.
.

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 7-2022

Thứ Năm, 30/06/2022|15:15

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 7-2022

I – TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC

Tổng Bí thư: Chống tham nhũng phải kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục

Sáng 23/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thành phố (TP) Hà Nội Đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng, sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tại hội nghị, cử tri đã nghe đại diện đại biểu Quốc hội báo cáo về nội dung, kết quả kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XV; báo cáo tổng hợp trả lời của các bộ, ngành và TP Hà Nội về ý kiến, kiến nghị của cử tri 3 quận trong kỳ tiếp xúc trước.

Thay mặt các đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao cử tri 3 quận nắm rất rõ tình hình Thủ đô, đất nước, phát biểu ý kiến ngắn gọn nhưng sâu sắc, đề cập trúng các vấn đề, đóng góp ý kiến rất xác đáng, mang tầm chiến lược và trách nhiệm của cử tri, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội và Quốc hội khóa XV.

Đề cập đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, quan điểm nhất quán của Trung ương là phải làm một cách kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục. Quy trình xử lý cán bộ vi phạm được thực hiện chặt chẽ từ xử lý về mặt Đảng, đến xử lý hành chính và xử lý hình sự theo quy định pháp luật; từng bước đều được cân nhắc một cách dân chủ, công bằng, công khai theo nguyên tắc của Đảng và các quy định pháp luật. Nhờ cách làm này mà ngay cả người vi phạm cũng nhận ra sai phạm, hứa sẽ khắc phục khuyết điểm.

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng để nhìn lại giai đoạn từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Bộ Chính trị. Hội nghị nhằm tổng kết kết quả, hạn chế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn mới. Đây là cơ sở Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức hoạt động đồng bộ, thống nhất, hoạt động hiệu quả từ Trung ương xuống Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, bảo đảm ở đâu cũng “đúng vai, thuộc bài” hướng tới giai đoạn cán bộ “không thể tham nhũng” và “không muốn tham nhũng”...

Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định rõ quan điểm xử lý nghiêm cán bộ sai phạm là nhằm làm bài học răn đe chung, cảnh tỉnh để những người khác không vi phạm; đúng như Bác Hồ từng dạy là vì sự nghiệp chung, không thể không làm, “cắt một vài cành sâu để cứu cả cây”.

Còn về ý kiến cho rằng “kỷ luật nhiều cán bộ như vậy thì lấy ai để làm việc”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, không lo không có cán bộ làm việc, bởi cán bộ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn sai cả về đạo lý thì không thể không xử lý. Quan trọng là phải chọn đúng cán bộ thay thế, phải làm thật chính xác, chín chắn, không được vội vàng.

Tổng Bí thư mong muốn cử tri và Nhân dân Thủ đô sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phát huy truyền thống văn hiến nghìn năm của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, đoàn kết, phấn đấu xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng tầm vị thế./.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của công nhân, người lao động

Sáng 12/6, tại điểm cầu chính ở tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại trực tiếp và trực tuyến với 4.500 công nhân lao động tại điểm cầu ở 63 tỉnh, thành phố, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”.

Mở đầu cuộc gặp gỡ, đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, từ ngày thành lập nước, Đảng, Nhà nước luôn đặt mục tiêu là làm sao để đất nước ta được độc lập, tự do; nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Đảng, Nhà nước lấy con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, động lực của sự phát triển, trong đó có giai cấp công nhân, người lao động. Đảng, Nhà nước luôn luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, công nhân, người lao động để hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng đối thoại trực tiếp các câu hỏi của công nhân, người lao động trong cả nước. Nội dung tập trung 10 nhóm vấn đề như: Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7; sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi cho công nhân, người lao động; chính sách về nhà ở, khám chữa bệnh, các phúc lợi xã hội cho công nhân, người lao động; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc giải quyết chế độ, chính sách cho công nhân, người lao động bị mắc COVID-19; hỗ trợ vốn vay cho công nhân, người lao động; công tác chăm lo, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động; việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân; công tác tranh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động như không ký hợp đồng lao động, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc...

Phần trao đổi, giải thích, trả lời thấu đáo, thẳng thắn, chân thành, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương được đông đảo công nhân, người lao động nồng nhiệt đón nhận; đồng thời công nhân, người lao động bày tỏ sự thấu hiểu, tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quyết tâm phấn đấu lao động, sản xuất, thực hiện các quy định để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh.

Thủ tướng đánh giá cao việc tổ chức, tập hợp các ý kiến, kiến nghị của công nhân; trân trọng cảm ơn sự đóng góp này của công nhân trong thời gian qua và trong cuộc đối thoại này. “Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, trong đó có Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp thu, lắng nghe các ý kiến, tập hợp các vấn đề; tập trung rà soát lại các cơ chế, thể chế, chính sách, nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện; chú ý tâm tư, nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của công nhân, người lao động”, Thủ tướng cho biết.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra là đến năm 2025 nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Khi phát triển công nghiệp hóa, hiện đại có nhiều chủ thể tham gia, trong đó có đội ngũ công nhân, người lao động. Do đó, mong muốn công nhân, người lao động tiếp tục huy truyền thống, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cùng giải quyết kịp thời các vấn đề mới nảy sinh, mang lại hiệu quả chung cho đất nước, trong đó có công nhân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tiếp thu, lắng nghe để công nhân đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Các địa phương phối hợp với các bộ, ngành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để giải quyết nguyện vọng chính đáng của công nhân.

Thủ tướng tin tưởng công nhân tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, nhân dân cả nước vượt qua khó khăn, thách thức, đóng góp hiệu quả, tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mở rộng cánh cửa cho ngành Dầu khí

Tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV, dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) lần đầu được trình ra Quốc hội xem xét, thảo luận trước Quốc hội. Việc sửa đổi Luật Dầu khí hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan sẽ giúp "mở cánh cửa mới" cho ngành Dầu khí Việt Nam nói riêng, cho hành trình phát triển năng lượng của đất nước nói chung. 

Luật Dầu khí hiện hành được ban hành ngày 6/7/1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dầu khí.

Đến nay, ngành dầu khí đã khai thác được trên 420 triệu tấn dầu và trên 160 tỷ mét khối khí. Trong giai đoạn 2006 - 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đóng góp trung bình 20 - 25% tổng thu ngân sách nhà nước, chiếm 18 - 25% GDP cả nước. Từ năm 2015 đến nay, PVN đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước (trong đó từ dầu thô là 5 - 6%, 10 - 13% GDP cả nước). Những số liệu đó đã cho thấy, vai trò quan trọng của ngành dầu khí trong nền kinh tế. Ngoài ra, ngành dầu khí còn đóng góp quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần đảm an ninh quốc phòng trên biển và đối ngoại. 

Ủy ban Kinh tế đánh giá rằng, bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước từ khi Luật Dầu khí được ban hành lần đầu năm 1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2008 và 2018 cho tới nay đã có nhiều thay đổi. Do đó, ngành công nghiệp dầu khí cần có những bước chuyển biến toàn diện, đồng bộ và cần có sự cải cách, từ cách thức quản lý nhà nước đến việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại đối với các hoạt động dầu khí theo hướng hiệu lực, hiệu quả, phân cấp, phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý, giảm bớt các đầu mối và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi).

