bệnh viện mắt trung ương ngày chị trở về. Chị tâm sự giữa muôn vàn nỗi niềm vì con gái còn quá nhỏ, chồng chị cũng đang tất bật trong công tác chống dịch tại bệnh viên nơi anh công tác. Chính hình ảnh con gái bé nhỏ cuống quýt đòi mẹ rồi giàn dụa nước mắt lúc tạm biệt mẹ đã làm cho chị có động lực hơn quyết tâm lên đường với niềm tin góp phần giành lại sự sống cho hằng trăm ông bố bà mẹ khác đang nguy cấp trong dịch bệnh để các em thơ không phải mồ côi. Và rồi theo tiếng gọi của lương tri nghề nghiệp, Chị đã gác lại việc học chuyên khoa II, tham gia lớp nâng cao tập huấn gấp của Bộ Y Tế, tình nguyện vào Nam chống dịch.

Không riêng gì chị, hàng ngàn bác sỹ, y tá tận tuỵ ngày đêm, quên ăn, quên ngủ, dốc sức thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, tranh thủ từng giây, từng phút quý báu để giành lại mạng sống cho bệnh nhân.

Với truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “ nhường cơm sẽ áo” “ Chiến dịch vaccin” hỗ trợ tích cực và tổ chức các hoạt động, chương trình từ thiện của các tổ chức và cá nhân cùng chung sức, đồng lòng cùng với cả nước vượt qua những khó khăn, mất mát của đại dịch.

Những chuyến xe nghĩa tình chở lương thực thực phẩm từ các vùng miền về miền nam, xe tình nguyện chở bệnh nhân covid, các nhóm tình nguyên đi các con hẻm, ngõ phố đưa thức ăn cho lực lượng tuyến đầu và bà con vùng dịch, những tình nguyện viên ôm bình oxi chạy khắp sài gòn mỗi khi có bệnh nhân trở nặng chưa kịp nhập viện.

Trong số đó chúng ta không thể không kể tới là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trước khó khăn của nền kinh tế nói chung của đất nước,  BIDV thực giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu đồng thời triển khai các gói vay mới với lãi suất thấp dành cho khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại 19 tỉnh/thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ đến thời điểm 31/12/2021 Tổng ngân sách hỗ trợ lên đến 1.000 tỷ đồng. Theo đó, Giảm 0,5 - 1,5%/năm lãi suất cho vay VND đối với dư nợ hiện hữu phát sinh đến ngày 15/7/2021 đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Mức giảm tối đa dành cho các khoản vay chịu ảnh hưởng nặng trong các lĩnh vực như giao thông, vận tải, y tế, giáo dục, dịch vụ lưu trú, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, resor… với ngân sách lên đến 800 tỷ đồng. Ngoài ra BIDV triển khai khai gói tín dụng mới với quy mô 30.000 tỷ đồng, áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn có thời gian vay tối đa 12 tháng, với mức giảm lãi suất lên đến 1,5%/năm so với lãi suất thông thường. Dự kiến, nguồn lực hỗ trợ đối với gói tín dụng này vào khoảng 200 tỷ đồng.Tính trong 7 tháng đầu năm 2021, BIDV đã hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam khoảng trên 500 tỷ đồng. Như vậy, với các chính sách hỗ trợ như hiện nay, tổng nguồn lực BIDV dự kiến hỗ trợ cho nhóm khách hàng này trong năm 2021 lên đến 1.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, BIDV còn triển khai Chương trình hỗ trợ dành cho cán bộ y tế công tác tại các Bệnh viện, Cơ sở y tế trên toàn quốc với tên gọi "Đồng hành cùng ngành Y, chung tay vượt đại dịch"; tổng chi phí hỗ trợ tối đa lên tới 1.670 tỷ đồng. Chương trình cung cấp: (i) Gói tín dụng dịch vụ đặc biệt ưu đãi hỗ trợ cán bộ y tế và (ii) Tặng 100.000 bộ trang phục phòng chống dịch Covid-19 cho các Bệnh viện, Cơ sở y tế. Thông qua chương trình, BIDV mong muốn đồng hành, chia sẻ một phần khó khăn cùng đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Theo đó Gói tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống, không tài sản đảm bảo, quy mô 5.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay cố định 1%/năm áp dụng cho 24 tháng đầu, số tiền cho vay không quá 50 triệu đồng/cán bộ y tế. Gói tín dụng phục vụ nhu cầu nhà ở, quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay cố định 5,5%/năm áp dụng cho 24 tháng đầu. Khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức giảm lãi suất đối với 01 khoản vay hiện hữu hoặc áp dụng đối với khoản vay mới.Gói sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Miễn 100% các loại phí: phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống trên BIDV SmartBanking, phí quản lý tài khoản, phí duy trì BIDV SmartBanking, phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa, phí thông báo số dư tài khoản, phí trả nợ trước hạn; Không yêu cầu duy trì số dư tối thiểu; Các gói miễn giảm phí khác theo từng thời kỳ.BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi với tổng quy mô lên đến 368 nghìn tỷ đồng và đã chủ động giảm thu nhập 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng. Trong 6 tháng cuối năm 2021, BIDV dự kiến tiếp tục hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng nguồn lực hỗ trợ lên đến 3.600 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giảm lãi suất cho vay 2.000 tỷ đồng đối với dư nợ hiện hữu và 1.600 tỷ đồng đối với dư nợ cho vay mới. Như vậy, tổng nguồn lực BIDV dự kiến hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong năm 2021 lên tới 6.100 tỷ đồng.

