.
.

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 01-2022

Thứ Sáu, 31/12/2021|17:12

I – TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC

Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Sáng ngày 9/12/2021, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo hình thức trực tuyến. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Đồng chí Bí thư, các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Điểm cầu Đảng ủy Khối có các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ Khối chuyên trách, Ủy viên UBKT chuyên trách, lãnh đạo các ban, đơn vị, báo cáo viên Trung ương và báo cáo viên Đảng ủy Khối. Tại 246 điểm cầu của đảng ủy trực thuộc Đảng bộ Khối có 1.750 đại biểu là các đồng chí bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban kiểm tra Đảng ủy; lãnh đạo các ban hợp nhất và chuyên viên được phân công tham mưu các mặt công tác xây dựng Đảng.

Tại Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã quán triệt các nội dung Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; Kế hoạch số 03-KH/TW thực hiện Kết luận 21-KL/TW; Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, một trong những bài học kinh nghiệm quý báu hàng đầu được nhấn mạnh trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng, đó là: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Bài học về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là bài học kinh nghiệm xuyên suốt của Đảng từ khi thành lập đến nay, nhất là trong công cuộc đổi mới của Đảng.

Theo đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Kết luận 21-KL/TW tiếp tục nhấn mạnh những mặt đạt được trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, đó là: Lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy, tổ chức đảng; triển khai nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, đi vào cuộc sống, có nhiều bước đột phá quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Cùng với đó, nhận thức, trách nhiệm cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên được nâng lên; nhận diện sâu sắc, đầy đủ hơn các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kết hợp hài hoà giữa xây và chống; xử lý kịp thời, nghiêm minh, khách quan đối với cán bộ, đảng viên vi phạm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đồng thời, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân; góp phần nâng cao chất lượng tổ chức đảng, đảng viên; thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Đảng ta phải tiếp tục nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ, thực sự "là đạo đức, là văn minh"; phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, đủ sức để lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn, trong đó có việc phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế. Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 lần này về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để kế thừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung quan trọng của các Nghị quyết Trung ương trước đây, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì phải gương mẫu, tự giác làm trước; căn cứ vào Nghị quyết, Kết luận và Quy định lần này, nghiêm túc tự phê bình, kiểm điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình.

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Sáng 14/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. 

Đây là hội nghị toàn quốc đầu tiên do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo tổ chức để bàn về công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và của cả hệ thống chính trị. Từ đó quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là chủ trương, đường lối, định hướng về đối ngoại với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Trình bày Báo cáo tình hình, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Phạm Bình Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh, qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy và nâng tầm được cả thế và lực nhất định, uy tín ngày càng gia tăng trên trường quốc tế, đã tạo ra những tiền đề quan trọng và vị thế thuận lợi để phát triển. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên với GDP đạt gần 400 tỷ USD; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Ổn định chính trị - xã hội được đảm bảo trên cơ sở củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh được tăng cường vững chắc. Đất nước hội nhập sâu rộng, là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tại Hội nghị, một số bộ, ngành, địa phương đã tham luận về các biện pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm trong những năm tới; vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đối ngoại trong tổng thể chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vận dụng đúng đắn quan điểm về "đối tượng", "đối tác"; tăng cường hợp tác, tiếp tục tạo thế đan xen lợi ích chiến lược giữa nước ta với các nước, ngăn ngừa xung đột, tránh đối đầu, bị cô lập, phụ thuộc. Trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, Tổng Bí thư chỉ rõ, một trong những yêu cầu then chốt là phải luôn kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt, khôn khéo, xử lý đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại, trong đó có vấn đề chủ quyền, lãnh thổ. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cả hệ thống chính trị, trong đó ngành ngoại giao là những người đi đầu.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, Hội nghị sẽ ghi một dấu mốc mới và tạo nên bước chuyển biến mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa cho công tác đối ngoại, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội XIII.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để làm lợi thiết thực cho người dân, giải quyết những vấn đề lớn của đất nước

Chiều ngày 11/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III.

Đây là sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số, cộng đồng nghiên cứu phát triển công nghệ, các nhà quản lý và đầu tư. Diễn đàn cũng là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất các giải pháp sáng tạo, ý tưởng để huy động nguồn lực nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế”. Các diễn giả đã tập trung bàn về các giải pháp đột phá giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi và phát triển bền vững, đồng thời phân tích nhu cầu chuyển đổi số trong các ngành như du lịch, logistics, nông nghiệp, y tế, năng lượng...