Trong Kết luận tại Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) vào tháng 4/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất nguyên tắc xuyên suốt trong xây dựng Luật là phát triển ngành dầu khí để phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế; bảo đảm an toàn cho người, tài sản, lợi ích chính đáng của nhà đầu tư khi tham gia điều tra cơ bản và hoạt động dầu khí trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam.

II - TIN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG ỦY KHỐI VÀ CƠ SỞ

Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tháng 6/2022

Trong các ngày 10/6 và 24/6, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và cho ý kiến về: công tác nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vừa được bầu giữ chức Bí thư một số đảng ủy trực thuộc nhiệm kỳ 2020-2025; quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý một số đảng ủy trực thuộc giai đoạn 2021-2026; nhân sự đề nghị bổ sung quy hoạch chức danh Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin thuộc Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2021-2026; kết nạp lại người vào Đảng; sửa đổi, bổ sung Quy định khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên; bổ nhiệm ngạch kiểm tra viên cao cấp và chuyên viên cao cấp đối với cán bộ, công chức Cơ quan Đảng ủy Khối; Tờ trình về công tác cán bộ Cơ quan Đảng ủy Khối; dự thảo Quy chế sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc số 02-QC/ĐUK, ngày 26/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối; Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022; Báo cáo sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW gắn với Quy định số 01-QĐi/ĐUK về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục phát huy vai trò của công nhân viên chức, người lao động trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và một số nội dung khác.

Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương làm việc với một số đảng ủy trực thuộc

Vừa qua, đoàn công tác của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) do đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ một số đảng uỷ trực thuộc Đảng bộ Khối.

* Tại Đảng uỷ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, báo cáo với đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các thành viên trong đoàn công tác, đại diện Đảng uỷ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, Tổng công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp: trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, khai thác rừng trồng; chế biến gỗ, sản xuất ván nhân tạo, ván sợi MDF và sản xuất sản phẩm khác từ gỗ… Đảng bộ Tổng công ty được tổ chức theo mô hình Đảng bộ cơ sở - Công ty mẹ, không bao gồm toàn thể các đơn vị, mà chỉ gồm một số đơn vị thành viên có trụ sở chính đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội; các chi, đảng bộ cơ sở còn lại ở đơn vị trực thuộc tổ chức đảng tại địa phương nơi đơn vị thành viên trú đóng. Đảng bộ Tổng công ty có 11 chi bộ trực thuộc và 142 đảng viên. Hiện nay Đảng bộ Tổng công ty đang tiến hành các thủ tục để tiếp nhận Chi bộ cơ sở và 16 đảng viên thuộc Chi bộ Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Sài Gòn về trực thuộc Đảng bộ Tổng công ty.

Đảng bộ Tổng công ty hoạt động trong doanh nghiệp cổ phần, Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ. Mặc dù hoạt động trong mô hình công ty cổ phần nhưng Đảng ủy vẫn đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các mặt hoạt động của Tổng công ty, đảm bảo vai trò doanh nghiệp nhà nước. 4 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Tổng công ty là 325 tỷ đồng, đạt 29% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế là 69 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng quy định; tổng số diện tích tạo rừng mới là 752ha; tổng số diện tích rừng khai thác là 922ha…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Long Hải, yêu cầu đơn vị tiếp tục chỉ đạo đơn vị thực hiện nghiêm về phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan chức năng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động và sản xuất kinh doanh hiệu quả. Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế hoạt động, quy chế về mối quan hệ công tác với HĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty cho phù hợp với quy định của Đảng, làm cơ sở cho việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Tổng công ty. Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ các chi bộ, đảng viên theo chương trình kiểm tra, giám sát năm 2022 của Đảng ủy, UBKT Đảng ủy Tổng công ty; thực hiện kiểm tra đột xuất nếu có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Đảng của tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên. Tiếp tục thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, Hội nghị TW4 khóa XIII, về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt các quy định của Đảng, nhất là Quy định số 48-QĐ/TW để lãnh đạo Tổng công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Chỉ đạo, triển khai xây dựng quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030 gắn với quy hoạch cán bộ quản lý Tổng công ty giai đoạn 2026-2031; các chi bộ tiếp tục duy trì tổ chức sinh hoạt đảng đúng quy định; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; quản lý đảng viên thực hiện nhiệm vụ chính trị ở đơn vị; xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tốt các nội dung tổ chức đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025 theo đúng quy định…

* Tại Đảng uỷ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đại diện Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã báo cáo khái quát tình hình hoạt động của Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong những năm qua.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Đảng ủy Khối DNTW và Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn đã trao đổi, thảo luận làm rõ một số vấn đề nhằm tháo gỡ khó khăn cho Đảng ủy Tập đoàn trong công tác xây dựng đảng, từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả các mặt công tác đảng tại Tập đoàn cũng như các đơn vị.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW ghi nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động của Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong thời điểm khó khăn do giá dầu giảm sâu và dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020, 2021.

Trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Long Hải đề nghị Đảng ủy Tập đoàn cùng các Ban tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Khối thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin về các hình thức, mô hình xây dựng tổ chức Đảng cũng như hoạt động công tác Đảng nhằm kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp đỡ, đồng hành cùng Đảng ủy Tập đoàn trong nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng.

Lãnh đạo Đảng ủy Khối DNTW cũng ghi nhận, tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của Đảng ủy Tập đoàn và cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ Đảng ủy Tập đoàn tháo gỡ khó khăn cho các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

Cùng ngày, tại Hà Nội, đoàn công tác của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) đã có buổi làm việc với Đảng ủy Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP).

Tại buổi làm việc, đại diện Đảng ủy Khối DNTW, Đảng ủy Tập đoàn và Đảng ủy PVEP đã cùng trao đổi, thảo luận làm rõ các nội dung được nêu trong báo cáo, đồng thời góp ý, đưa ra các giải pháp xử lý các đề xuất, kiến nghị của Đảng ủy PVEP nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảng tại đơn vị.

Nhân dịp PVEP kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập, đồng chí Nguyễn Long Hải chúc mừng tập thể đảng viên, người lao động PVEP đã vượt qua những khó khăn, vất vả, xây dựng và phát triển PVEP lớn mạnh, giữ vai trò chủ lực trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Petrovietnam. Đồng chí Nguyễn Long Hải tin tưởng, trong thời gian tới với tinh thần, trách nhiệm của mỗi đảng viên, người lao động, PVEP sẽ tiếp tục phát triển, đạt được nhiều thành công, đóng góp vào thành tích chung của Đảng bộ Tập đoàn và Đảng bộ Khối DNTW, cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng và tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

* Làm việc tại Đảng uỷ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Thường trực Đảng ủy Tập đoàn VNPT đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng đảng trong thời gian qua với các kết quả cụ thể đạt được, một số tồn tại hạn chế và biện pháp khắc phục cũng như các đề xuất, kiến nghị lên Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Sau khi trao đổi, làm rõ một số nội dung giữa các thành viên Đoàn công tác với Đảng uỷ Tập đoàn về báo cáo, giải trình, tiếp thu các vấn đề được nêu ra, đồng chí Nguyễn Long Hải, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã phát biểu kết luận, trong đó ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Đảng bộ Tập đoàn đã thực hiện được trong gần nửa nhiệm kỳ qua, với các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh khá trong bối cảnh khó khăn chung, khẳng định rõ nét hơn vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia của một tập đoàn công nghệ. Đảng ủy Tập đoàn đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng trong doanh nghiệp, coi trọng nhiệm vụ xây dựng đảng với nhiều nội dung quan trọng đã được triển khai. 

Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Long Hải yêu cầu trong thời gian tới, Đảng uỷ Tập đoàn tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa những kết quả đã đạt được, lãnh đạo nhiệm vụ chuyên môn hoàn thành mục tiêu và các chiến lược, kế hoạch đề ra trong cả giai đoạn; đồng thời tiếp tục có những đóng góp quan trọng đối với hoạt động của Đảng uỷ Khối đang triển khai như: giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng Nghị quyết 02 về Chuyển đổi số; hoàn thiện triển khai các điểm cầu hội nghị truyền hình của Đảng uỷ Khối ở một số đơn vị còn thiếu; nhân rộng mô hình sử dụng sổ tay đảng viên điện tử; tiếp tục hỗ trợ quản trị cho Tạp chí điện tử Đảng uỷ Khối; truyền thông triển khai các dịch vụ, tiện ích công nghệ như chữ ký số đối với các doanh nghiệp trong Khối còn chưa triển khai…

Trước đó, Đoàn công tác Đảng ủy Khối có buổi làm việc với Đảng uỷ Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT Net) về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng của đơn vị này.

Để Đảng bộ Tổng công ty phấn đấu hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ đã đề ra, Thường trực Đảng uỷ Khối đề nghị Đảng bộ VNPT Net rà soát lại các mục tiêu, chỉ tiêu của nhiệm kỳ để đồng bộ lại với những mục tiêu của Tập đoàn, bảo đảm mục tiêu cao hơn, kết quả thực hiện tốt hơn. Đối với những khó khăn, vướng mắc thì cần chủ động báo cáo, đề xuất Đảng bộ cấp trên, các cơ quan quản lý xem xét, tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Các đề xuất, kiến nghị của Đảng bộ tại buổi làm việc, Thường trực Đảng uỷ Khối và các thành viên Đoàn công tác sẽ tiếp tục trao đổi, giải đáp và có văn bản hướng dẫn cụ thể./.

Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Chiều 10/6/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã tổ chức lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. 

Theo Quyết định số 816-QĐ/ĐUK ngày 10/6/2022 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về việc chỉ định đồng chí Nguyễn Hồng Hiển - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Viễn thông MobiFone vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Viễn thông MobiFone, nhiệm kỳ 2020-2025.

Theo Quyết định 233/QĐ-UBQLV ngày 01/6/2022, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bổ nhiệm có thời hạn đồng chí Nguyễn Hồng Hiển giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone.

Đồng chí Nguyễn Hồng Hiển, sinh năm 1974, là Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật Tài chính - Ngân hàng, Trường Queen Mary Đại học tổng hợp London, Vương quốc Anh; bằng Cử nhân Luật học, Đại học Tổng hợp Hà Nội; Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân; đồng chí đã trải qua quá trình công tác tại nhiều Tổng công ty, Tập đoàn, cơ quan quản lý nhà nước, từng nắm giữ trọng trách tại nhiều đơn vị. 

Phát biểu khi nhận nhiệm vụ mới, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết: “Được giao trọng trách mới, tôi hiểu rằng bản thân phải làm mới mình. Những gì tích lũy từ kinh nghiệm làm doanh nghiệp, kinh nghiệm làm cơ quan nhà nước trong những năm qua cần nhanh chóng được bổ sung bằng những kiến thức mới, những thông tin mới và cả những tư duy mới, cách làm mới".

"Tôi cam kết sẽ nỗ lực làm việc, không ngừng học hỏi, đem hết khả năng, trí tuệ và tâm huyết của mình để chung sức, đồng lòng cùng với tập thể Đảng ủy, Ban Lãnh đạo và toàn thể đội ngũ CBCNV MobiFone, quyết tâm kế thừa những thành quả tích cực của các thế hệ lãnh đạo đi trước, đưa MobiFone vượt qua những thách thức đang đặt ra, từng bước vững chắc khẳng định thương hiệu MobiFone trong cả lĩnh vực viễn thông truyền thống, cũng như cung cấp các công nghệ, giải pháp, nền tảng và dịch vụ số mới; quyết tâm xây dựng một MobiFone thần tốc, đổi mới, chuyên nghiệp, hiệu quả”, Chủ tịch HĐTV MobiFone chia sẻ.

Đảng uỷ Tổng công ty Thép Việt Nam công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ngày 07/6/2022, Đảng uỷ Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) tổ chức Lễ công bố quyết định của Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương và Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP về nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Tổng công ty. Đồng chí Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương dự và trao Quyết định. 

Theo Quyết định số 806-QĐ/ĐUK, ngày 31/5/2022 của Ban Thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương về việc chỉ định nhân sự vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Lê Song Lai, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty.

Theo đó, Trưởng Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty công bố Nghị quyết 09/NQ-VNS ngày 26/5/2022 của HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam về việc phê duyệt kết quả bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty đối với đồng chí Lê Thanh Tuấn và chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty đối với đồng chí Nguyễn Đình Phúc. Quyết định số 96/QĐ-VNS ngày 26/5/2022 của HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam về việc bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP đối với đồng chí Lê Song Lai.

Hội nghị Ban Chỉ đạo và Tổ công tác triển khai thực hiện Quy định số 60-QĐ/TW, ngày 08/3/2022 của Ban Bí thư

Ngày 21/6, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo và Tổ công tác triển khai thực hiện Quy định số 60-QĐ/TW, ngày 08/3/2022 của Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe công bố 02 Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối và thông báo phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban Chỉ đạo và Tổ công tác.

Theo Quyết định số 822-QĐ/ĐUK, Ban Chỉ đạo gồm 15 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc xây dựng đề án thành lập các đảng bộ; gúp Ban Thường vụ Đảng ủy Khối giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc với các tỉnh, thành ủy, các bộ, ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo Quyết định số 823-QĐ/ĐUK, Tổ công tác gồm 19 đồng chí, do đồng chí Chủ Đình Động, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối làm Tổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Chỉ đạo của Đảng ủy Khối hướng dẫn các đảng ủy trực thuộc xây dựng đề án; tham mưu ban hành các văn bản có liên quan; thẩm định đề án thành lập các đảng bộ theo Quy định số 60-QĐ/TW của Ban Bí thư; đề xuất giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc với các tỉnh, thành ủy, các bộ, ngành liên quan trong việc tiếp nhận, chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên và các nội dung khác theo Kế hoạch số 50-KH/ĐUK, ngày 31/5/2022 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận những nhiệm vụ trọng tâm từ tháng 7 đến 30/11/2022. Phấn đấu thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên đối với 06 đảng bộ đã có ý kiến của Trung ương về việc thành lập "Đảng bộ toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty" và hoàn thiện việc tiếp nhận các tổ chức đảng trực thuộc các bộ, ngành về các đảng bộ doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu từng thành viên trong Ban Chỉ đạo và Tổ công tác phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo thực hiện theo đúng tiến độ và mục tiêu Kế hoạch số 50-KH/ĐUK, ngày 31/5/2022 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về triển khai thực hiện Quy định số 60-QĐ/TW, ngày 08/3/2022 của Ban Bí thư đã đề ra.

Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương làm việc với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về công tác nghiên cứu khoa học

Ngày 23/6, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương do đồng chí GS.TS Phùng Hữu Phú, Chủ tịch HĐKH các cơ quan Đảng Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về công tác nghiên cứu khoa học. 

Tiếp Đoàn, về phía Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương có đồng chí Lê Văn Châu, Phó Bí thư Đảng ủy Khối, Chủ tịch HĐKH Đảng ủy Khối; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên BCH Đảng ủy Khối, trưởng các ban, đơn vị là ủy viên HĐKH Đảng ủy Khối.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, HĐKH Đảng ủy Khối chủ động phối hợp tham mưu thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy cho phù hợp với thực tiễn đội ngũ cán bộ và sự biến động nhân sự lãnh đạo chủ chốt Đảng ủy Khối và các ban, đơn vị Cơ quan Đảng ủy Khối sau đại hội; bổ sung, hoàn thiện quy chế hoạt động, ban hành chương trình định hướng nghiên cứu khoa học nhiệm kỳ 2020 - 2025 và hằng năm làm cơ sở để triển khai nhiệm vụ công tác của Hội đồng ngày càng nền nếp, chủ động, hiệu quả. Chương trình định hướng nghiên cứu khoa học nhiệm kỳ 2020 - 2025 và định hướng nghiên cứu khoa học hằng năm của Hội đồng với nội dung trọng tâm là cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào thực tiễn Đảng bộ Khối; bám sát chương trình công tác hằng năm và nhiệm kỳ của Đảng ủy Khối và các ban, đơn vị Cơ quan Đảng ủy Khối; triển khai các chuyên đề cơ sở nhằm nghiên cứu những vấn đề cụ thể, phục vụ thiết thực cho công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng tham mưu của các ban, đơn vị Đảng ủy Khối. Nổi bật là tham mưu Ban Thường vụ Đảng ủy Khối chỉ đạo các ban, đơn vị Đảng ủy Khối sử dụng kết quả nghiên cứu các đề án cấp ban Đảng đã được nghiệm thu: Đề án “Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên đối với cán bộ chủ chốt, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống”; đề án “Một số giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương trong điều kiện thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về cơ cấu lại doanh nghiệp nhàn ước”; đôn đốc triển khai nghiên cứu Đề án cấp ban Đảng: “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đối với công tác thanh niên trong tình hình mới - thực trạng và giải pháp”; hoàn thiện thủ tục ký hợp đồng nghiên cứu, đôn đốc, triển khai nghiên cứu đối với 02 chuyên đề cơ sở năm 2022 bảo đảm tiến độ theo kế hoach: Chuyên đề “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ ở Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương” và “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản cơ quan nhằm hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương”…

Nhiệm vụ trong thời gian tới của Đảng ủy Khối xác định là duy trì hoạt động của Hội đồng bảo đảm theo đúng Quy chế hoạt động của Hội đồng đã ban hành. Tập trung cụ thể hóa Chương trình định hướng nghiên cứu khoa học của Hội đồng nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành các nội dung đề tài, chuyên đề nghiên cứu hằng năm. Hướng dẫn, đôn đốc các ban, đơn vị đẩy mạnh việc đăng ký, thực hiện các đề tài, chuyên đề nghiên cứu có nội dung gắn với yêu cầu thực tiễn công tác chuyên môn của ban, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình công tác hằng năm, chương trình công tác nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối. Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức Cơ quan Đảng ủy Khối trong công tác nghiên cứu khoa học, từ đó mỗi cá nhân tích cực, chủ động tham gia nghiên cứu khoa học. Phấn đấu đến năm 2025, Đảng ủy Khối sẽ đăng ký triển khai nghiên cứu 03 đề tài cấp bộ, 08 chuyên đề cơ sở với nội dung nghiên cứu gắn với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình công tác toàn khóa của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐKH, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương có đề xuất, kiến nghị với HĐKH các cơ quan Đảng Trung ương tiếp tục quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan Đảng ủy Khối trong hoạt động nghiên cứu khoa học; định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ triển khai công tác nghiên cứu khoa học cho các thành viên, thư ký HĐKH cấp cơ sở, nhất là các nội dung về xây dựng thuyết minh, thủ tục triển khai nghiên cứu đề tài, chuyên đề, xây dựng báo cáo tư vấn. Xây dựng chuẩn hóa các tài liệu hướng dẫn, biểu mẫu thực hiện nghiên cứu khoa học. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của HĐKH các cơ quan Đảng Trung ương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác thông tin, trao đổi kinh nghiệm trực tuyến phục vụ nghiên cứu khoa học của các hội đồng cơ sở.

Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Văn Châu, Phó Bí thư Đảng ủy Khối, Chủ tịch HĐKH Đảng ủy Khối nhấn mạnh, trong thời gian tới, Đảng ủy Khối sẽ kiện toàn HĐKH, tuyên truyền, khuyến khích cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn Đảng bộ Khối tích cực, chủ động tham gia nghiên cứu khoa học.

Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022)

Nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022), đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy Khối: Lê Văn Châu và Hồ Xuân Trường, cùng đại diện các ban, đơn vị Đảng ủy Khối và các Đảng ủy trực thuộc Khối đã đến tặng hoa, chúc mừng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối và Tạp chí điện tử Đảng ủy Khối DNTW.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri ngành than

Ngày 22/6, tại Công ty Than Khe Chàm, thuộc Tập đoàn CN Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Quảng Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri ngành than, sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tham dự buổi tiếp xúc có 300 cử tri là công nhân đại diện cho ngành than. Tại buổi tiếp xúc, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đã biểu dương, ghi nhận những đóng góp của ngành than trong phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Ngành than đã nỗ lực khắc phục khó khăn, giữ vững tinh thần kỷ luật, đồng tâm. Đặc biệt, trong hơn hai năm chịu sự tác động không nhỏ của dịch COVID-19, ngành than đã nỗ lực duy trì, ổn định sản xuất, không để đứt gãy trước tác động của dịch COVID-19, hoàn thành kế hoạch của cả năm 2021, đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia, phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cũng báo cáo với cử tri ngành than về kết quả kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, thông tin kết quả giải quyết những kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội ở các cuộc tiếp xúc trước kỳ họp. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 5 Luật, 16 Nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp, cho ý kiến về 6 Dự án Luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác. Các Luật, Nghị quyết được thông qua là những cơ sở pháp lý quan trọng, tiếp tục góp phần bảo vệ quyền và nghĩa vụ của công dân, phát triển kinh tế-xã hội.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri ngành than đã kiến nghị với các đại biểu Quốc hội về một số vấn đề trong xây dựng nhà ở cho công nhân ngành than, điều tiết giá bán than, công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, sản xuất than; bảo vệ môi trường cho khu vực dân cư, bảo vệ sức khỏe của công nhân; giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân hầm lò... Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đã tiếp thu, giải đáp, trả lời những kiến nghị, ý kiến của cử tri ngành than.

Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng và Đoàn đã khảo sát và làm việc với Công ty Than Khe Chàm (TKV), thăm và động viên, tặng quà cho gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Công ty Than Khe Chàm.

Chủ động bảo đảm an toàn lưới điện mùa nắng nóng

Đảm bảo vận hành lưới điện truyền tải an toàn, ổn định trong mùa nắng nóng luôn là áp lực rất lớn đối với hệ thống truyền tải điện. Với mùa nắng nóng năm nay, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã có những giải pháp vận hành an toàn lưới điện truyền tải, cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống truyền tải điện, góp phần cung cấp điện an toàn, liên tục cho sản xuất và đời sống nhân dân, EVNNPT đã chỉ đạo các đơn vị lập phương án ngăn ngừa sự cố cho từng trạm biến áp (TBA), từng đường dây để triển khai thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, khắc phục sự cố.

Công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị là nội dung quan trọng. Đến thời điểm hiện tại, EVNNPT đã thực hiện gần 19.000 hạng mục thí nghiệm tại 166 TBA, đạt 92,45% khối lượng, trong đó 68 TBA đã hoàn thành 100% khối lượng thí nghiệm định kỳ; tiến hành kiểm tra định kỳ thiết bị theo quy định; theo dõi, kiểm tra soi phát nhiệt, corocam để phát hiện các bất thường, tăng cường kiểm tra, theo dõi khi nắng nóng, truyền tải cao.

Cùng với đó, Tổng công ty hoàn thành lắp đặt và thí nghiệm các mạch sa thải theo công suất trên đường dây 500 kV, mạch sa thải mất liên kết lưới 500 kV theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Các đơn vị bố trí tăng cường lực lượng ứng trực, sẵn sàng phương tiện, vật tư, thiết bị dự phòng để kịp thời xử lý sự cố, giảm thiểu thời gian mất điện.

VNA trở thành hãng bay đầu tiên của Việt Nam đạt khai thác tầm bay mở rộng trên 180 phút

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) vừa cho biết, VNA đã được Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cấp phép Khai thác tầm bay mở rộng (Extended Diversion Time Operations - EDTO) trên 180 phút cho loại tàu bay trang bị 02 động cơ. VNA là hãng đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đạt được chứng chỉ này.

Cụ thể, VNA đạt mức 207 phút cho 08 tàu Boeing 787-9 và 240 phút cho 14 tàu Airbus A350. Kết quả này tương đương với các hãng hàng không hàng đầu thế giới và khu vực như: Quatar Airways, Singapore Airlines, Japan Airlines, Eva Air… Đặc biệt, EDTO Airbus A350 đạt 240 phút là tiêu chuẩn khắt khe mà chỉ có 01 số ít hãng bay ở châu Á đạt được. Bên cạnh bài toán đảm bảo các sân bay dự bị dọc đường do chiến sự, thời tiết xấu trong vùng trời khai thác, duy trì chuyến bay đúng kế hoạch và khai thác hiệu quả, việc đạt được chứng chỉ đã thể hiện năng lực khai thác, kỹ thuật cũng như độ tin cậy của đội tàu bay.

Để nâng chỉ số này lên vượt qua con số 180 phút, VNA phải đáp ứng một loạt quy định nghiêm ngặt, bao gồm: chuẩn bị trước chuyến bay, thiết bị tàu bay, quy trình mặt đất tại sân bay dự bị, huấn luyện tổ bay, nhân viên kỹ thuật… Đáng chú ý, VNA đã hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn, thực hiện bay kiểm chứng dưới sự giám sát của Cục HKVN ngay trong giai đoạn Covid-19, thời điểm có rất nhiều khó khăn về nguồn lực.

VEC triển khai thi công lắp đặt hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC) trên các tuyến cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa ký kết hợp đồng gói thầu thuê dịch vụ thu phí các dự án đường cao tốc do VEC quản lý, khai thác.

Theo đó, Chủ đầu tư - VEC và Nhà thầu TASCO thỏa thuận đến 31/7/2022 phải hoàn thành việc lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC) cho tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống ETC cho tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Hiện, VEC đã tiến hành bàn giao mặt bằng tại hiện trường cho Nhà thầu TASCO triển khai thi công lắp đặt hệ thống ETC. Đồng thời, VEC yêu cầu Nhà thầu TASCO chỉ đạo Công ty VETC tổ chức các điểm dán thẻ ETC tại tất cả các trạm thu phí trên 4 tuyến cao tốc VEC quản lý, khai thác, kết hợp với tổ chức tuyên truyền rộng rãi tới người tham gia giao thông trên đường cao tốc các quy định về trật tự ATGT đường bộ, các quy định khi lưu thông qua làn ETC và chế tài áp dụng đối với người điều khiển phương tiện chưa dán thẻ ETC nhưng cố tình đi vào làn đường dành riêng thu phí ETC, hoặc chủ phương tiện có dán thẻ nhưng trong tài khoản giao thông không đủ tiền để thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho chiều dài quãng đường chủ phương tiện lưu thông…

Thông qua công tác tuyên truyền, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) hy vọng các chủ phương tiện/người tham gia giao thông đồng hành cùng VEC, nâng cao nhận thức, ý thức, chấp hành tốt quy định khi lưu thông vào làn ETC, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, văn hóa ETC trên các tuyến cao tốc.

Đường sắt chạy thử tàu an sinh để xây dựng định mức chỉ tiêu kinh tế

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức chạy tàu thử phục vụ công tác xây dựng định mức các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật an sinh xã hội trên các tuyến đường sắt Hà Nội-Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Hà Nội-Quán Triều (Thái Nguyên).

Trước đó, tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc các tuyến đường sắt Hà Nội-Đồng Đăng, Hà Nội-Quán Triều và Yên Viên-Hạ Long được Nhà nước hỗ trợ khi thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp liên quan thực hiện chính sách chạy tàu an sinh xã hội theo đúng quy định của pháp luật về đường sắt, ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm không để xảy ra tình trạng lạm dụng gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) Vũ Anh Minh cho biết mỗi năm, để duy trì vận hành 3 tuyến tàu an sinh, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (HARACO) lỗ tới 20 tỷ đồng với tần suất mỗi ngày một chuyến.

Tổng công ty Đường sắt kỳ vọng có chính sách hỗ trợ để bù đắp các chi phí cho các đơn vị vận tải đường sắt để có thể duy trì các tuyến tàu/.

Vietcombank nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín từ International Finance Magazine

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa vinh dự được Tạp chí International Finance Magazine (IFM) trao tặng 02 giải thưởng uy tín bao gồm: “Ngân hàng có quan hệ đầu tư tốt nhất Việt Nam năm 2021” (Best Investor Relations Bank - Vietnam 2021) và “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam năm 2021” (Best Digital Transfomation Bank - Vietnam 2021). Đây là kết quả từ quá trình đánh giá và xem xét của Hội đồng Giám khảo IFM dựa trên những kết quả đạt được của Vietcombank trong suốt 1 năm vừa qua. 

