.
.

Bài dự thi giải Búa Liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2023

Chuyển đổi số tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải – Cơ hội và thách thức

Thứ Năm, 23/11/2023|11:45

Kỳ 3: Nâng cao độ tin cậy trong vận hành nhờ chuyển đổi số tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải

Công tác chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu, có vai trò nòng cốt trong hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải. Các công nghệ mới đã góp phần nâng cao độ tin cậy trong vận hành và tăng năng suất lao động.

Chuyển đổi số các nhà máy điện là thực hiện các giải pháp và ứng dụng số nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh với các mục tiêu: Nâng cao độ sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống thiết bị, cải thiện an toàn lao động, giảm suất hao nhiệt và tiêu thụ nhiên liệu, tối ưu hóa chi phí bảo dưỡng và sửa chữa (BDSC) và tăng tính chủ động, linh hoạt trong các phương án kinh doanh

Xác định công tác nâng cao hiệu quả quản lý kỹ thuật vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị... là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm từng bước quản lý kỹ thuật khoa học trên nền tảng công nghệ số, là tiền đề để tiến tới xây dựng doanh nghiệp số sau năm 2025. Với sự hướng dẫn, chỉ đạo sâu sát từ Đảng ủy, Công ty đã ứng dụng mạnh mẽ, đồng bộ các hệ thống công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng suất lao động, giúp chuẩn hóa và tinh gọn bộ máy, từ đó vận hành hiệu quả hơn.

Hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành lưới điện

PMIS được EVN đầu tư xây dựng với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý kỹ thuật lưới điện, giúp các đơn vị vận hành an toàn, tối ưu, tăng hiệu suất và giảm chi phí. Đồng thời, việc triển khai hệ thống phần mềm PMIS một cách thống nhất, xuyên suốt tạo điều kiện tổng hợp, báo cáo thuận lợi và dễ dàng giữa các cấp quản lý.

Đối với quy định quản lý kỹ thuật đang thực hiện, tồn tại một số bất cập có thể kể đến như sau: Khối lượng hồ sơ lưu trữ lớn, cồng kềnh, nhiều mục, đa phần là bản cứng, mỗi lần tra cứu thông tin mất nhiều thời gian; dễ bị mối mọt, ẩm mốc thất lạc theo thời gian nếu bảo quản không tốt; phân công công việc theo từng mảng, dẫn đến việc các tài liệu, hồ sơ được theo dõi và lưu trữ theo thói quen, chủ quan của người nhận việc, mỗi lần tra cứu thông tin tốn nhiều thời gian; việc báo cáo theo kiểu truyền thống, có tính kế thừa, cộng dồn theo từng tháng, nếu dữ liệu ban đầu không chính xác dẫn đến kết quả ghi nhận lại không chính xác, khi có sự biến động về lưới điện, cán bộ quản lý của đơn vị phải cập nhật dữ liệu vào nhiều file khác nhau, dễ gây nhầm lẫn, thiếu sót.

Từ nhưng bất cập như vậy, PMIS được định hướng phát triển để khắc phục nhưng tồn tại trên. PMIS được xây dựng dựa trên nền tảng số hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu lưới điện theo dạng cây sơ đồ nguyên lý, chi tiết đến từng vị trí cột. Các đơn vị thực hiện việc cập nhật dữ liệu lưới điện mỗi khi có biến động do công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, di dời lưới điện,… Từ đó, hỗ trợ truy xuất các số liệu báo cáo theo các biểu mẫu quản lý kỹ thuật lưới điện cho các cấp theo quy định một cách nhanh chóng và tiện lợi, đồng thời cung cấp các số liệu chính xác phục vụ công tác tham mưu cho lãnh đạo Công ty, lập phương án nâng cao khả năng cung cấp điện, giảm tổn thất và suất sự cố trên lưới điện, mang lại lợi ích kinh tế - kỹ thuật cho Công ty.