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Đảng, Nhà nước đã có các chủ trương, đường lối, chính sách liên quan tới chuyển đổi số, chúng ta cần triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Thủ tướng chia sẻ với các đại biểu một số suy nghĩ về chuyển đổi số với quan điểm “cùng làm, cùng hưởng, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi thấy các doanh nghiệp, người dân và các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc, tham gia tích cực để thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam, tạo ra nhiều sản phẩm thiết thực, phù hợp với tình hình và yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, góp phần làm lợi cho người dân, đưa đất nước ta ngày càng phát triển.

Nhân dịp này, nhắc lại yêu cầu triển khai các chỉ đạo rất quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua, Thủ tướng lưu ý cần chú trọng, đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng dữ liệu về truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng của dân tộc, về các di sản, danh lam thắng cảnh của đất nước…, từ đó, phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn… Thủ tướng cũng nêu rõ, cần cấp bách thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực ngân hàng, thuế, hải quan, đất đai, logistics, giáo dục và đào tạo…, qua đó đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, giải quyết những vấn đề lớn của đất nước.

II - TIN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG ỦY KHỐI VÀ CƠ SỞ

Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

Ngày 08/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và cho ý kiến vào các tờ trình: về công tác cán bộ một số Đảng bộ trực thuộc; nội dung kiểm điểm năm 2021; về xây dựng báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị tại Đảng bộ Khối; kết quả kiểm tra của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đối với một số tập thể, cá nhân tại Đảng ủy trực thuộc; tuyên truyền kỷ niệm 15 năm thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương (11/4/2007-11/4/2022) và một số nội dung khác.

Hội thảo góp ý vào nội dung sửa đổi, bổ sung Quy định 196-QĐ/TW, Quyết định 197-QĐ/TW của Ban Bí thư

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội thảo góp ý vào nội dung sửa đổi, bổ sung Quy định số 196-QĐ/TW, ngày 24/11/2008 của Ban Bí thư về tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước và Quyết định số 197-QĐ/TW, ngày 24/11/2008 của Ban Bí thư về Quy chế phối hợp công tác giữa các đảng ủy tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước với cấp ủy địa phương.

Chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Quang Dương - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo đề án và đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đề án.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Quang Dương nhấn mạnh: Trung ương rất quan tâm tới việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, chú trọng phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy, ngay sau khi thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2007, cùng với quá trình chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 196-QĐ/TW và Quyết định số 197-QĐ/TW nhằm xác lập các mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp cũng như các mối quan hệ phối hợp công tác để phát huy tốt nhất chức năng, nhiệm vụ, vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp.

Đến nay, việc thực hiện Quy định số 196-QĐ/TW và Quyết định số 197-QĐ/TW đã đạt được nhiều kết quả tốt, các hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp đã góp phần rất quan trọng vào phát triển các doanh nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác xây dựng đảng nói chung. Tuy nhiên, qua 13 năm triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa phù hợp, vì vậy Ban Bí thư chủ trương tổng kết nghiên cứu, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Theo đó, Ban Chỉ đạo đề án, tổ biên tập đã xây dựng 02 đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 196-QĐ/TW và Quyết định số 197-QĐ/TW dựa trên kết quả tổng kết của các cấp ủy tổ chức đảng cả nước, Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã góp ý trực tiếp, chi tiết vào dự thảo nội dung tờ trình Ban Bí thư và dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy định, Quy chế mới với các nội dung đề xuất về tên gọi, phạm vi điều chỉnh, mô hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp...

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo đề án yêu cầu các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, và gửi Ban Chỉ đạo sớm nội dung góp ý chi tiết bằng văn bản, Tổ Biên tập s hoàn thiện nội dung Tờ trình và Đề án dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy định số 196-QĐ/TW và Quyết định số 197-QĐ/TW để trình Ban Bí thư vào đầu tháng 1/2022.

Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Ngày 13/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; đồng chí Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối; các đồng chí Phó Bí thư Đảng uỷ Khối: Lê Văn Châu, Hồ Xuân Trường.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Long Hải, Bí thư Đảng ủy Khối cho biết: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ rất quan trọng, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng; đồng thời phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ với đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng. Vì vậy trong thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc đã lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc, đồng bộ việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết, trọng tâm là về công tác chính trị, tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, về đổi mới phong cách, lề lối làm việc; nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, của cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp.

Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; thực hành dân chủ rộng rãi gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng để giáo dục, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục nâng cao nhận thức, thống nhất trong hành động, phát huy tính tiền phong gương mẫu; tu dưỡng, rèn luyện về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt doanh nghiệp. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệp, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội trong Đảng bộ Khối đã có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp tiếp tục được khẳng định và nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương nhằm đánh giá đúng và đầy đủ về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân, xác định những bài học kinh nghiệm, từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đột phá, đề xuất, kiến nghị với Trung ương nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận, đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong thời gian qua; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân, xác định những bài học kinh nghiệm, đề ra những giải pháp đột phá và đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. 

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Long Hải - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương yêu cầu tổ biên tập tiếp thu toàn bộ ý kiến đánh giá, định hướng, góp ý cụ thể, sâu sắc của các đại biểu về bối cảnh đặc thù, những ưu điểm và tồn tại, hạn chế, phương hướng triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương thời gian tới, thiết thực phục vụ Đề án trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII.

Đoàn công tác của Đảng ủy Khối làm việc với một số Ban Thường vụ Đảng ủy trực thuộc

Trong tháng 12/2021,  Đoàn công tác của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã có các buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Giấy Việt Nam.

* Đoàn công tác của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương do đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) bàn về việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng Đảng và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Lương Văn Nghĩa - Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty ĐSVN cho biết, năm 2021 là năm đặc biệt khó khăn đối với Tổng công ty do chính sách và sự đầu tư của Nhà nước chưa đủ để duy trì, phát triển hạ tầng đường sắt; đề án thực hiện Nghị định 46 về quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, đề án tái cơ cấu lại Tổng công ty chưa được phê duyệt… Đặc biệt là sự ảnh hưởng nặng nề và kéo dài của đại dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của Tổng công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sản lượng, doanh thu sụt giảm, có nguy cơ mất vốn chủ sở hữu, đặc biệt là khó khăn về dòng tiền, mất cân đối hoạt động SXKD. Có thời điểm, Tổng công ty đã phải cắt giảm toàn bộ tàu khách trên các tuyến khiến đời sống, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng nghìn lao động phải thực hiện việc tạm hoãn Hợp đồng lao động, nghỉ việc…

Cùng với việc báo cáo về những khó khăn, vướng mắc, Đảng ủy, lãnh đạo Tổng công ty đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt và lâu dài đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: Điều chỉnh một số nội dung trong Quyết điịnh 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để Tổng công ty được hưởng những chính sách ưu đãi cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Cung cấp gói hỗ trợ khẩn cấp bằng hình thức không tính lãi để bổ sung cho nguồn vốn lưu động, tránh nguy cơ Tổng công ty phải dừng hoạt động do thiếu dòng tiền… Về lâu dài, kiến nghị về đầu tư phát triển và bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; Phát triển công nghiệp; Cơ chế, chính sách về giao quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; Quy định về niện hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt …

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc mà ngành Đường sắt đang phải đối mặt; biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực khắc phục khó khăn của Đảng bộ và đội ngũ lãnh đạo ngành Đường sắt trong thời gian qua. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đồng chí Bí thư Đảng ủy Khối cho rằng, Tổng công ty ĐSVN cần tiếp tục kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành liên quan; đồng thời khẳng định, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc kiến nghị và tháo gỡ những khó khăn này.

* Ngày 9/12, tại Phú Thọ, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương do đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng ủy Khối làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Giấy Việt Nam, nhằm nắm bắt, trao đổi, tiếp cận thông tin và kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp.

Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Văn Nghiêm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tổng công ty Giấy Việt Nam cho biết: Thời gian qua, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, hoạt động thương mại và đầu tư sụt giảm. Đặc biệt, là sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu ảnh hưởng sâu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Dây chuyền máy móc, thiết bị tại khu vực sản xuất giấy Bãi Bằng và Công ty Giấy Tissue Sông Đuống sau nhiều năm vận hành đã cũ, công nghệ lạc hậu, gặp nhiều sự cố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng và giá thành sản phẩm; việc huy động nguồn vốn vay cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển khó khăn; giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng trong khi giá bán sản phẩm giấy liên tục giảm; các sản phẩm giấy của Tổng công ty luôn phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu, nên công tác tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, lượng giấy tồn kho cao. Tổng công ty vẫn đang phải tiếp tục xử lý những tồn tại của Dự án nhà máy Bột giấy Phương Nam và một số đơn vị thành viên...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Hồ Xuân Trường - Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã biểu dương những kết quả đạt được trong thời gian qua của Đảng ủy Tổng công ty Giấy Việt Nam. Đồng chí nhấn mạnh, là doanh nghiệp có truyền thống, luôn gắn bó với người lao động địa phương; có lợi thế về ngành lâm nghiệp, có thể phát triển thành ngành kinh tế mạnh, vừa bảo vệ quốc phòng, an ninh vừa bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn. Giấy là mặt hàng có thị trường lớn, từ đó, yêu cầu đặt ra là xây dựng Tổng Công ty Giấy trở thành đơn vị chủ lực trong sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ giấy, góp phần bình ổn giá cả.