Với giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam năm 2021”, IFM cũng ghi nhận nỗ lực của Vietcombank trong việc sáng tạo, phát triển và cải tiến chất lượng các ứng dụng công nghệ số nhằm mang đến cho người dùng sự trải nghiệm tối ưu. Theo đó, tất cả nhu cầu tài chính như các dịch vụ liên quan đến mở tải khoản trực tuyến, thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán, chuyển tiền qua số điện thoại, chuyển tiền và thanh toán qua mã QR, đều được đáp ứng đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng trên cùng một ứng dụng VCB Digibank.

Giải thưởng của International Finance Magazine được đánh giá dựa trên thông tin về kết quả, thành tựu của doanh nghiệp theo từng ngành cụ thể trong năm vừa qua để Ban tổ chức đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng. Một số tiêu chí được IFM đưa ra khi đánh giá các đơn vị trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm: Sự đổi mới, các biện pháp an ninh, ví điện tử, hệ sinh thái dịch vụ, giao diện điện tử dễ sử dụng, đánh giá và phản hồi của khách hàng,…

Việc được IFM trao tặng các giải thưởng nói trên sẽ là nguồn động lực, mục tiêu phấn đấu cho Vietcombank ghi dấu tên tuổi tại thị trường tài chính trong và ngoài nước trong những năm tới.

Omni BIDV iBank - Trải nghiệm ngân hàng số vượt trội cho khách hàng

Trong khuôn khổ Ngày hội công nghệ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), BIDV ra mắt phiên bản hợp kênh của ứng dụng ngân hàng số BIDV iBank (Omni BIDV iBank), mang đến cho khách hàng tổ chức trải nghiệm liền mạch cùng với các tính năng vượt trội.

Omni BIDV iBank là ứng dụng ngân hàng số dành cho tất cả khách hàng tổ chức với trải nghiệm đồng nhất và liền mạch trên cả 02 nền tảng: Website (máy tính xách tay, máy tính để bàn...) và Mobile app (thiết bị di động cá nhân như điện thoại, máy tính bảng…). Các giao dịch đang thực hiện trên các thiết bị di động sẽ được lưu trữ, tiếp tục xử lý trên nền tảng website và ngược lại, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch tài chính/phi tài chính mọi lúc mọi nơi mà không bị đứt quãng.

Omni BIDV iBank mang tới hệ sinh thái số đa dạng như: Dịch vụ quản lý dòng tiền dành cho các tập đoàn, doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên/chi nhánh, có nhu cầu điều chuyển dòng tiền từ đơn vị thành viên về đơn vị chủ quản để tối đa hóa nhu cầu sử dụng vốn; dịch vụ thanh toán hóa đơn online đáp ứng nhu cầu quản lý, thu hộ hóa đơn cho doanh nghiệp; dịch vụ thu hộ qua tài khoản định danh đáp ứng nhu cầu quản lý doanh thu bán hàng theo nhiều chiều của doanh nghiệp; dịch vụ kết nối hệ thống quản trị nội bộ (ERP) của khách hàng với hệ thống BIDV iBank nhằm giúp khách hàng trực tiếp sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngay trên hệ thống ERP.

MobiFone ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với tỉnh Thanh Hóa

Ngày 22/6/2022, tại Thành phố Thanh Hóa, đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone và UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký kết Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025.

Thỏa thuận hợp tác nhằm phát huy khả năng, thế mạnh của hai bên, nâng cao hiệu quả trong triển khai chuyển đổi số trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chuyển đổi số.

Theo nội dung Thỏa thuận, UBND tỉnh Thanh Hóa và Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ hợp tác cùng nhau xây dựng hạ tầng số, kinh tế số và xã hội số. Cụ thể, về hạ tầng số, hai bên cùng hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin phục vụ việc kết nối, chỉ đạo, điều hành, triển khai xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số; xây dựng cơ sở hạ tầng mạng tiên tiến, hiện đại, đồng bộ và cung cấp dịch vụ, giải pháp về an toàn thông tin cho các hệ thống ứng dụng nền tảng của tỉnh; nghiên cứu triển khai mạng viễn thông công nghệ 5G và các thế hệ mới.

Về kinh tế số, hai bên cùng nhau hợp tác, phát triển thương mại điện tử, phát triển tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ sinh thái MobiFone Money; hợp tác, đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi số toàn diện với bộ giải pháp MobiFone Smart Sales và MobiFone Smart Office của MobiFone.

Về xã hội số, MobiFone hỗ trợ, tham vấn giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch nhằm quảng bá hình ảnh tỉnh Thanh Hóa đến với nhân dân trong nước và du khách quốc tế; hợp tác, tham vấn ứng dụng các nền tảng, giải pháp vào công tác xây dựng, phát triển xã hội số (nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở MOOCS, nền tảng phát thanh số, nền tảng truyền hình số, nền tảng khảo sát thu thập ý kiến người dân…); hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập sử dụng chữ ký số công cộng phục vụ các hoạt động của doanh nghiệp như: nộp thuế, ký kết hợp đồng điện tử, thanh toán bảo hiểm...

Trong khuôn khổ pháp luật cho phép, UBND tỉnh Thanh Hóa tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone tham gia thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

VNPT Money đồng hành cùng chiến lược thanh toán không dùng tiền mặt quốc gia

Nằm trong chuỗi các hoạt động Ngày không tiền mặt 2022, chiều 17/6 đã diễn ra Hội thảo - Triển lãm với chủ đề Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt.

Với hai chuyên đề “Chuyển đổi số ngành ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội” và “Ứng dụng thanh toán không tiền mặt trong thực tiễn”, Hội thảo có sự tham dự của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng; lãnh đạo các cơ quan quản lý hữu quan: Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Thuế; Kho bạc Nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam… cùng đại diện nhiều ngân hàng, doanh nghiệp và trung gian thanh toán.

Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tham dự phiên thảo luận với những phân tích và chia sẻ từ góc nhìn của một doanh nghiệp tiên phong luôn đồng hành cùng Chính phủ trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Những kết quả triển khai thời gian vừa qua, các vấn đề còn tồn tại và lộ trình tiếp theo để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã được các bên đưa ra thảo luận sôi nổi. Với nửa triệu người dùng Mobile Money tính tới hiện tại, trong đó hơn 50% là người dân sống tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, Lãnh đạo VNPT khẳng định vai trò của Mobile Money là một “cánh tay nối dài của dịch vụ ngân hàng truyền thống”, giúp tiếp cận tốt và mang dịch vụ tài chính số tới gần hơn với người dân ở các vùng miền hẻo lánh.

Với những nỗ lực không ngừng, VNPT Money mong muốn được chung tay cho chiến lược thanh toán không dùng tiền mặt quốc gia, đồng hành cùng mỗi người, mỗi nhà thay đổi thói quen và tiếp cận với những dịch vụ tài chính số với nhiều lợi ích thật sự thiết thực.

Vinafood 1 cần cân đối nguồn vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tại cuộc làm việc của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) với Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) đại diện Vinafood1 cho biết, về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2016-2020, chỉ tiêu lợi nhuận vượt kế hoạch cả về giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. 