Nhận thức được những lợi ích mà PMIS mang lại, Đảng ủy Công ty đã chỉ đạo Ban Giám đốc Công ty đã xây dựng lộ trình phù hợp và chỉ đạo các đơn vị tăng cường cập nhật thông tin vào các phân hệ trong hệ thống nhằm đồng nhất số liệu giữa PMIS với số liệu quản lý kỹ thuật.

Hiện nay, Công ty đã áp dụng tốt và linh hoạt phần mềm Quản lý kỹ thuật nguồn điện (PMIS) dùng chung của EVN vào vận hành, khai thác được đa số các phân hệ trên phần mềm giúp quản lý kỹ thuật hiệu quả, khoa học. Cụ thể, Công ty đã hoàn thành cập nhật 100% cây thư mục thiết bị đến thiết bị lên phần mềm PMIS (126.604 thiết bị), đã cập nhật 126.539 dữ liệu thuộc tính (99,9%), 126.527 thông số vận hành (99.9%), 126.560 an toàn thiết bị (99.9%). Đối với dữ liệu vật tư đã cập nhật được 124.940 thiết bị (98,7%), vận hành sửa chữa đã cập nhật 126.398 thiết bị (99,8%). Theo kết quả đánh giá trên phần mềm PMIS trong năm 2022, việc cập nhật các dữ liệu trên phần mềm PMIS đạt 1.08 điểm trên1.1 điểm tối đa, vượt kế hoạch Tổng công ty giao (0.8 điểm).

Công ty đã áp dụng tốt và linh hoạt phần mềm Quản lý kỹ thuật nguồn điện (PMIS) dùng chung của EVN vào vận hành, khai thác được đa số các phân hệ trên phần mềm giúp quản lý kỹ thuật hiệu quả, khoa học. Cụ thể, Công ty đã hoàn thành cập nhật 100% cây thư mục thiết bị đến thiết bị lên phần mềm PMIS (126.604 thiết bị), đã cập nhật 126.539 dữ liệu thuộc tính (99,9%), 126.527 thông số vận hành (99.9%), 126.560 an toàn thiết bị (99.9%). Đối với dữ liệu vật tư đã cập nhật được 124.940 thiết bị (98,7%), vận hành sửa chữa đã cập nhật 126.398 thiết bị (99,8%). Theo kết quả đánh giá trên phần mềm PMIS trong năm 2022, việc cập nhật các dữ liệu trên phần mềm PMIS đạt 1.08 điểm trên 1.1 điểm tối đa, vượt kế hoạch Tổng công ty giao (0.8 điểm).

Đáp ứng tối đa mục tiêu đề ra như: Số hóa hồ sơ tài liệu, xây dựng kho dữ liệu dùng chung, đưa ra các cảnh báo dựa vào thông số vận hành, công cụ hỗ trợ thống nhất và chuẩn hóa quy trình, giảm tồn kho vật tư thiết bị, tối ưu năng lực khai thác thiết bị, hỗ trợ lập kế hoạch mua sắm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đánh giá chất lượng thiết bị.

Việc áp dụng hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS, ngoài chức năng quản lý toàn bộ lý lịch thiết bị lưới điện còn hỗ trợ người sử dụng truy xuất các thông số đo đếm, các thông số vận hành trực tuyến của các trạm biến áp, các xuất tuyến trung thế đầu nguồn theo dữ liệu lấy từ chương trình MDMS; tổng hợp thông tin các sự cố và công tác trên lưới điện đơn vị quản lý được ánh xạ từ chương trình CRM; hỗ trợ thiết lập, nhắc nhở và báo cáo kết quả các công việc như kiểm tra định kỳ ngày, đêm đường dây và trạm, thí nghiệm định kỳ các vật tư thiết bị trên lưới theo đúng tần suất quy định. Giúp cho các đơn vị quản lý vận hành quản lý đầy đủ các thông tin về hệ thống lưới điện bao gồm: lý lịch thiết bị; tình hình vận hành; tình hình sự cố; thông tin về thí nghiệm định kỳ, sửa chữa, bảo dưỡng...