Bên cạnh đánh giá cao nỗ lực của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, đồng chí đã chỉ ra những hạn chế trong việc chậm trễ các dự án đầu tư. Vì vậy, đồng chí yêu cầu Đảng ủy Tổng công ty Giấy tiếp tục quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng các cấp; các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên để có biện pháp xử lý kịp thời, có hiệu quả ngay từ khi mới phát sinh, giữ vững sự đoàn kết nội bộ; quan tâm phát triển đảng viên; củng cố, kiện toàn cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể phù hợp với mô hình quản lý của Tổng công ty; duy trì thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, tổ chức Đảng.

Các Đảng ủy thuộc Đảng bộ Khối triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

* Ngày 17/12/2021, tại Hà Nội, Đảng ủy Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương dự và phát biểu tại Hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, ngay từ đầu năm, Đảng ủy Tổng công ty đã ban hành gần 70 loại văn bản để lãnh đạo các mặt hoạt động chung của Đảng bộ. Số lượng Nghị quyết ban hành trong năm 2021 bằng 57,1% tổng số Nghị quyết ban hành trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng ủy Tổng công ty. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bưu điện Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Tổng doanh thu hợp cộng ước đạt 29.208 tỷ đồng, bằng 110,6% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 320 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước Công ty mẹ dự kiến đạt 851 tỷ đồng, bằng 103% so với thực hiện năm 2020. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2021 dự kiến đạt 11,53 triệu đồng/người/tháng, bằng 107,7% so với thực hiện năm 2020. Bảo vệ an toàn sức khỏe, duy trì ổn định việc làm, thu nhập cho gần 5 vạn lao động. 

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đánh giá cao kết quả công tác năm 2021 của Đảng bộ Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thể hiện đồng đều trên các mặt hoạt động, đặc biệt là trong việc lãnh đạo, chỉ đạo Bưu điện Việt Nam vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị đã mang lại những hiệu quả tích cực đóng góp vào thành công chung của Đảng bộ Khối. Đề cập đến nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy Khối đề nghị Đảng bộ Tổng công ty tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo thông qua việc ban hành các nghị quyết, chương trình hành động của Đảng bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để lãnh đạo, chỉ đạo Bưu điện Việt Nam hoàn thành tốt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

* Ngày 15/12/2021, tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2021 và triển khai công tác Đảng năm 2022.

Năm 2021, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội đất nước cũng như đối với sản xuất kinh doanh (SXKD) của Tập đoàn VNPT nói riêng, song với những nỗ lực chung trên tinh thần “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Tiên phong”, Đảng bộ Tập đoàn đã tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh; phát triển doanh nghiệp hiệu quả với các chỉ tiêu tăng trưởng đáng ghi nhận trong tình hình khó khăn chung; triển khai các nội dung Nghị quyết mà Đại hội Đảng bộ Tập đoàn VNPT, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Bước vào năm 2022, Đảng ủy Tập đoàn VNPT nhất quán mục tiêu nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng của các cấp ủy, triển khai chuyển đổi số và cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu tăng trưởng doanh thu từ 4% so với thực hiện năm 2021, trong đó doanh thu Công ty mẹ phấn đấu tăng trưởng từ 3% trở lên.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã biểu dương những kết quả mà Đảng ủy VNPT đạt được trong năm qua. Đồng chí nhấn mạnh: Khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế, năm 2021 Đảng ủy Tập đoàn đạt được những kết quả quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm, ở 4 điểm nổi bật, trong đó, tích cực tổ chức học tập, truyên truyền, quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các ngày lễ của đất nước, ngày Internet Việt Nam năm 2021 đặc biệt là đơn vị đi đầu trong phổ biến, tuyên truyền, hiện thực hoá Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK ngày 07/6/2021 của Đảng uỷ Khối về “Thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Đồng chí đề nghị, Đảng bộ Tập đoàn VNPT năm 2022 tiếp tục lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu “Khẳng định vai trò chủ lực, dẫn dắt của Tập đoàn trong triển khai chuyển đổi số tại Việt Nam”.