Bên cạnh sự hỗ trợ thông qua hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV tiếp tục ủng hộ trực tiếp cho các hoạt động phòng chống đại dịch Covid-19 như: Ủng hộ kinh phí cho Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19; hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương, đội ngũ y bác sỹ ở các cơ sở y tế bùng phát dịch; hỗ trợ hiện vật giúp người dân khắc phục khó khăn do dịch bệnh... Tổng kinh phí thực hiện tính đến nay đạt hơn 280 tỷ đồng.

Ngoài những biện pháp trên, Doanh nghiệp này còn phối hợp cùng các cơ quan hữu quan của Thành phố gửi tặng đến các bệnh viện, cơ sở y tế để mua sắm trang thiết bị y tế, trang phục bảo hộ; triển khai công tác tiêm vắc-xin và các công tác khác phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19. Cùng nhiều hoạt động thiện nguyện hướng về cộng đồng trên mọi miền tổ quốc như.

 Các chi nhánh BIDV trên địa bàn cũng đã nhanh chóng vận động cán bộ công nhân viên chung tay ủng hộ chia sẻ với chính quyền địa phương, các cơ sở y tế trong công tác phòng chống dịch COVID-19.Bên cạnh việc tham gia ủng hộ kinh phí cho Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19, kể từ đầu năm 2021 đến nay, BIDV và Công đoàn BIDV chủ động hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương, đội ngũ y bác sỹ ở các cơ sở y tế bùng phát dịch Covid-19 là Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Bệnh viện K, Quảng Bình, Lạng Sơn, bệnh viện E…, trao tặng 1 tỷ đồng cho Đại học Y Hà Nội để thực hiện công tác phòng, chống Covid-19,trao tặng 200 triệu đồng cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, Trải qua 4 đợt dịch, tập thể BIDV Thủ Dầu Một đã ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 số tiền hơn 300 triệu đồng, nhằm góp phần hỗ trợ tuyến đầu chống dịch, mua vắc-xin và khắc phục những thiệt hại do dịch Covid-19, BIDV Đồng Khởi đã trao tặng 50 áo đi mưa, 50 nón bảo hiểm và 90 chai nước sát khuẩn tay cho Đội Tuyên truyền lưu động của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bến Tre và Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú. Cũng trong dịp này, BIDV Đồng Khởi phối hợp với huyện Đoàn Ba Tri tặng 1.000 kính chống giọt bắn cho lực lượng tình nguyện viên tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi tỉnh Bến Tre năm 2021, BIDV Bà Rịa phối hợp với Hội Phụ nữ Công an TP. Bà Rịa đến thăm hỏi, động viên lực lượng đang làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh. Tại các điểm đến, đoàn đã trao tặng tổng cộng 500 kính chắn giọt bắn, 350 hộp khẩu trang, 70 chai nước xịt khuẩn tay, 6 cây dù che nắng cùng nhiều nhu yếu phẩm khác. Tổng kinh phí 70 triệu đồng  thực hiện chương trình do cán bộ nhân viên BIDV Bà Rịa và hội viên Hội Phụ nữ Công an TP. Bà Rịa đóng góp. BIDV Mỹ Tho đã trao tặng 50 triệu đồng cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trước đó, Công đoàn BIDV Mỹ Tho cũng đã vận động quyên góp được hơn 58 triệu đồng và chuyển về Công đoàn BIDV để chung tay khắc phục khó khăn do dịch bệnh Covid-19. BIDV Bạc Liêu đã ủng hộ 2 tấn gạo trị giá 24 triệu đồng, cùng với trứng gà, mỳ gói, ấm đun siêu tốc… trị giá 10 triệu đồng đến các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, BIDV Đồng Tháp đã tài trợ 10 máy nhiệt kế hồng ngoại treo tường, 10 máy sát khuẩn tay tự động và bảng treo cho Công an Đồng Tháp, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Tháp, Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Đồng Tháp… Tổng giá trị hỗ trợ trang thiết bị gần 90 triệu đồng. Bên cạnh đó, BIDV Đồng Tháp đã trang bị 8 máy nhiệt kế hồng ngoại treo tường, 8 máy sát khuẩn tay tự động và bảng treo để phục vụ khách hàng tại Trụ sở chi nhánh và 7 phòng giao dịch trực thuộc.  BIDV An Giang đã trao tặng 5 triệu đồng cho hoạt động “Chuyến xe yêu thương” của Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh An Giang để hỗ trợ người dân, người lao động, đoàn viên thanh niên gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. BIDV An Giang cũng có nhiều hoạt động ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 như: trao tặng 6,6 triệu đồng cho huyện Tri Tôn để hỗ trợ các chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới của địa phương, tặng 600 kính chắn giọt bắn cho Cơ sở đoàn của các đơn vị bệnh viện tại địa phương. BIDV Thành Vinh khởi động chương trình “Cây ATM Gạo miễn phí - Hỗ trợ người gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19” tại Phòng giao dịch Chợ Vinh, số 8, đường Cao Thắng, phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tổng số 1.000 túi gạo (mỗi túi gạo 2kg) được cấp phát miễn phí trong thời gian từ ngày 19/7/2021 đến 30/7/2021.