Hướng tới đạt các chỉ tiêu đề ra, Tổng công ty xây dựng các giải pháp cũng như kế hoạch, lộ trình và phương hướng thực hiện các nhóm giải pháp như: Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia có tiềm năng, giảm phụ thuộc vào các thị trường vốn có; ứng dụng công nghệ sản xuất và chế biến; tái cơ cấu doanh nghiệp cũng như các đơn vị kinh doanh không hiệu quả; thực hiện liên kết phát triển vùng nguyên liệu.

Cơ bản thống nhất với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển 5 năm 2021-2025 do Tổng công ty báo cáo, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Đỗ Hữu Huy yêu cầu Vinafood 1 rà soát kỹ thêm về chi phí quản lý doanh nghiệp, trong đó chi phí tiền lương phải đảm bảo theo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương không cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Đồng thời, Vinafood 1 cần rà soát, cân đối nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư, nguồn vốn tự có và vốn vay giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo sử dụng nguồn vốn hợp lý nhằm nâng cao hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đại diện lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng giao nhiệm vụ cho Vinafood 1 xây dựng các giải pháp về tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại và chú trọng công tác chuyển đổi số, sớm ứng dụng công nghệ cao trong quản trị doanh nghiệp để góp phần cắt giảm chi phí điều hành và quản trị.

Petrolimex và VinFast ký thỏa thuận hợp tác lắp đặt trạm sạc xe điện tại Cửa hàng xăng dầu

Vừa qua, tại Hà Nội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty TNHH Dịch vụ và Kinh doanh VinFast (VinFast) - đơn vị thành viên của Tập đoàn VinGroup, đã ký kết Thỏa thuận hợp tác kinh doanh hệ thống trạm sạc xe điện tại hệ thống Cửa hàng xăng dầu (CHXD) của Petrolimex. 

Lễ ký thỏa thuận với VinFast là bước đi đầu tiên trong quá trình hợp tác giữa Petrolimex và VinGroup theo Thỏa thuận hợp tác toàn diện đã được ký kết cùng nhau vào ngày 08/11/2018.

Trong thời gian tới đây, Cửa hàng Xăng dầu kiểu mẫu của Petrolimex sẽ mang tới cho khách hàng nhiều trải nghiệm mới mẻ, đa dạng, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường và tối ưu hóa không gian cửa hàng xăng dầu để phát triển các dịch vụ như: Rửa xe, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo công nghệ Nhật Bản; Café, nhà hàng, trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc;… 

Petrolimex đã hoàn thành lắp đặt thiết bị POS tại tất cả CHXD có tự động hóa trên khắp cả nước, và đang đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, gia tăng tiện ích và trải nghiệm cho khách hàng. Đến nay, hệ thống CHXD thuộc Petrolimex chấp nhận các hình thức thanh toán hiện đại gồm: (1) Thẻ tín dụng quốc tế (Visa, MasterCard); (2) Thẻ ngân hàng nội địa thuộc hệ thống Napas và thẻ đồng thương hiệu Petrolimex - HDBank; (3) Các ví điện tử thanh toán qua QR code trong liên minh VNPay. 

Trước xu thế dịch chuyển năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu, trong đó xu hướng sử dụng xe điện và giảm thiểu khí phát thải ra môi trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với những cam kết mạnh mẽ tại COP26 của Chính phủ Việt Nam thì việc hợp tác giữa hai Tập đoàn được hai bên đánh giá là bước đi hợp lý và sẽ tạo ra lợi ích cộng hưởng chung, một mặt sẽ giúp Petrolimex hoàn thiện hệ sinh thái Petrolimex ID với hệ thống Cửa hàng xăng dầu thông minh, tiện ích, đa dịch vụ tích hợp; mặt khác cũng giúp VinFast phát triển hệ sinh thái, hạ tầng trạm sạc phục vụ các sản phẩm xe điện.

Bảo Việt là đại diện duy nhất ngành Bảo hiểm trong “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” 10 năm liên tiếp

Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2022. Tập đoàn Bảo Việt là thương hiệu duy nhất trong ngành Bảo hiểm được vinh danh. Đây là lần thứ 10 liên tiếp Bảo Việt có mặt trong danh sách.

Năm 2013, Forbes Việt Nam lần đầu tiên thực hiện Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất. Trải qua một thập niên, có 138 doanh nghiệp được vinh danh nhưng chỉ có 9 công ty có mặt đầy đủ tất cả 10 lần. Trong đó, Bảo Việt là đại diện duy nhất của ngành Bảo hiểm. Tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty trong danh sách đạt 193.183 tỷ đồng, tăng 10,7% so với danh sách năm 2021. Tổng doanh thu các công ty trong danh sách đạt 1.192.754 tỷ đồng. Sau 10 năm hoạt động, phần lớn các công ty trong danh sách là các công ty đầu ngành hoặc đã xác lập được lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động. Trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2022, Tập đoàn Bảo Việt nằm trong Top10 công ty có doanh thu và lợi nhuận cao nhất, với 50.380 tỷ đồng doanh thu và 2.003 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đạt được trong năm 2021.

Các công ty trong danh sách vinh danh năm 2022 có nền tảng vững vàng, không chỉ có kết quả kinh doanh tốt trong năm 2021 mà còn được kỳ vọng có sức bật trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều thử thách, và thể hiện sức bật của giai đoạn “bình thường mới” của thời kỳ hậu Covid-19. 

Để thực hiện danh sách này, Forbes Việt Nam dựa trên báo cáo tài chính đã kiểm toán của 5 năm liên tiếp giai đoạn 2016 - 2021 (trong trường hợp các công ty có niên độ tài chính kết thúc giữa năm Forbes Việt Nam sử dụng số liệu của niên độ kế toán gần nhất). Vốn hóa các công ty trong danh sách được chốt vào ngày 30/5/2022. 

Bên cạnh đó, Forbes Việt Nam xem xét tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn HSX, HNX và sắp xếp theo từng nhóm ngành. Ở vòng tính toán định lượng, các công ty được chấm điểm theo các tiêu chí: tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ sinh lời ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2016 - 2021. Ở vòng định tính, Forbes Việt Nam xem xét độc lập mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp: thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng phát triển bền vững.

III - TIN THAM KHẢO

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là yêu cầu thực tiễn

Ngày 23/6, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Thành ủy TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” khu vực phía Nam.

Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định, thắng lợi của sự nghiệp cách mạng không chỉ nhờ đường lối đúng đắn mà còn tùy thuộc vào phương thức lãnh đạo sáng tạo, linh hoạt. Thực tiễn cách mạng đã minh chứng, có những thời điểm cách mạng gặp khó khăn, khủng hoảng, thoái trào, thậm chí thất bại tạm thời không phải do sai lầm về đường lối mà do thiếu phương thức lãnh đạo phù hợp, nhất là tình hình thay đổi nhưng phương thức lãnh đạo chậm thay đổi thích ứng. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo, coi đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Trong những năm qua, Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với khả năng thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của Đảng; đối với nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và phát huy trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tinh thần thượng tôn pháp luật, khắc phục buông lỏng lãnh đạo hoặc bao biện, làm thay nhà nước; đối với nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết đã ban hành, đưa nghị quyết vào cuộc sống; đối với xây dựng Đảng có bản lĩnh vững vàng, chính trị sáng suốt, tư tưởng kiên định, đạo đức trong sáng, tổ chức chặt chẽ, phòng ngừa mọi nguy cơ tha hóa; đối với phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết: Ban Chỉ đạo Đề án đã tiến hành khảo sát tại nhiều địa phương, đơn vị và các bộ ngành để lắng nghe nhiều ý kiến góp ý cụ thể về vấn đề này. Bởi mỗi góc độ lại có một ý kiến, cách tiếp cận khác nhau, tại mỗi cơ quan, địa phương, đơn vị cũng mang những nội dung, cách làm khác nhau… Tại hội thảo các ý kiến từ các đồng chí lãnh đạo địa phương, đơn vị từ việc làm cụ thể đã làm rõ hơn những nội dung về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Những thành tựu của hơn 35 năm đổi mới cho thấy những phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới; qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, đảm bảo vai trò, sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và toàn xã hội. 