Đảng uỷ SCIC học tập Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Ngày 2/12, tại Hà Nội, Đảng uỷ Tổng công ty Đầu tư & kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã tổ chức Hội nghị học tập chuyên đề toàn khoá nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” và báo cáo tóm tắt chuyên đề về "Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng" bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu Hà Nội và TP.HCM.

Tại Đảng bộ SCIC, thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy Khối, hằng năm, Đảng ủy SCIC tổ chức các Hội nghị học tập chuyên đề, ban hành kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác; triển khai việc cam kết tu dưỡng rèn luyện đến 100% đảng viên, làm căn cứ đánh giá xếp loại đảng viên hằng năm; sao gửi tài liệu nghiên cứu, học tập chuyên đề đến các chi bộ để triển khai quán triệt đến đảng viên trong các kỳ sinh hoạt chi bộ. Đến nay việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành một nội dung được Đảng ủy, các chi bộ trực thuộc, từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên Công đoàn, Đoàn thanh niên thực hiện nề nếp, thường xuyên thông qua các phong trào thi đua lao động sáng tạo, nâng cao hiệu quả kinh doanh; phong trào đền ơn, đáp nghĩa, các hoạt động thiện nguyện, vì cuộc sống cộng đồng và công tác an sinh xã hội. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm.

Tại Hội nghị các đại biểu đã nghe Phó Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Đình Phong, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trình bày Chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, và tóm tắt về chuyên đề "Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; Các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng".

Thông qua Hội nghị này sẽ giúp cho toàn thể cán bộ, đảng viên SCIC hiểu được những nội dung cơ bản, ý nghĩa, giá trị to lớn và các giải pháp chủ yếu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Qua đó, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong học tập, làm theo và đặc biệt là sự nêu gương về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển đơn vị/Tổng công ty trong sạch, vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Phát động thi đua đảm nhận Công trình Thanh niên chào mừng Đại hội Đoàn Khối và trao Giải thưởng "Đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp" lần thứ II - năm 2021

Ngày 07/12/2021, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Lễ phát động thi đua đảm nhận Công trình thanh niên chào mừng Đại hội Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ IV, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027; trao Giải thưởng "Đổi mới, sáng tạo phát triển Doanh nghiệp lần thứ II năm 2021” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 02 điểm cầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; nhằm kịp thời động viên, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, xung kích trong công cuộc chuyển đổi số tại doanh nghiệp và xây dựng phong trào thi đua của cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Khối.

Trong khuôn khổ Chương trình, Ban Thường vụ Đoàn Khối đã phát động các đơn vị trong Khối thi đua đảm nhận Công trình thanh niên chào mừng Đại hội Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ IV, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027, ký cam kết thi đua giữa các cơ sở Đoàn trực thuộc Khối với các chỉ tiêu cụ thể: Toàn Khối phấn đấu thi đua thực hiện 4.000 công trình thanh niên các cấp, trong đó, phấn đấu đạt 02 công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc; 180 công trình thanh niên cấp khối; 1.500 công trình thanh niên cấp tương đương cấp huyện; 2.318 công trình thanh niên cấp Đoàn cơ sở.

Trong giai đoạn 2020 - 2021, với phương châm “Sáng tạo là thế mạnh”, tuổi trẻ toàn Khối đã đăng ký đảm nhận thực hiện 5.326 công trình thanh niên, nhiều công trình, sản phẩm sáng tạo được Trung ương Đoàn tuyên dương vinh danh; đã có 4.822 sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của đoàn viên thanh niên, lao động trẻ; sáng kiến kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất kinh doanh làm lợi cho doanh nghiệp hàng trăm tỉ đồng. Giải thưởng Đổi mới sáng tạo phát triển doanh nghiệp lần thứ II năm nay đã nhận được gần 120 hồ sơ công trình, đề tài sáng tạo tiêu biểu nhất đại diện cho 38 cơ sở đoàn trực thuộc, bao gồm 5 lĩnh vực: chuyển đổi số, công nghệ thông tin, hoá chất - năng lượng, công nghiệp - xây dựng, tài chính - ngân hàng. Hội đồng giải thưởng đã xét chọn 40 hồ sơ tiêu biểu, trong đó 10 sản phẩm xuất sắc tiêu biểu đạt Giải thưởng “Đổi mới, sáng tạo vì sự phát triển Doanh nghiệp” lần này.

VNA đạt thỏa thuận hỗ trợ về tái cấu trúc đội tàu bay với đối tác

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và Air Lease Corporation (ALC) vừa ký kết thỏa thuận tái cơ cấu toàn diện liên quan đến việc thuê 18 tàu bay, gồm 12 tàu Airbus A321neo và 06 tàu Boeing B787-10 trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng, cũng như xem xét lại các điều khoản thuê tàu bay dựa trên diễn biến phục hồi kinh tế và hàng không ở Việt Nam và Đông Nam Á. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp xã giao đoàn ALC và chứng kiến VNA trao thỏa thuận với ALC.