BIDV Tây Hồ  tổ chức chương trình 1.000 suất ăn miễn phí - Lan tỏa yêu thương.
BIDV Tây Hồ tổ chức chương trình 1.000 suất ăn miễn phí - Lan tỏa yêu thương.

BIDV Chi nhánh Tây Hồ tổ chức chương trình “1.000 suất ăn miễn phí - Lan tỏa yêu thương”, với mong muốn mang đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ những suất ăn miễn phí. Thực hiện Chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Phan Đức Tú “Hoạt động kinh doanh BIDV tiếp tục duy trì ổn định, an toàn, quy mô hoạt động tăng trưởng khá so với đầu năm, chất lượng tín dụng được kiểm soát trong giới hạn, các chỉ tiêu hiệu quả đạt kết quả tích cực so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành các mục tiêu KHKD năm 2021 theo đúng lộ trình. Đồng thời, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, BIDV tiếp tục dành nguồn lực để cùng hệ thống ngân hàng chia sẻ khó khăn với khách hàng và nhân dân cả nước.

Tính đến 30/6/2021, BIDV đạt được kết quả kinh doanh tích cực, thể hiện trên nhiều bình diện. Tổng tài sản hợp nhất đạt trên 1,642 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 8,3% so với đầu năm.Trong hoạt động huy động vốn, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt trên 1,391 triệu tỷ đồng, tăng 7,9% so với đầu năm; mức tăng trưởng phù hợp với quy mô sử dụng vốn, đảm bảo hiệu quả cân đối vốn toàn hệ thống. Huy động vốn tăng trưởng tốt ở hầu hết các phân khúc khách hàng.Trong hoạt động tín dụng, cho vay khách hàng đạt trên 1,297 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm, tốc độ tăng gần bằng thực hiện cùng kỳ các năm trước dịch bệnh (năm 2019 trở về trước) và tích cực hơn mức thực hiện cùng kỳ năm 2020; trong đó, tăng trưởng tốt ở phân khúc khách hàng FDI (16,5%), khách hàng bán lẻ (11,6%) và SMEs (7,9%).Chất lượng tín dụng được cải thiện tích cực so với đầu năm: Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 02 là 1,39% (giảm 0,15% so với đầu năm); Tỷ lệ nợ nhóm 2 là 1,38% (giảm 0,06% so với đầu năm). BIDV thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Các chỉ tiêu an toàn đảm bảo theo quy định.Hoạt động thu phi lãi ghi nhận kết quả tích cực: Thu dịch vụ ròng (không gồm thu phí từ hoạt động bảo lãnh) đạt 3.199 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, trong đó thu dịch vụ từ hoạt động ngân hàng số đạt mức tăng trưởng ấn tượng 75% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã nhận được sự đánh giá tích cực của các tổ chức uy tín quốc tế và trong nước thông qua nhiều giải thưởng, danh hiệu như: Top 2.000 Công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới (Tạp chí Forbes); Top 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới (Brand Finance); Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Asian Banker); Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Asian Banking & Finance); Ngân hàng Bán buôn số 1 của năm (Tạp chí Global Banking & Finance Review); Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Alpha Southeast Asia), Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Asian Banker); 6 sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin được trao danh hiệu Sao Khuê 2021...

Đây là những hành động thiết thực của BIDV nhằm chung tay với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 giảm bớt khó khăn, bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm 2021.

Trong gian khó hôm nay, cuộc chiến với chống kẻ thù vô hình Covid 19 là một phép thử mới về sức mạnh niềm tin và tinh thần đoàn kết, nhân ái được truyền qua bao thể hệ người việt. Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và khó khăn vẫn đang ở phía trước. Mong rằng mỗi người dân chúng tahãy giữ vững niềm tin, phát huy các giá trị văn hóa và đầy nhân văn của dân tộc để tạo nên sức mạnh mới trong chiến đấu với kẻ thù vô  hình mới hiện nay.

Chi nhánh Long Biên, Hà Nội

.
.
.
.