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một vấn đề toàn diện, xuyên suốt, phải được đồng bộ, liên thông và đảm bảo vận hành thông suốt có hiệu quả. Đó là quá trình cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới đưa những chủ trương vào cuộc sống thông qua đội ngũ cán bộ, thông qua tuyên truyền, qua kiểm tra giám sát, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Mỗi một giai đoạn có một yêu cầu khác nhau, quá trình đổi mới là quá trình liên tục, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với sự phát triển của đất nước.

Đồng chí Trương Thị Mai mong muốn các đại biểu tiếp tục sẽ có những ý kiến đóng góp để chia sẻ những ý kiến thẳng thắn, đề xuất được nhiều kiến nghị, giải pháp mới, tham gia góp ý cho Ban chỉ đạo Đề án tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khoá X…/.

Gặp mặt các Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/6, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị gặp mặt các đồng chí Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Về cơ cấu, có 19 đồng chí tham gia lần đầu, 1 đồng chí tái cử, 1 đồng chí là cán bộ nữ, 3 đồng chí là người dân tộc thiểu số, 7 đồng chí công tác tại các cơ quan Trung ương và 13 đồng chí công tác tại địa phương. Độ tuổi bình quân đầu nhiệm kỳ khóa XIII là 43,7 tuổi.

Thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm, coi trọng công tác xây dựng và chuẩn bị đội ngũ Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng nhằm tạo nguồn cán bộ trẻ kế cận lâu dài cho Đảng.

Đến thời điểm hiện nay, 100% các đồng chí công tác ở địa phương tham gia Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy và 100% các đồng chí công tác ở Trung ương đều là cấp thứ trưởng và tương đương. Sau hơn một năm tham gia Trung ương, nhiều đồng chí qua hoạt động thực tiễn đã thể hiện được phẩm chất, năng lực công tác của mình, tham gia lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả một số nhiệm vụ, công việc khó, mới, phức tạp; bước đầu tạo được niềm tin, uy tín đối với cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Tại hội nghị, các đồng chí Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận, chia sẻ cảm nhận của mình trong thực tiễn công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc với Thường trực Ban Bí thư và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã quan tâm, tổ chức hội nghị gặp mặt, các Ủy viên dự khuyết Trung ương cho rằng hội nghị là dịp để lãnh đạo cấp cao của Đảng “truyền lửa,” giao nhiệm vụ và là động lực rất lớn cho đội ngũ cán bộ trẻ, dự khuyết Trung ương.

Sau khi lắng nghe các ý kiến chia sẻ và đề xuất của các đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đánh giá cao những bước phát triển trong công tác của các Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh Trung ương luôn luôn mong muốn các đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương tiến bộ. Sự mong muốn đó có thể xuất phát từ tình cảm của Trung ương đối với cán bộ lớp sau, nhưng quan trọng hơn đó là trách nhiệm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng - một nội dung công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của Đảng, của chế độ, của đất nước. Do vậy, đây là vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm.

Thường trực Ban Bí thư khẳng định Trung ương sẽ tạo điều kiện để các đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương tiến bộ, rèn luyện thử thách qua thực tiễn và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức.

Bên cạnh sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao và Trung ương, Thường trực Ban Bí thư đề nghị bản thân mỗi Ủy viên dự khuyết Trung ương cần luôn tự nỗ lực, cố gắng tối đa rèn luyện về mọi mặt, “giữ mình” tránh xa những thói xấu, những cám dỗ hằng ngày để trở thành những cán bộ “chỉn chu, kỹ lưỡng hơn”, luôn trăn trở, tìm giải pháp tốt, cách thức để giải quyết công việc. 

IV - VĂN BẢN, QUYẾT ĐỊNH MỚI

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022, "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao"; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới.

Tuyên truyền tình hình và quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962-05/9/2022) và 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2022); thực hiện Hướng dẫn số 52-HD/BTGTW về “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022”, Hướng dẫn số 53-HD/BTGTW về “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” ngày 26/5/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Hướng dẫn số 10-HD/BTGĐUK, ngày 14/02/2022 của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền năm 2022; Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương ban hành Công văn số 215-CV/BTGĐUK, ngày 17/6/2022 đề nghị các đảng ủy trực thuộc Tuyên truyền tình hình và quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức sáng tạo và hiệu quả, tạo sự phong phú trong cách thức truyền tải thông tin; chú trọng ứng dụng các phương tiện truyền thông mới, mạng xã hội để lan tỏa các nội dung tuyên truyền, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của mối quan hệ, đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Lào.

Nội dung Công văn số 215-CV/BTGĐUK và Nội dung tuyên truyền gồm: Tuyên truyền “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022” và “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2022”Tình hình và quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào (giai đoạn 2017-2022)Tình hình và kết quả quan hệ Việt Nam - Campuchia (giai đoạn 2017-2022)

Kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về biển, đảo Việt Nam "Tổ quốc bên bờ sóng" năm 2022

Nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; khuyến khích tinh thần tìm hiểu, học tập, đồng thời mang đến một sân chơi lành mạnh, bổ ích, ngày 26/5/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch số 150-KH/BTGTW tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về biển, đảo Việt Nam “Tổ quốc bên bờ sóng” năm 2022. 

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912-09/7/2022) và 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022)

Thực hiện Hướng dẫn số 54-HD/BTGTW, Đề cương tuyên truyền ngày 30/5/2022 về tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và Hướng dẫn số 55-HD/BTGTW và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương ban hành Công văn đề nghị các đảng ủy trực thuộc chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm phù hợp với điều kiện cụ thể, tuyên truyền trong sinh hoạt thường kỳ, trên các tạp chí, trang thông tin điện tử; các tài liệu ấn phẩm tuyên truyền khác của đơn vị.

Kế hoạch số 51-KH/ĐUK học tập chuyên đề năm 2022

Ngày 07/6/2022, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 51-KH/ĐUK về học tập Chuyên đề năm 2022: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ”.

Kế hoạch tổ chức Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2022

Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Giải Búa liềm vàng lần thứ VII, năm 2022 (theo Kế hoạch số 59-KH/BTCTW, ngày 28/02/2022 của Ban Tổ chức Trung ương), Ban Thường vụ Đảng ủy Khối ban hành Kế hoạch số 49-KH/ĐUK ngày 27/5/2022 về tổ chức Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2022và Thể lệ Giải Búa liềm vàng.

 

BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

 
.
.
.
.