VNA đạt được thỏa thuận hỗ trợ với ALC sau một thời gian dài đàm phán dưới sự chỉ đạo và theo dõi sát sao của Thủ tướng Chính phủ. Thỏa thuận hỗ trợ với ALC là thành quả quan trọng của VNA trong nỗ lực tái cơ cấu và tự thân vượt qua đại dịch Covid-19. Kết quả đàm phán thành công với ALC sẽ góp phần giúp VNA tiết kiệm đáng kể các chi phí tàu bay, cân đối dòng tiền và vượt qua những khó khăn đến từ đại dịch Covid-19.

Có trụ sở tại Los Angeles (Hoa Kỳ), ALC là một trong những công ty cho thuê tàu bay lớn nhất thế giới với hơn 450 tàu bay cho thuê trên toàn cầu. ALC hiện là đối tác cho thuê tàu bay lớn nhất của VNA với tổng số 16 tàu bay (không tính 02 tàu bay chưa nhận) đang khai thác thuộc các dòng tàu bay thế hệ mới nhất, gồm 12 tàu A321Neo và 4 tàu Boeing B787-10.

Với đội tàu bay lớn nhất Việt Nam gồm hơn 100 chiếc, VNA có chi phí tàu bay chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng chi phí. Đội tàu bay quy mô lớn, trong khi nhiều đường bay đều bị tạm dừng vì Covid-19, đã gây ra áp lực chi phí không nhỏ lên Vietnam Airlines. Do đó, tái cơ cấu đội tàu bay, cắt giảm chi phí là mục tiêu chiến lược để hãng Hàng không Quốc gia sớm vượt qua khủng hoảng Covid-19.

Trong giai đoạn đại dịch, VNA đẩy mạnh các giải pháp tự thân với trọng điểm là gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu mức lỗ và các thiệt hại do đại dịch, hướng đến việc tối ưu hóa cấu trúc chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong dài hạn.

BIDV và HUD ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn

Ngày 09/12/2021 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã ký kết các hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho các dự án.

Theo đó, BIDV và HUD ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho 03 dự án lớn, với tổng số tiền tài trợ lên đến 1.898 tỷ đồng. Cụ thể: Dự án ĐTXD Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Đông Thăng Long với số tiền tài trợ 1.000 tỷ đồng; Dự án ĐTXD Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư mới tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương với số tiền tài trợ 718 tỷ đồng; Dự án Nâng cấp, cải tạo ĐT 292 theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và Dự án xây dựng Khu dân cư tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang với số tiền tài trợ 180 tỷ đồng.

Kể từ thời điểm thiết lập quan hệ vào năm 2005 đến nay, BIDV và HUD đã trở thành các đối tác tin cậy và quan trọng của nhau. BIDV đã đồng hành trong hầu hết các dự án quan trọng của HUD sử dụng tập trung, toàn diện các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng điện tử iBank, bảo hiểm, các sản phẩm bán lẻ cho cán bộ nhân viên… Có thể nói việc triển khai quan hệ hợp tác toàn diện giữa BIDV và HUD đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ thiết thực, hiệu quả trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của hai bên theo đúng tinh thần tại Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2019 - 2023 đã ký kết.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiếp tục ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19

Vừa qua, tại trụ sở cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam, đại diện tập thể cán bộ, người lao động, đoàn viên công đoàn Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) đã trao số tiền 630 triệu đồng để ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tiếp nhận số tiền do cán bộ, người lao động, đoàn viên công đoàn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ủng hộ, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thay mặt cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam, bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với sự hảo tâm chung tay chia sẻ khó khăn của tập thể cán bộ, người lao động NHPT đã đồng hành cùng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ở trong và ngoài nước tiếp tục chung tay ủng hộ thêm nhiều nguồn lực để cùng với cả nước đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh, quyết tâm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Agribank triển khai các chương trình ưu đãi cuối năm

Chào đón năm mới Nhâm Dần 2022, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp cùng Công ty dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union (WU) triển khai chương trình khuyến mại “Mùa kiều hối Agribank: Nhận tiền nhanh - Nhiều quà tặng” với hơn 25.000 giải thưởng có tổng giá trị lên đến 1.6 tỷ đồng. Đây là chương trình khuyến mại thường niên được tổ chức xuyên suốt trong thời điểm tết đến xuân về, là lời tri ân gửi đến các khách hàng đã luôn tin tưởng và sử dụng dịch vụ Western Union tại Agribank trong thời gian qua.

