"Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là quan điểm sai"
Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đã đưa ra nhiều đổi mới trong các quy định và một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo là đổi mới trong phần quy định về Đảng tại điều IV.
Trong hiến pháp sửa đổi, lần đầu tiên quy định Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của minh. Đây cũng lần đầu tiên, vấn đề Đảng viên phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật được hiến định. Đây là những điểm mới trong phần quy định về Đảng, là bước tiến của dự thảo hiến pháp sửa đổi.
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/VIDEO-Phu-nhan-vai-tro-lanh-dao-cua-Dang-trong-Hien-phap-la-quan-diem-sai/57623.vtv#sthash.K215tNUb.dpuf
Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đã đưa ra nhiều đổi mới trong các quy định và một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo là đổi mới trong phần quy định về Đảng tại điều IV.
Trong hiến pháp sửa đổi, lần đầu tiên quy định Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của minh. Đây cũng lần đầu tiên, vấn đề Đảng viên phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật được hiến định. Đây là những điểm mới trong phần quy định về Đảng, là bước tiến của dự thảo hiến pháp sửa đổi.
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/VIDEO-Phu-nhan-vai-tro-lanh-dao-cua-Dang-trong-Hien-phap-la-quan-diem-sai/57623.vtv#sthash.K215tNUb.dpuf
Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đã đưa ra nhiều đổi mới trong các quy định và một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo là đổi mới trong phần quy định về Đảng tại điều IV.
Trong hiến pháp sửa đổi, lần đầu tiên quy định Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của minh. Đây cũng lần đầu tiên, vấn đề Đảng viên phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật được hiến định. Đây là những điểm mới trong phần quy định về Đảng, là bước tiến của dự thảo hiến pháp sửa đổi.
Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Viết Thông – Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương xoay quanh những điểm mới này:
Trong thời gian qua, bên cạnh ý kiến đánh giá cao những điểm mới quy định về Đảng tại điều IV của dự thảo hiến pháp sửa đổi thì cũng có một số ý kiến đề nghị thay đổi điều IV đó là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Với tư cách là Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
- Trước hết phải khẳng định rằng ý kiến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là quan điểm sai trái. Thêm vào đó, định quy định về Đảng, chính trị trong hiến pháp hiện nay mang tính phổ biến trên thế giới. Chúng ta đều biết ngày nay chính trị phổ biến trên thế giới có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và là nhân tố không thể thiếu trong quá trình chính trị, đời sống chính trị hầu hết các nước. Trên thế giới hầu hết nước nào cũng có Đảng và chính trị. Hiến pháp của nhiều nước có quy định về Đảng như hiến pháp của Thổ Nhĩ Kì, Ukraina, Ba Lan, Hàn Quốc,… Hiến pháp của một số nước xem việc thành lập các Đảng chính trị là điều hết sức cần thiết để góp phần hình thành nên ý kiến nguyện vọng, ý thức, ý chí chính trị của nhân dân.
Hiến pháp Việt Nam năm 1980 và năm 1992 đều có điều IV quy định về sự lãnh đạo của Đảng và dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 cũng có điều IV quy định vai trò lãnh đạo của Đảng chính trị tức Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là hiện tượng phổ biến trên thế giới.
Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã được khẳng định trong lịch sử cũng như trong thực tiễn hiện nay. Việc hiến định quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng được xây dựng và dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn như thế nào?
- Chúng ta đã biết chế độ một Đảng hay nhiều Đảng do mỗi nước quy định và do đặc điểm từng giai đoạn quy định. Hiện nay số lượng Đảng chính trị ở mỗi nước trên thế giới đa dạng, có những nước có tới 200 Đảng nhưng cũng có nhiều nước chỉ có một Đảng chính trị. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản ra đời không tranh giành quyền lợi với ai, không tranh giành vai trò lãnh đạo của Đảng với ai .
Trong 80 năm qua, ở Việt Nam cũng có các giai đoạn đa Đảng. Chẳng hạn giai đoạn năm 1946, ngoài Đảng chúng ta có Đảng Việt cách và Việt Quốc nhưng sau khi quân Tưởng Giới Thạch rút quân thì hai Đảng này cũng cuốn theo Tưởng Giới Thạch. Cũng có một thời kỳ, ngoài Đảng Cộng sản còn có Đảng xã hội và Đảng dân chủ nhưng sau đó hai Đảng này cũng tự giải tán. Như vậy, Đảng Cộng sảnViệt Nam là một Đảng duy nhất cầm quyền hiện nay, không tranh giành với ai mà do lịch sử và điều kiện Việt Nam quy định.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn tiến hành cách mạng và được nhân dân thừa nhận từ lâu. Hiến pháp năm 1980,1992 đều lấy ý kiến nhân dân ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và đồng ý ghi vào hiến pháp. Lần này, Dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992, theo tôi nắm được đa số nhân dân đều đồng tình với điều IV hiến pháp Việt Nam. Tiếp tục khẳng định quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội.
Dự thảo sửa đổi rất nhiều điểm mới, lần đầu tiên quy định Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình, vấn đề Đảng viên phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật cũng được quy định trong dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Ông có thể phân tích rõ hơn về bước phát triển này so với các bản hiến pháp trước đây?
- So với bản hiến pháp năm 1992 thì quy định về Đảng trong dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp lần này có ba bổ sung phát triển mới và rất quan trọng.
Dự thảo quy định, Đảng cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà còn là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Đây là nét sáng tạo đột phá phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và trên thực tế Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại và phát triển không chỉ vì lợi ích của giai cấp công nhân mà còn vì nhân dân lao động và dân tộc.
Thứ hai, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Thực tế hiện nay chỉ ra rằng quan hệ Đảng và dân không được chặt chẽ như trước đây, chính vì thế sửa đổi hiến pháp lần này đưa thành quy định mang tính chất hiến định, yêu cầu Đảng phải gắn bó mật thiết với dân, phục vụ dân và chịu sự giám sát, đặc biệt chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quy định này vừa phù hợp với thực tiễn Đảng ta trong hơn 80 năm qua và càng phù hợp với giai đoạn cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Điểm thứ ba khẳng định không chỉ với Đảng mà với Đảng viên phải tự giác gương mẫu thực hiện và chấp hành hiến pháp, pháp luật. Lần này đưa vào quy định càng chặt chẽ hơn về yêu cầu phải thực hiện hiến pháp của tổ chức Đảng và Đảng viên.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Xem lại cuộc trao đổi về điểm mới về vai trò lãnh đạo của Đảng trong dự thảo hiến pháp sửa đổi tại đây.