Nâng cao hiệu quả bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy theo phương pháp RCM (Reliability Centered Maintenace)

Công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, đạt hiệu suất cao. Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng Công ty Phát điện 1, Đảng ủy Công ty đã tập trung chỉ đạo sát sao các đơn vị trong Công ty triển khai và thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong công tác vận hành, bảo trì bằng phương án sửa chữa bảo dưỡng, đại tu tổ máy theo phương pháp RCM (Reliability Centered Maintenace)

Giao diện phân hệ thiết bị
Giao diện phân hệ thiết bị

RCM (Reliability Centered Maintenance) là quy trình hướng dẫn phương pháp quản lý hiệu suất tài sản thông qua việc xây dựng lịch sửa chữa, bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy cho hệ thống, thiết bị. Đây là phương pháp quản trị tiên tiến, được áp dụng trên thế giới và được Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai áp dụng cho các Nhà máy nhiệt điện từ năm 2017.

Đến nay, Công ty đã hoàn thành việc phân tích RCM và ban hành Quyết định số 1187/QĐ-NĐDH về việc phê duyệt kết quả phân tích RCM đối với các hệ thống thuộc Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 và Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 (năm 2022) đáp ứng theo yêu cầu được giao. Bên cạnh đó, Công ty cũng hoàn thành việc cập nhật kết quả phân tích RCM cho toàn bộ 20 hệ thống (bao gồm 8 hệ thống năm 2021 và 12 hệ thống năm 2022) lên phần mềm PMIS.

Trong năm 2023, trên cơ sở 20 hệ thống thiết bị đã hoàn thành phân tích RCM (trong năm 2021 - 2022), Công ty triển khai thực hiện 4 hệ thống thiết bị, bao gồm: Hệ thống quá nhiệt lò hơi, hệ thống tái nhiệt lò hơi, hệ thống sinh hơi và hệ thống bộ hâm để áp dụng kết quả phân tích phục vụ xây dựng, phê duyệt Danh mục và phương án kỹ thuật sữa chữa lớn năm 2024.

Công tác bảo dưỡng, bảo trì thiết bị theo tiêu chuẩn RCM là một bước tiến trong việc áp dụng khoa học công nghệ, tin học vào trong công tác quản lý vận hành lưới điện được xem là cách tiếp cận bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả nhất hiện nay. Toàn bộ các danh mục sửa chữa các tổ máy sẽ được Công ty áp dụng công nghệ thông tin trong sửa chữa theo phương pháp RCM. Số hóa quy trình xử lý khiếm khuyết thiết bị, quy trình giám sát, nghiệm thu sửa chữa trên phần mềm PMIS thay cho quy trình truyền thống đã mang lại hiệu quả cao cho việc lập phương án sửa chữa các hệ thống thiết bị, cập nhật đầy đủ danh mục hệ thống cần phân tích, từ đó mang lại nhiều lợi ích như: Đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường; cải thiện năng suất vận hành; hiệu quả sử dụng chi phí tốt hơn; kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Đặc biệt, RCM cũng góp phần nâng cao động lực của từng cá nhân; hiệu quả hoạt động nhóm; giúp lãnh đạo đơn vị có sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về yêu cầu nguồn lực.

Có thể khẳng định, đây là những nỗ lực rất lớn của Đảng ủy, Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV Công ty trong thực hiện lộ trình chuyển đổi số, chủ động ứng dụng khoa công nghệ trong quản lý, vận hành, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, là nền tảng quan trọng giúp Công ty Nhiệt điện Duyên Hải nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.

Chi bộ Văn phòng, Đảng ủy bộ phận

Công ty nhiệt điện duyên hải

.
.
.
.