Chuyển tiền kiều hối qua Agribank là dịch vụ dành cho Việt kiều, người lao động Việt Nam gửi tiền từ nước ngoài về cho thân nhân, gia đình. Agribank hiện là đại lý chi trả kiều hối lớn nhất của Western Union tại Việt Nam, bao gồm cả dịch vụ chuyển tiền đi và dịch vụ chi trả tiền Western Union tại tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank. Với chương trình khuyến mãi này, Agribank tin tưởng rằng không chỉ hỗ trợ khách hàng nhận được tiền chuyển một cách an toàn và nhanh chóng mà còn gửi đến khách hàng một “món quà” thay lời cảm ơn và lời chúc năm mới 2022 sắp đến.

MobiFone nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021

Tổng công ty Viễn thông MobiFone vừa vinh dự đón nhận giải thưởng “Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu” với ứng dụng di động My MobiFone và Giải pháp ngăn chặn cuộc gọi rác (MobiFone Spam Call Prevention) tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards (VDA) năm 2021. Đây là giải thưởng thường niên do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức và được trao cho những giải pháp chuyển đổi số của các đơn vị, tổ chức có thành tựu trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của Việt Nam.

Giải thưởng chuyển đổi số sẽ là động lực thúc đẩy MobiFone tiếp tục chuyển đổi số toàn diện, không ngừng bứt phá, sáng tạo, góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia số lớn mạnh trong khu vực.

Bảo Việt - đại diện duy nhất ngành bảo hiểm trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Ngày 9/12/2021, Tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức Lễ vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt là thương hiệu duy nhất trong ngành bảo hiểm được vinh danh. Đây là lần thứ 9 Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này và cũng là lần thứ 9 Bảo Việt có mặt trong danh sách.

Với chủ đề “Con đường phía trước”, Diễn đàn Kinh doanh 2021 được Forbes Việt Nam tổ chức trong bối cảnh các làn sóng dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt. Các công ty trong danh sách vinh danh năm 2021 có nền tảng vững vàng, không chỉ có kết quả kinh doanh tốt trong năm 2020 mà còn được kỳ vọng có sức bật trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều thử thách nhất trong 10 năm qua. Forbes Việt Nam tin tưởng rằng các doanh nghiệp hướng vào thị trường nội địa không miễn nhiễm với các khó khăn từ dịch bệnh Covid-19 nhưng có sức bật ở giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát.

Để được vinh danh trong danh sách này, Tập đoàn Bảo Việt và các doanh nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn theo phương pháp xếp hạng của Forbes áp dụng trên toàn cầu, có xét đến yếu tố đặc thù của thị trường Việt Nam. Forbes Việt Nam đánh giá dữ liệu tính toán trên các tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2016-2021. Forbes Việt Nam điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị, triển vọng phát triển ngành…

Trong cùng ngày, Bảo Việt cũng được vinh danh trong Top 10 “Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam 2021” và Top 5 “Doanh nghiệp tôn trọng và thúc đẩy quyền trẻ em trong kinh doanh 2021” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (VBCSD), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Đoàn Khối ra quân chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2021 và Xuân tình nguyện năm 2022

Nhằm phát huy tinh thần xung kích, trách nhiệm của tuổi trẻ Khối Doanh nghiệp Trung ương trong việc tổ chức các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, ngày 16/12/2021, Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Giang tổ chức Lễ ra quân Tình nguyện mùa đông năm 2021 và Xuân tình nguyện năm 2022 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 

Tại Lễ ra quân, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí xây dựng 30 căn nhà nhân ái cho tỉnh Hà Giang; Đoàn Khối trao tặng 1.000 túi quà an sinh (trị giá 250.000đ/túi) cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách và học sinh nghèo vượt khó; khởi công xây dựng 01 căn nhà nhân ái cho hộ gia đình ông Bồn Văn Mành, thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; đồng thời hỗ trợ kinh phí xây nhà cho 01 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Giang; thăm hỏi, động viên các lực lượng tuyến đầu tại khu cách ly Đồn biên phòng Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Tổng kinh phí các hoạt động an sinh xã hội đạt trị giá 2 tỷ 425 triệu đồng (nguồn kinh phí do các cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn Khối DNTW đóng góp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hỗ trợ).

III - TIN THAM KHẢO

Kêu gọi các doanh nghiệp cùng xây dựng cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam năm 2021 (VCSF 2021) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các đối tác tổ chức, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung, do đó, Chính phủ Việt Nam đã lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững vào tất cả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững được tổng kết hàng năm để đánh giá những tiêu chí, công việc đã làm được cũng như các thách thức đặt ra.

Theo Phó Thủ tướng, hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững là thách thức rất lớn với tất cả các quốc gia, kể cả những nước phát triển nhất. Việt Nam là nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn nhưng đã mạnh dạn đưa ra những cam kết rất mạnh mẽ về phát triển bền vững. Đến thời điểm này, Việt Nam hoàn thành 2 mục tiêu về giáo dục, tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, các chỉ tiêu khác đang trong quá trình thực hiện, trong đó chỉ tiêu về hạ tầng, tài nguyên đất liền, tài nguyên biển còn khoảng cách lớn.

VCSF 2021 diễn ra trong bối cảnh các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là đại dịch Covid-19 đang lan rộng và tác động nặng nề tới tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Sức khỏe, sự an toàn của người dân bị đe dọa. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, đứt gãy. Biến đổi khí hậu, thiên tai làm suy giảm sinh kế của người dân...

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu cũng lắng nghe chia sẻ hữu ích về khuyến nghị đối với việc tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp hướng tới thể chế phát triển bền vững; thay đổi tư duy kinh doanh, nhìn nhận phát triển bền vững là tất yếu và duy nhất giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường toàn cầu; khẩn trương nghiên cứu, áp dụng và lan tỏa Bộ Chỉ số phát triển bền vững (CSI) trong quản trị doanh nghiệp, thiết lập hệ thống liên kết mạng lưới các doanh nghiệp bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh, nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số CSI cho từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh…

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế

Chiều 13/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học: “Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế”. Các đồng chí: Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Văn Châu, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo nêu rõ: Ngày 15/1/2019, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW “về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế”. Nghị quyết đặt ra mục tiêu: “Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiến tới trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và gần 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cả nước đã vượt qua khó khăn thách thức, đạt được một số kết quả có tính đột phá, có ý nghĩa quan trọng góp phần vào thành tựu chung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh nâng cao đời sống nhân dân…

Hội thảo là dịp để trao đổi, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, từ đó nâng cao hơn nữa nhận thức về việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân. Qua hội thảo, xác định rõ nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp đặt ra đối với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 39 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong tình hình mới...

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ

Ngày 4/12, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Hội thảo với chủ đề “Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tại các doanh nghiệp Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ: Thực trạng và giải pháp” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ ngành, viện, trường, doanh nghiệp Nhà nước.

Hội thảo nằm trong chương trình xây dựng Đề án “Xây dựng quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, quản trị DNNN phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”. Đề án được Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu: “Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Cơ cấu lại DNNN nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội và bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước tại DN” theo tinh thần của Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN”.

IV - VĂN BẢN, QUYẾT ĐỊNH MỚI

Kế hoạch của Bộ Chính trị về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 01/12/2021, Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch số 03-KH/TW về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Tổ chức Tết Nhâm Dần 2022 an toàn, lành mạnh, tiết kiệm

Ngày 8/12/2021, đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022. 

Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho cán bộ, đảng viên, người lao động các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Đảng ủy Khối đã ban hành Công văn số 646-CV/ĐUK, ngày 21/12/2021 về việc Tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

Hướng dẫn thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm

Ngày 29/11/2021, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm. Hướng dẫn này được phổ biến đến chi bộ và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 1745/CĐ-TTg ngày 19/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2.

Kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương (11/4/2007-11/4/2022)

Ngày 17/12/2021, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương ban hành Kế hoạch số 36-KH/ĐUK về tuyên truyền kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương (11/4/2007-11/4/2022).

Hướng dẫn tuyên truyền Kết quả Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 4) từ ngày 04 - 07/10/2021 đã họp bàn, cho ý kiến và quyết nghị về nhiều vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng. Thực hiện Hướng dẫn số 29-HD/BTGTW, ngày 19/11/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền Kết quả Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, ngày 13/12/2021, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương ban hành Hướng dẫn số 05-HD/BTGĐUK tuyên truyền Kết quả Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Hướng dẫn công tác Khoa giáo năm 2022

Ngày 24/11/2021, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 31-HD/BTGTW về công tác Khoa giáo năm 2022.

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2022

Thực hiện Hướng dẫn số 30-HD/BTGTW, ngày 22/11/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2022; Kế hoạch công tác năm của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương ban hành Hướng dẫn số 06-HD/BTGTW.

 BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

-----------------------------

 

.
.
.
.